Giới kinh doanh Note 7 xách tay lỗ điêu đứng vì khó đổi trả
Những người kinh doanh Galaxy Note 7 xách tay ở Việt Nam đang gặp cảnh khó xử vì không thể trả lại máy cho nhà mạng ở Hàn Quốc. Đa số chấp nhận lỗ khi khách mang máy đến trả.
Nói với Zing.vn, anh Xuân Tình, chủ cửa hàng di động ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết đang gặp khó với số Galaxy Note 7 xách tay đã bán ra. Ngay trong ngày 11/10, sau quyết định dừng bán và thu hồi từ Samsung, anh đã quyết định lên fanpage của cửa hàng để thông báo nhận lại máy của khách và trả lại tiền.
Giới kinh doanh điện thoại xách tay đang điêu đứng vì Galaxy Note 7.
Theo anh, cửa hàng đã bán khoảng 50 máy Galaxy Note 7 nhập từ Hàn Quốc. Số máy này mua từ nhà mạng, ứng với mỗi thẻ căn cước, do đó không thể tái nhập lại Hàn Quốc và đổi trả với số lượng lớn. Trong khi đó, Samsung Việt Nam chỉ mới có chính sách thu hồi cho những máy bán chính hãng ở Việt Nam.
Tương tự, anh Nguyễn Phong, chủ cửa hàng ở quận 10, TP.HCM cũng đang lúng túng trước những yêu cầu trả lại máy từ khách. “Không trả lại được về Hàn Quốc nhưng khách vẫn yêu cầu hoàn tiền, cửa hàng đành chấp nhận để giữ uy tín chứ đống máy này thu lại không biết xử sao”. Theo anh Phong, cứ mỗi trường hợp thu hồi, cửa hàng lỗ khoảng 15 triệu đồng.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Samsung Việt Nam cho biết chương trình thu hồi Note 7 ở Việt Nam áp dụng cho chủ sở hữu hợp lệ, bao gồm đã hoặc chưa tham gia chương trình đổi trả. Những đối tượng khác, Samsung sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Video đang HOT
Căn cứ vào phát ngôn từ Samsung Việt Nam, có thể thấy những khách hàng mua Galaxy Note 7 xách tay hiện chưa nằm trong nhóm được ưu tiên thu hồi, nhưng vẫn được xem xét từng trường hợp để xử lý. Do đó, người sở hữu Note 7 xách tay ở Việt Nam nên mang máy đến trung tâm chăm sóc khách hàng gần nhất để được tư vấn thêm.
Sau lệnh triệu hồi Note 7 toàn cầu từ Samsung, giới kinh doanh trong nước đã dự đoán “nạn nhân” trong vụ này sẽ là các cửa hàng bán điện thoại xách tay. Trên một số trang rao vặt, Galaxy Note 7 xách tay đã qua sử dụng đang được bán với giá 11 triệu đồng, trong khi phiên bản Blue Coral mới nguyên hộp có giá khoảng 15 triệu đồng.
Bên cạnh số phận hẩm hiu của Note 7, Galaxy Note 5 hàng cũ hoặc như mới bất ngờ tăng giá vài trăm ngàn đồng, ở mức 7,9 – 8,9 triệu đồng/chiếc tuỳ tình trạng máy. Theo các chủ cửa hàng, những người mua Note 5 sau sự cố Note 7 hầu hết là tín đồ trung thành của dòng Galaxy Note, không muốn chuyển sang dòng máy khác vì cần bút cảm ứng và các tiện ích hỗ trợ công việc.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Đâu là nguyên nhân thật sự khiến cho Galaxy Note 7 bị cháy nổ?
Một bài viết trên PhoneArena tổng hợp từ những trang tin New York Times, Bloomberg, Financial Times và SBS đã phân tích những vấn đề có thể là nguyên nhân chính khiến Galaxy Note 7 dễ bốc cháy và buộc Samsung phải khai tử.
Samsung đã mang đến cho Galaxy Note 7 rất nhiều cái &'nhất', và có thể một trong số đó chính là lý do giải thích tại sao điện thoại dễ bốc cháy và bị khai tử hôm 11.10 vừa qua.
