Giới khoa học cảnh báo nguy cơ bão chồng bão kèm mưa lớn sẽ đến sớm hơn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ, nhiệt độ đại dương tăng cao đã khiến các cơn bão mạnh xuất hiện sớm hơn trung bình khoảng hai tuần so với 40 năm trước, nguy cơ xảy ra bão chồng bão với lượng mưa cực lớn vào mùa hè cũng lớn hơn.
Lực lượng cứu hộ chèo thuyền qua một khu phố ở Bắc Kinh vào ngày 1/8, sau khi thủ đô của Trung Quốc hứng chịu mưa lớn do bão Doksuri. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những cơn bão dữ dội kết hợp cùng lượng mưa lớn có thể gây ra tác động thảm khốc cho nhân loại. Họ khuyến nghị các chính phủ nên đưa ra kế hoạch thích ứng để bảo vệ những người có nguy cơ cao trước những thiệt hại do bão nhiệt đới gây ra.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Đại học Khoa học – Công nghệ miền Nam ở Thâm Quyến, Đại học Hải dương Trung Quốc ở Thanh Đảo và Đại học Hawaii ở Manoa đã công bố phát hiện mới này trên Tạp chí Nature vào tuần trước.
Theo phân tích dữ liệu vệ tinh từ năm 1981 đến năm 2017, các cơn bão nhiệt đới dữ dội – có tốc độ gió tối đa 203,7km/h – đã xảy ra sớm hơn ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.
Trong các thập kỷ kể từ những năm 1980, những cơn bão này đã dịch chuyển sớm hơn trung bình 3,7 ngày ở Bắc bán cầu và 3,2 ngày ở Nam bán cầu. Theo nghiên cứu, sự thay đổi này chỉ đáng chú ý đối với những cơn bão mạnh, không kể những cơn bão ít nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khí thải nhà kính đã khiến nhiệt độ nước biển tăng nhanh hơn, dẫn đến các cơn bão nhiệt đới dữ dội sự xuất hiện sớm hơn.
“Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến việc quản lý rủi ro các thảm họa, liên quan đến bão nhiệt đới trong điều kiện khí hậu ấm lên”, các nhà nghiên cứu nói và lưu ý rằng xu hướng xuất hiện các cơn bão nhiệt đới dữ dội trước thể hiện rõ nhất ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương – khu vực có nhiều hoạt động bão nhiệt đới nhất trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích các dữ liệu khí hậu ở miền nam Trung Quốc. Họ nhận thấy các đợt mưa cực đoan thường bắt đầu đạt đỉnh vào tháng 6 do hệ thống gió mùa mùa hè và quay trở lại vào tháng 10 do bão đổ bộ.
Tuy nhiên, lượng mưa cực lớn trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 đã gia tăng rõ rệt theo thời gian. Nguyên nhân là do các cơn bão dữ dội kéo đến sớm hơn. Các nhà khoa học cũng quan sát thấy xu hướng tương tự tại Vịnh Mexico, một khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão nhiệt đới.
Ông Song Fengfei – tác giả của bài báo, Giáo sư tại Đại học Hải dương Trung Quốc và Phòng thí nghiệm Lao Sơn – giải thích rằng, biến đổi khí hậu khiến đại dương trở nên ấm hơn vào mùa hè, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn bão hình thành sớm hơn các đợt cao điểm thông thường vào mùa thu.
“Khi bão xuất hiện cùng thời điểm với mưa gió mùa, thiệt hại về người và môi trường có sức tàn phá nặng nề hơn”, ông Song nói.
Ông cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu với các cơn bão. Trong đó, các nhà khoa học sẽ điều tra xem biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến mùa bão trong tương lai và đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan chồng chéo.
Sự nóng lên toàn cầu đe dọa cơ sở hạ tầng kinh tế của Nga
Biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng nặng nề đến Nga, không chỉ cơ sở hạ tầng ở phía Bắc nước này, mà còn đe dọa đến sự sống còn của các dân tộc có số lượng người nhỏ ở đó.
