Giới siêu giàu, siêu quyền lực rửa tiền ra sao? – Kỳ 1: Những quả bom sắp nổ
72 đương kim và cựu lãnh đạo quốc gia giấu tiền, rửa tiền ở nước ngoài. Đó chỉ là số lẻ trong danh sách người siêu giàu, siêu quyền lực “hở sườn” trong vụ rò rỉ thông tin “tiền bẩn” của một hãng luật Panama.
Trụ sở Mossack Fonseca tại Panama City – Ảnh: Reuters
Nghề tư vấn rửa tiền
Mossack Fonseca là một trong những công ty luật lớn nhất thế giới. Và chỉ một công ty này thôi đã tư vấn cho khách hàng ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, theo tài liệu vừa bị lộ. Trong số này có 72 đương kim và cựu nguyên thủ quốc gia, bao gồm thủ tướng Iceland, thủ tướng Pakistan, tổng thống Ukraine, quốc vương Ả Rập Xê Út…
Mossack Fonseca tư vấn những gì? Rất nhiều, trong đó những đề tài được quan tâm nhất bao gồm làm cách nào để giấu tiền an toàn ở nước ngoài, làm cách nào để rửa tiền, làm cách nào để né thuế và làm cách nào để tránh bị trừng phạt.
Tất cả vừa bị lộ trong một vụ rò rỉ thông tin được xem là lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay trong lĩnh vực này. Báo Đức Sddeutsche Zeitung ngày chủ nhật 3.4 đăng tải thông tin này, cho hay đã tiếp cận được đến 11,5 triệu tài liệu từ một nguồn tin bí mật liên quan đến công ty luật kể trên. Rất nhanh chóng, kho thông tin “khủng” được chia sẻ với 107 cơ quan truyền thông “máu mặt” khắp 78 quốc gia, bao gồm BBC và Guardian. Các nhà báo điều tra khắp thế giới đang chạy đua để cố gắng “giải mã” hết nguồn tài liệu này. Rất nhiều quả bom đang chực chờ nổ. Rất nhiều chính trị gia đang nín thở hồi hộp.
Trong danh sách bị “hở sườn” không chỉ có chính trị gia mà còn bao gồm rất nhiều nhân vật quyền lực trong các lĩnh vực khác như thể thao và giải trí cùng những người siêu giàu.
Video đang HOT
Các thông tin rò rỉ, được công bố hôm 3.4, theo hãng tin UPI, cũng cho thấy hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực ngân hàng đã trải đường cho sự ra đời của những công ty khó lòng lùng ra được ở các thiên đường thuế khóa.
Cái tên này đang là một thùng bom cực khủng – Ảnh: Reuters
40 năm vẫn chạy tốt
Quay lại với Mossack Fonseca, tâm điểm của “cơn địa chấn khổng lồ” hiện nay. Đó là một công ty luật đặt trụ sở ở Panama nhưng có văn phòng hoạt động ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo Wikipedia. Hãng truyền thông BBC đưa tin Mossack Fonseca cho biết đã hoạt động hơn 40 năm mà không vấp phải sự chỉ trích, chống đối gì, cũng chưa từng dính líu tới một vụ điều tra hình sự nào.
Giám đốc của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), ông Gerard Ryle cho biết tài liệu mật vừa bị lộ ghi nhận hoạt động từng ngày một của Mossack Fonseca trong suốt 40 năm qua. Vì thế, vụ lộ thông tin kỳ này hẳn đang làm mất ăn mất ngủ tất cả những khách hàng của Mossack Fonseca từng thuê công ty này tư vấn giấu “tiền bẩn”. Đó hẳn sẽ không thiếu những nhân vật thuộc loại quyền lực nhất thế giới và giàu nhất thế giới.