Ví dụ, Samsung sử dụng hợp kim nhôm cứng cáp nhất 7000 series cho khung phía bên, giúp điện thoại mạnh mẽ và chống xước tốt hơn 1,3 lần so với vật liệu sử dụng trên Galaxy S7.
Hơn nữa, để mang lại đến không gian bề mặt phẳng lớn nhất cho S Pen vẽ vời trên đó, Samsung sử dụng quá trình 3D Thermoforming - nơi kính được chèn vào giữa hai khuôn và nung nóng đến nhiệt độ 800 độ C trước khi được ép thành một hình dạng đối xứng. Đó là lý do giúp Samsung &'vỗ ngực' khoe với thế giới rằng Galaxy Note 7 là thiết bị được thiết kế hoàn toàn đối xứng, nơi tấm kính mặt sau có thiết kế cong về khung kim loại, với độ cong tương tự màn hình ở mặt trước.
Galaxy Note 7 là điện thoại có màn hình cong đầu tiên với thiết kế đối xứng với mặt sau
Chính thiết kế đường cong làm cho Note 7 trở nên rất hẹp về bề rộng, thậm chí được so sánh với những sản phẩm có màn hình 5,3 inch. Việc bó hẹp màn hình 5,7 inch có thể là lý do tại sao điện thoại đã bị bốc cháy.
Ở đợt thu hồi đầu tiên, tài liệu rò rỉ từ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc cho thấy rằng gói pin được thực hiện bởi công ty con SDI của riêng Samsung là hơi lớn hơn so với khoang chứa của nó khoảng... một sợi tóc, cùng tấm cách ly quá mỏng khiến cực dương và cực âm quá gần nhau, dẫn đến dễ bị hiện tượng ngắn mạch gây bốc cháy. Họ cũng phát hiện các vấn đề với phần vỏ pin, như dải cách điện được tạo bởi một công ty riêng cũng như lớp phủ điện cực âm.
Thiết kế đối xứng này đã gây ra áp lực nhất định vào pin bên trong Note 7
Trong khi bản thân các vấn đề này có thể không gây cháy, nhưng khi tất cả được đóng gói lại trong Note 7 thì rất nguy hiểm, đặc biệt nếu có lực áp dụng vào tấm cách ly. Theo lý thuyết, thủ phạm tạo ra áp lực chính là những đường cong đối xứng mà Samsung đã thực hiện. Các cạnh cong này hướng áp lực về phía pin, khiến pin chịu một áp lực cao hơn bình thường.
Ở lần thu hồi thứ hai, mặc dù Samsung vẫn giữ kín nguyên nhân nhưng các thông tin rò rỉ cho thấy vấn đề không chỉ nằm ở pin bị lỗi. Bên cạnh đó, phiên bản mới là pin được sản xuất hoàn toàn bởi ATL, vì vậy nó không có vấn đề với kích thước, tấm cách ly, cách điện cũng như lớp phủ điện cực âm. Chỉ còn lại duy nhất áp lực từ những đường cong đối xứng - vốn là lỗ hổng trong thiết kế đã hằn sâu trong Galaxy Note 7 không thể sửa chữa.
Tia X cho thấy pin do SDI sản xuất có các tấm cách ly đặt quá gần cạnh vỏ
Chính vì vậy, do yếu tố trong thiết kế sản phẩm lỗi, Samsung đã không còn cách nào khác là thu hồi toàn bộ và khai tử Galaxy Note 7.
Dù thế nào đi chăng nữa, những sai sót của Samsung với Galaxy Note 7 được xem là bài học rất hữu ích cho ngành công nghiệp điện tử để tránh những vấn đề tương tự trong tương lai.
Kiến Văn - Thành Luân
Theo Thanhnien
Tại sao Samsung khai tử niềm tự hào Galaxy Note 7? Chưa kịp hoàn hồn sau khi thu hồi 2,5 triệu Galaxy Note 7 có nguy cơ cháy nổ, Samsung lại đau đầu với một loạt sự cố tương tự và sau đó lại đưa ra quyết định cực kỳ khó khăn: khai tử Galaxy Note 7. Cái kết không có hậu đã xảy ra với Galaxy Note 7 chỉ mới chào đời hơn...