Giới tinh hoa Mỹ tại tái phát ‘hội chứng sợ Putin’?
Ông Putin thành công trong các ván cờ đã khởi phát “hội chứng sợ Putin”, hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong đời sống chính trị – xã hội Mỹ.
Sắp hết nhiệm kỳ, Trump vẫn bị nghi ngờ là tay trong của Putin
CNN ngày 17/11 bình luận rằng, Tổng thống Donald Trump có gót chân Achilles khi nói đến Nga. Bởi từ khi bước vào chính trường, vị tỷ phú bất động sản đã rất nhiều lần thể hiện sự mềm yếu đối với Nga và nhà lãnh đạo Nga đương thời, Vladimir Putin.
Sự nhún nhường của người đứng đầu Nhà Trắng đối với người Nga và ông chủ Điện Kremlin đến mức FBI tin rằng có lý do chính đáng để điều tra sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử năm 2016 của Trump và Kremlin.
Chính vì vậy, lời khẳng định của vị tổng thống doanh nhân rằng “chưa bao giờ có một tổng thống Mỹ nào cứng rắn với Nga như tôi”, chỉ là tuyên bố chính trị sai lầm, chỉ là bào chữa cho hành động kém cỏi của Trump trước Nga-Putin.
Và hãng tin nổi tiếng của nước Mỹ – cũng được xem là đại diện tin cậy cho tiếng nói của giới tinh hoa Mỹ – đã liệt kê ra 25 lần Tổng thống Trump đã thể hiện sự mềm yếu trước Nga và Tổng thống Putin.
Hình ảnh Putin có trong chiến thắng của Trump
(1) Trump đã nhiều lần ca ngợi Putin; (2) Trump đã thuê Paul Manafort – một đầu sỏ chính trị có liên hệ với Nga – để điều hành chiến dịch của mình; (3) Trump nhìn nhận Crimea thuộc về Nga hợp lý hơn. (4) Trump đã làm giảm tầm quan hệ Mỹ-Ukraine.
(5) Trump không muốn truy tìm hacker Nga; (6) Trump phủ nhận Nga đã can thiệp bầu cử năm 2016; (7) Trump làm giảm tác hiệu các lệnh trừng phạt Nga; (8) Trump đã suy nghĩ tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Nga.
(9) Trump từ chối nhìn nhận Putin là kẻ tàn bạo; (10) Trump suy nghĩ việc trả lại các cơ sở cho Nga hoạt động gián điệp; (11) Trump đã suy nghĩ việc chis sẻ tin tức tình báo với Nga; (12) Trump miễn cưỡng ký Luật trừng phạt Nga.
(13) Trump cảm ơn Putin vì đã trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ; (14) Trump chỉ trích và xa lánh các đồng minh NATO, thể hiện đồng quan điểm với Putin; (15) Trump nới lỏng lệnh trừng phạt đối với nhà tài phiệt Deripaska – thân Putin.
(16) Trump chúc mừng Putin chiến thắng, tái đắc cử nhiệm kỳ 4; (17) Trump bảo vệ cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan; (18) Trump ca ngợi các nhà lãnh đạo thân Nga ở châu Âu.
(19) Trump không công khai lên án các cuộc tấn công của Nga; (20) Trump muốn Nga quay trở lại trong G-7; (21) Trump cho rút quân ở Syria, giúp Putin thắng thế; (22) Trump lặp lại quan điểm của Kremlin về IS.
(23) Trump truyền bá quan điểm của Nga về Ukraine, (24) Trump tạm thời đóng băng viện trợ của Mỹ cho Ukraine; (25) Trump cân nhắc đến thăm Nga và gặp Putin nhằm giảm căng thẳng Nga-Mỹ.
Như vậy, dù Tổng thống Trump đã đi gần 3/4 chặng đường thể hiện quyền lực của người đứng đầu nhà nước Mỹ, song ông vẫn không được yên ổn để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Và “mối liên hệ với Putin” khiến ông mệt mỏi nhất.
