Giới tính của thai nhi hình thành như thế nào?
Tuy xã hội hiện đại nhưng giới tính của thai nhi luôn luôn là điều khiến các ông bố, bà mẹ tò mò. Vậy giới tính của thai nhi được hình thành như thế nào nhỉ?
Thực tế thì giới tính thai nhi được xác định ngay sau khi thụ thai, thậm chí là khi bé chưa là một bào thai. Cặp nhiễm sắc thể 23 sẽ làm nhiệm vụ xác định giới tính em bé.
Chúng ta biết rằng trứng của một người mẹ mang nhiễm sắc thể X trong khi tinh trùng của nam giới mang nhiễm sắc thể X hoặc Y. Sự kết hợp XX sẽ cho ra một bé gái và sự kết hợp XY sẽ cho ra đời một bé trai. Như vậy, giới tính của em bé đã được xác định ngay từ giây phút tinh trùng gặp gỡ trứng.
Sự phát triển giới tính
Ở tuần thứ 9 của thai nhi các tuyến sinh dục của thai nhi sẽ phát triển thành tinh hoàn hoặc trứng. Sự phát triển cấu trúc cơ quan sinh dục nam phụ thuộc vào sự có mặt của testosterone trong phôi có chứa nhiễm sắc thể Y. Nếu testosterone vắng mặt, bộ phận sinh dục nữ sẽ phát triển. Ngoài testosterone, một hormone anti-Mller hoặc AMH cũng sẽ xác định sự phát triển cơ quan sinh dục ở thai nhi.
Video đang HOT
Ở bé gái sẽ xuất hiện một chồi nhỏ ở mô giữa 2 chân, chồi này sẽ trở thành âm vật, màng ngoài hình thành một đường rãnh dưới chồi và tách ra tạo thành môi âm hộ và cửa âm đạo. Khoảng 22 tuần, buồng trứng hoàn thiện và di chuyển xuống vùng chậu. Lúc này buồng trứng dã có khoảng 6 triệu trứng.
Ở bé trai, chồi sẽ phát triển thành dương vật. Chồi mọc dài ra vào khoảng tuần thứ 12. Màng ngoài phát triển thành túi bìu. Sau này tinh hoàn sẽ nằm trong túi bìu này. Đến tuần thứ 22, tinh hoàn đã hình thành trong bụng, đã có một lượng tinh trùng non nớt nằm trong tinh hoàn. Sau đó tinh hoàn sẽ chuyển đến túi bìu. Đến cuối thai kỳ hoặc sau khi bé được sinh ra, hành trình này mới kết thúc.
Thông thường, các bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác giới tính thai nhi ở khoảng tuần thứ 12-14 thai kỳ nhưng chính xác hơn cả phải ở tuần thứ 16-18. Trên thực tế thì vào cuối tuần thứ 20, bộ phận sinh dục bên ngoài đã hình thành đầy đủ cả ở nam và nữ.
Theo Kienthucgioitinh
Giới trẻ thiếu kiến thức giới tính trầm trọng
Những buổi sinh hoạt chuyên đề về giới tính ở trường học ít được học sinh quan tâm vì nặng về lý thuyết, thiếu thực tế, học xong không hiểu gì. Kiến thức giới tính có được đều do tự tìm hiểu
Lân la một vài dãy phòng trọ khu vực quanh Làng Đại học Thủ Đức (TP HCM), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện xót xa về những sinh linh đã bị chính bố mẹ tước quyền được sinh ra. Câu chuyện của 2 nhân vật dưới đây là một điển hình.
Sẵn sàng bỏ thai vì tương lai
Hùng và Cúc cùng là sinh viên (SV) năm 3 một trường đại học thuộc ĐHQG TP HCM. Sống chung với nhau được 3 năm, cô gái 20 tuổi phá thai 2 lần.
"Lần đầu tiên, cái thai ở tuần thứ 4, Hùng đề nghị vì tụi em còn quá trẻ, sự nghiệp chưa sẵn sàng, kinh tế chưa ổn định. Vả lại, bố mẹ tụi em cũng không biết chuyện hai đứa sống chung. Cả hai dắt díu nhau đến một phòng khám nằm trong con hẻm nhỏ ở quận Bình Thạnh. Mọi thủ tục giấy tờ và quá trình nạo hút thai diễn ra chỉ trong mấy giờ" - Cúc kể.