Gia đình ông Tập Cận Bình có tên
Danh sách những người nổi tiếng bị gọi tên hẳn là rất dài, đang bị các nhà báo phanh phui. Nhưng dưới đây là một số cái tên “quen thuộc”:
- Gia đình của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người lúc nào cũng mạnh miệng chống tham nhũng, có tên trong danh sách dính líu tới các công ty trốn thuế ở nước ngoài. Gia đình Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng được “gọi tên”. Ông Poroshenko thì luôn tự nhận mình là nhà cải cách giữa một đất nước đầy rẫy tham nhũng.
Gia đình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong tài liệu của Mossack Fonseca bị rò rỉ – Ảnh: Reuters
- Ngôi sao điện ảnh Thành Long có ít nhất 6 công ty được Mossack Fonseca tư vấn.
- Một thành viên chủ chốt của ủy ban đạo đức FIFA – ủy ban luôn nói về sự cải tổ trong thế giới bóng đá lắm xì căng đan – lại là chuyên gia tư vấn cho các cá nhân và công ty gần đây dính cáo buộc hối lộ và tham nhũng.
- Mossack Fonseca giao dịch với ít nhất 33 cá nhân và công ty đang nằm trong “danh sách đen” của chính phủ Mỹ vì dính líu tới những hoạt động phạm pháp như làm ăn với các trùm ma túy Mexico, với các tổ chức bị xem là khủng bố như Hezbollah, với những đất nước bị cấm vận như Triều Tiên.
- Các cộng sự thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển tới 2 tỉ USD qua các ngân hàng và tài khoản mật ở nước ngoài.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Bắt cá hai tay
Trong chuyến thăm Iran vừa rồi, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif bộc lộ ý định làm trung gian hòa giải giữa Iran và Ả Rập Xê Út.
Thủ tướng Pakistan trong cuộc gặp Quốc vương Ả Rập Xê Út tại Riyadh ngày 18.1 - Ảnh: Reuters
Động thái này có phần gây bất ngờ vì ngay sau khi Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, Pakistan đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ chính quyền Riyadh.
Ả Rập Xê Út và Pakistan là những đồng minh quan trọng của nhau về chính trị nên việc bên này hậu thuẫn bên kia không có gì khó hiểu. Nhưng cả về địa chiến lược lẫn kinh tế - thương mại thì đối với Pakistan, Iran còn quan trọng hơn nhiều.
Vì thế, chuyến thăm Tehran của Thủ tướng Sharif rõ ràng là để xoa dịu Iran và hạn chế thiệt hại từ việc vội vã thể hiện thái độ đứng về Ả Rập Xê Út. Rõ ràng Islamabad đang chơi bắt cá hai tay giữa Tehran và Riyadh.
Không chỉ Pakistan mà khá nhiều nước Hồi giáo khác nữa cũng tìm cách dung hòa giữa Ả Rập Xê Út và Iran để lợi ích của mình không bị ảnh hưởng. Họ đều phải lưu ý đến tính phức tạp và nhạy cảm của mối bất hòa này.
Đằng sau quan hệ song phương giữa Iran và Ả Rập Xê Út là thâm thù dai dẳng và phân rẽ sâu sắc giữa Hồi giáo Shiite và Hồi giáo Sunni. Giữa hai bên còn là cuộc ganh đua không khoan nhượng giành vị trí cường quốc khu vực cũng như vai trò quyết định trong việc giải quyết những vấn đề chính trị an ninh, quyền lực quốc gia, tôn giáo, xã hội ở Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, đặc biệt trước triển vọng vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết. Cho nên các nước khác đều phải chủ ý bắt cá hai tay như Pakistan.
La Phù
Theo Thanhnien
Hong Kong, Trung Quốc - điểm nóng rửa tiền của tội phạm quốc tế Theo báo cáo điều tra của Tổ chức chống tội phạm tài chính Mỹ, Trung Quốc gần đây đang nổi lên như một đầu mối rửa tiền ưa thích của tội phạm quốc tế. Gilbert Chikli, được giới tài chính biết đến với biệt danh "giám đốc điều hành rởm" - kẻ đã thành công khi tạo ra vô số kế hoạch lừa...