Video đang HOT
Khi tranh cử tổng thống Mỹ, gần như cả hệ thống chính trị Mỹ chống lại Trump và khi thực thi nhiệm vụ, Tổng thống Trump cũng lại gần như phải chống lại cả hệ thống quyền lực của nước Mỹ.
Từ cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đến cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, từ Thượng viện Mỹ đến Hạ viện Mỹ đều thể hiện sự nghi ngờ trong chiến thắng lịch sử của Donald Trump có sự giúp sức của Vladimir Putin.
Vì Putin, lồng nhốt quyền lực Trump đã được gia cố
CNN thống kê, từ ngày 18/6/2013 – khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ của Trump tổ chức tại Moscow – đến ngày 27/10/2016 – 10 ngày trước cuộc bầu cử thổng thống, tổng cộng ông Trump đã 76 lần tiếp xúc, nói chuyện hay khen, chê đối với Putin.
CNN cho rằng, dù bản chất mối quan hệ giữa Trump với Nga-Putin có nhiều thay đổi, thậm chí mâu thuẫn, nhưng không làm thay đổi mặc định là “hiệu ứng Putin” có trong chiến thắng của Trump. Điều đó chứng tỏ, giới tinh hoa Mỹ rất ám ảnh về Putin
Đến khi nào giới tinh hoa của nước Mỹ mới hết ám ảnh về Putin?
Giới phân tích cho rằng, giới tinh hoa Mỹ còn rất lâu mới thôi ám ảnh về Tổng thống Putin. Điều đó một phần do chính “chứng tự kỷ ám thị” của giới tinh hoa Mỹ về nhà lãnh đạo Nga, một phần do hiệu ứng Putin đã ảnh hưởng quá đậm nét tại xứ cờ hoa.
Thứ nhất, giới tinh hoa của nước Mỹ đã bị tự kỷ ám thị với “hiệu ứng Putin” vốn đã có ảnh hưởng tới cả tình hình chính trị lẫn tình hình nội trị của nước Mỹ và chiến thắng của tỷ phú Donald Trump chỉ là một trong những hệ quả mà thôi.
Sinh thời, Thượng nghị sĩ nổi tiếng của nước Mỹ John McCain từng nhận định rằng, tác động của Tổng thống Putin tới nguyên tắc tự do – dân chủ nguy hại đối với nước Mỹ gấp nhiều lần khủng bố IS.
Vậy nhưng nhà lãnh đạo Nga đương thời tác động như thế nào và bằng cách nào tới nền tảng vận hành của hệ thống chính trị Mỹ thì đến khi về cõi vĩnh hằng, nhà chính trị kỳ cựu của nước Mỹ – đại diện nổi bật cho giới tinh hoa Mỹ – vẫn chưa tìm ra.
Sự bế tắc trong việc tìm ra cơ chế mà Putin tác động vào cả tình hình chính trị lẫn tình hình nội trị của nước Mỹ đã khiến giới tinh hoa Mỹ rơi vào thế “bịt mắt đánh trống” – quyết gia cố lồng nhốt quyền lực Trump và siết trừng phạt Nga để hạ gục Putin.
Tuy nhiên, đến nay thì cả siết trừng phạt Nga lẫn gia cố lồng nhốt quyền lực Trump đều gây hại cho chính nước Mỹ và đồng minh. Điều đó thể hiện rõ nhất là “yếu tố Nga” đã khiến chính trường Mỹ luôn chao đảo, còn nước Nga thì lại mạnh mẽ hơn.
Theo giới phân tích, sự bế tắc của giới tinh hoa Mỹ trước ảnh hưởng của “hiệu ứng Putin” và việc nước Mỹ dính đòn hồi mã thương từ chính lệnh trừng phạt Nga là bởi sự không chính xác trong nhìn nhận vấn đề của Washington.
Hay nói chính xác hơn là Washington lúc đầu đã bị “quáng gà” trước những làn gió lạ thổi từ nước Nga dưới thời Putin tới nước Mỹ bảo thủ, lâu dần nó biến thành chứng tự kỷ ám thị của giới tinh hoa Mỹ đối với “hiệu ứng Putin”.