Bà mẹ trẻ (SN 2002) và đứa con chưa tròn 1 tháng hiện đang tá túc ở nhà tạm lánh Mai Tiến (Đồng Nai) Ảnh: Ý LINH
Hỏi Cúc cảm nhận thế nào khi quyết định bỏ đi giọt máu của mình, cô nói từng nghĩ là tội lỗi nhưng nghe nhiều người bảo thai còn nhỏ lắm nên không lo nghĩ nhiều.
Hai tháng sau, Cúc phát hiện có thai lần 2 và lại bỏ. Hỏi sao không dùng biện pháp tránh thai, Cúc hồn nhiên: "Hồi năm nhất, em có biết gì về phòng tránh đâu mà sử dụng hả chị? Với lại, tụi em nghe nói mới phá thai không thể "dính" lại ngay được... Sau 2 lần phá thai đó, em mới nghiêm túc tìm cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, em chọn uống thuốc tránh thai và đến nay vẫn "an toàn".
Trò chuyện với một số học sinh (HS), SV về quan hệ trước hôn nhân và phá thai, hầu hết đều cho rằng chuyện sống thử không còn xa lạ và phải biết cách để tránh mang thai ngoài ý muốn. Cá biệt, có những SV nữ thừa nhận đang sống thử và trong trường hợp xấu nhất sẽ sẵn sàng bỏ thai vì còn tương lai phía trước; SV nam thì cũng "sẽ khuyên bạn gái phá thai bởi đó là cách tốt nhất tránh áp lực cho cả hai và gia đình". Trong khi đó, một số nam sinh các trường THPT tỏ ra ngại ngùng khi nói về đề tài này, thậm chí "chưa bao giờ tìm hiểu về các biện pháp quan hệ an toàn vì còn ở tuổi HS".
Cần trang bị đủ kiến thức
Theo N.H.H (SV năm 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM), kiến thức về giới tính đối với hầu hết HS, SV còn mù mờ, thậm chí sai lệch dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. "Ngày ở trường phổ thông cũng có những buổi sinh hoạt ngoại khóa về giới tính, sức khỏe sinh sản nhưng nặng về lý thuyết, thiếu thực tế, thầy cô ngại nói sâu vào vấn đề này nên học xong vẫn không hiểu gì. Vì vậy, chúng tôi không mấy mặn mà với những buổi học đó. Chỉ những ai "gặp" chuyện rồi mới tự mày mò tìm hiểu, đúng có, sai có và hậu quả xảy ra là chuyện khó tránh" - H. nói.
Còn theo chị Nguyễn Thị Tâm Thi (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, nhân viên hãng tàu Sinokor), cha mẹ cần quan tâm giáo dục giới tính cho con khi còn nhỏ để trẻ có cách ứng xử phù hợp. "Khi tôi vào cấp 2, ba mẹ đã dạy kiến thức về giới tính: vệ sinh đúng cách trong kỳ kinh nguyệt, những tình huống có thể xảy ra quan hệ, nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường , các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn... Thậm chí, trang bị bảo hộ để đề phòng tình huống không thể kháng cự... Hiểu những điều này nên tôi biết cách bảo vệ mình và hoàn toàn không tán thành việc quan hệ trước hôn nhân".
Cùng quan điểm, SV Liêu Lập Chí (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM) đề nghị: "Để giảm tình trạng nạo phá thai, bỏ rơi con trong giới trẻ, cái gốc của vấn đề là ngành y tế, giáo dục cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của HS-SV, công nhân về các vấn đề phát sinh từ hành vi không an toàn, hậu quả nguy hiểm của việc phá thai, tư vấn phòng tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát bảo hộ miễn phí...".
Theo Người Lao động
Dở khóc dở cười trước kiểu sáng tạo có một không hai khi "yêu" Thực tế có nhiều người do thiếu kiến thức giới tính đã tự đẩy mình vào cảnh dở khóc, dở cười. Chuyện một trường hợp dùng túi ni-lông thay bao cao su dưới đây là một ví dụ. Trong xã hội bùng nổ thông tin, vấn đề giới tính, tình tưởng như "nhạy cảm" giờ cũng không còn quá xa lạ. Trên nhiều...