Giới chính Mỹ ám ảnh Putin nên quyết nhốt quyền lực Trump
Và để chữa được chứng tự kỷ ám thị thì giới tinh hoa Mỹ phải tự thay đổi chính mình trước hết. Vậy nhưng, họ không nhìn nhận và hành động như thế, mà chỉ lo tìm cách xoá ảnh hưởng của “hiệu ứng Putin”. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Chính vì sai lầm nghiêm trọng ấy mà giới tinh hoa Mỹ luôn ám ảnh về Putin, từ đó gây ra một hậu quả cực kỳ tệ hại cho lịch sử nước Mỹ. Đó là việc hàng loạt yếu nhân của nước Mỹ trở thành tài sản vô giá của Nga trên đất Mỹ, theo The New York Times.
Thứ hai, hiệu ứng Putin đã có ảnh hưởng đậm nét trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội Mỹ, mà thể hiện ra ở “hội chứng sợ Putin” trong giới chính trị Mỹ và hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong cộng đồng dân chúng Mỹ.
Có nhiều người cho rằng nước Nga của ông Putin đã thừa hưởng thành quả của một Liên Xô hùng mạnh nên việc lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng chỉ đơn giản như là việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất.
Tuy nhiên, người dân Nga và dư luận thế giới không thể nào quên nước Nga thời chính quyền Tổng thống Boris Yeltsin đã nhiều lần xóa bỏ những di sản của lanh tu Cách mạng Tháng Mười Nga Vladimir Ilyich Lenin.
Và trước đó với làn gió Cải tổ và Công khai được Mikhail Gorbachev khởi xướng trong những năm tháng cuối cùng của chế độ Xô Viết, người ta đã từng lên án tất cả những gì thuộc về lịch sử tồn tại của Liên Xô.
Thực tế đó chứng tỏ di sản của một nhà nước Liên Xô hùng mạnh và giá trị lịch sử của một dân tộc Nga vĩ đại đã bị người ta xóa nhòa đi trước khi ông Putin được giao nắm giữ vận mệnh quốc gia.
Không những vậy, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ-phương Tây đã thừa thắng xông lên, đẩy Nga vào thế phải chống chứ không thể phòng. Những sai lầm của Yeltsin khiến cho Washington có thể làm mưa làm gió bên ngoài biên giới nước Nga.
Sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ đã tạo ra lực hướng tâm Mỹ, hình thành thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ. Vòng xoáy Mỹ trong thế giới đơn cực đã biến nhiều thực thể vốn là “anh em” của Nga trở thành đối thủ, thậm chí là kẻ thù của nước Nga.
Như vậy, để hồi sinh sức mạnh Nga là không hề dễ dàng, để đưa nước Nga thoát ra khỏi vòng xoáy Mỹ là không hề đơn giản, chứ nói gì đến chuyện “yếu tố Nga” có thể tác động ngược trở lại tới sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ.
Hiệu ứng Putin đã làm chao đảo chính trường Mỹ
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo trẻ Vladimir Putin của nước Nga thời hậu Xô Viết đã làm được điều đó bằng việc tạo ra những thế cờ, thực hiện những nước cờ và tạo dựng những ván cờ sắc sảo và chuẩn xác.
Cho đến nay các thế cờ, nước cờ, ván cờ của Tổng thống Putin đều có đa tác hiệu, từ đó giúp nâng tầm cho nước Nga và cho bản thân ông. Người dân Nga luôn tự hào về nhà lãnh đạo của mình, còn đối thủ đã tâm phục và đang dần khẩu phục.
Thành công trong các nước cờ, các ván cờ đã nâng tầm của Tổng thống Putin vượt xa biên giới Nga và ông trở thành “chính khách nổi bật nhất thời đại chúng ta”, như nhận định của ông Patrick J. Buchanan, Cố vấn các Tổng thống Nixon, Ford, Reagan.
Theo giới phân tích, đây chính là khởi phát của “hội chứng sợ Putin” trong đời sống chính trị Mỹ và hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong đời sống xã hội Mỹ. Và đây cũng chính là cơ chế Putin tác động vào tình hình chính trị và tình hình nội trị của nước Mỹ.
Mà để hoá giải cơ chế tác động qua hiệu ứng, hội chứng là cực kỳ nan giải. Thế mà các nước cờ, các ván cờ của Putin lại vẫn đang phát huy hiệu quả. Do vậy, nỗi ám ảnh về Putin sẽ còn lâu mới có thể nguôi ngoai với giới tinh hoa của nước Mỹ.
Ngọc Việt
Theo baodatviet.vn
Putin điều 10 tàu ngầm hạt nhân thực hiện 'sứ mệnh Mỹ tiến' bí mật
Việc Tổng thống Putin điều 10 tàu ngầm hạt nhân thực hiện sứ mệnh Mỹ tiến bí mật được cho là chiến dịch dưới nước lớn nhất do một nhà lãnh đạo Nga khởi xướng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Theo Mirror, Nga đã triển khai 10 tàu ngầm được vũ trang mạnh mẽ với sứ mệnh vượt qua lãnh hải Anh và hướng tới Mỹ.
Đội tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân, cũng như kho vũ khí khác như mìn, tên lửa đạn đạo và ngư lôi đã được đích thân Tổng thống Vladimir Putin ký lệnh điều động. Tám trong số 10 chiếc tàu ngầm trên chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chúng đã rời các căn cứ bí mật trên Bán đảo Kola, Bắc Cực vài ngày trước và đi sát phía bắc Scotland.
Theo Mirror, đây là chiến dịch dưới nước lớn nhất do một nhà lãnh đạo Nga khởi xướng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Cơ quan tình báo Na Uy đang cố gắng theo dõi hải trình của đội tàu ngầm Nga bằng cách tăng cường các chuyến bay giám sát.
Các nguồn tin của Na Uy tin rằng mục tiêu của Nga là cho hạm đội tàu ngàm xâm nhập càng xa càng tốt vào Bắc Đại Tây Dương mà không bị NATO phát hiện.
Trong khi đó, theo Daily Star, đây được coi là lời cảnh báo rõ ràng nhất của Nga về khả năng dùng tàu ngầm tấm công bờ đông Mỹ.
Báo Anh dẫn lời một quan chức Điện Kremlin nói rằng, đây là lời khẳng định rằng các tàu ngầm hạt nhân Nga đủ sức đưa Mỹ vào tầm ngắm. Nguồn tin tình báo Na Uy nói động thái này của Moscow đã thể hiện thông điệp thách thức trực tiếp với NATO và Washington.
Nga hiện có khoảng 56 tàu ngầm quân sự. Con số này ít hơn nhiều so với mức 240 tàu ngầm vào năm 1991. Mặc dù số lượng tàu ngầm giảm mạnh nhưng chất lượng đã tăng lên đáng kể.
"Các tàu ngầm Nga ngày nay có số lượng ít hơn thời Liên Xô, nhưng đều là các tàu ngầm hiện đại, sử dụng động cơ hạt nhân, lặn rất sâu, tới vài ngàn mét. Các tàu ngầm Nga ngày nay có số lượng ít hơn thời Liên Xô, nhưng đều là các tàu ngầm hiện đại, sử dụng động cơ hạt nhân, lặn rất sâu, tới vài ngàn mét"", Andrew Metrick, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) bình luận.
Sứ mệnh bí mật của hạm đội 10 tàu ngầm Nga được tiết lộ trong bối cảnh hôm 30.10, Nga tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ tàu ngầm, đánh trúng mục tiêu giả định cách đó vài ngàn km, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Theo danviet
Putin : Nga sẽ có hạm đội độc nhất vô nhị, đáp trả thích đáng bất cứ kẻ thù nào Hải quân Nga có khả năng đáp trả đích đáng với bất kỳ kẻ xâm lược nào. Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đưa ra tại cuộc diễu binh vinh danh Ngày Hải quân. Tổng thống Nga Putin thị sát các tàu chiến nhân dịp kỷ niệm Ngày Hải quân. "Hải quân của chúng ta tự tin đảm bảo...