Chính phủ Nga luôn ủng hộ những nỗ lực quốc tế nhằm chống biến đối khí hậu. Ảnh: TASS
Theo nhận định của chuyên gia về Á-Âu Paul Goble, Giám đốc nghiên cứu và xuất bản tại Học viện Ngoại giao Azerbaijan ngày 27/9, mùa hè nóng bất thường năm 2023, vốn là một phần của xu hướng nóng lên toàn cầu, đang ảnh hưởng nặng nề đến Nga hơn so với nhiều quốc gia khác. Một cuộc khảo sát mới cho thấy xu hướng ấm lên này đe dọa không chỉ cơ sở hạ tầng của Nga ở phía Bắc mà còn đe dọa đến sự sống còn của các dân tộc có số lượng người nhỏ ở đó.
Hầu như mỗi ngày trong mùa hè vừa qua tại các thành phố và khu vực lớn của Nga, nhiệt độ đều lập kỷ lục. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực phía Bắc và phía Đông của Nga, nơi nhiệt độ đã cao hơn bất kỳ kỷ lục nào trong 100 năm qua. Đặc biệt đáng lo ngại là nhiệt độ cao này đã dẫn đến tỷ lệ tử vong ngay cả ở thành phố Moskva lên 5%.
Khu vực Bắc Cực của Nga cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Nếu ở phần lớn các thành phố của Nga trong 60 năm qua, nhiệt độ đã tăng từ 2 đến 2,5 độ C thì ở các thành phố thuộc Bắc Cực như Anadyr, Salekhard và Khatanga, nhiệt độ đã tăng 3 độ và ở Yakutsk 4 độ.
Nhiệt độ tăng cao và sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có nghĩa là khoảng 40% toàn bộ tòa nhà và cơ sở hạ tầng ở đó đã bị tổn hại; và Bộ Môi trường Nga cho biết thiệt hại từ vấn đề trên vào giữa thế kỷ này sẽ là "tối thiểu là 5 nghìn tỷ rúp" - tương đương 50 tỷ USD.
Khoảng 65% lãnh thổ Nga được bao phủ bởi lớp băng vĩnh cửu. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, vùng đất vốn bị đóng băng hàng thiên niên kỷ này đã bắt đầu tan băng. Sự tan chảy đang định hình lại môi trường địa chất và dự kiến sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho các khu định cư của con người cũng như cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng quan trọng. Và khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, nó giải phóng các loại khí nhà kính được lưu trữ lâu dài như khí mê-tan, làm gia tăng sự nóng lên.
Nhà khoa học của tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) Alexei Kokorin từng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến lũ lụt và sóng nhiệt thảm khốc ngày càng thường xuyên ở Nga. Mặc dù lượng mưa tổng thể có thể không tăng nhưng nó sẽ trở nên khó dự đoán hơn, với khả năng xuất hiện những đợt mưa lớn và hạn hán kéo dài.
Về phần mình, Phòng Kiểm toán Nga đánh giá biến đổi khí hậu có thể khiến GDP của nước này giảm tới 3% mỗi năm vào năm 2030. Báo cáo của Cơ quan thuộc Chính phủ Nga nêu rõ: "Biến đổi khí hậu đang dẫn đến tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên cũng như hạn hán ảnh hưởng đến phần lớn các khu vực nông nghiệp của Nga. Trên khắp cả nước, thiệt hại do các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu có thể lên tới 2-3% GDP mỗi năm vào cuối thập kỷ này".
Tác hại đáng kể nhất đã xảy ra ở Yamalo-Nenetsky Avtonomny Okrug. Trong khu vực có rủi ro lớn nhất là các thành phố Novy Urengoy và Vorkuta. Và các cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng cũng đang bị ảnh hưởng, bao gồm hơn1500 km đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương, gần 1300 km đường ống chính ở Yamalo-Nenetsky và 280 km đường Ob-Bovanenkovo.
Nhưng một vấn đề cò nghiêm trọng hơn đó là biến đổi khí hậu ở miền Bắc nước Nga có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của các dân tộc có số lượng nhỏ trong khu vực vì nó sẽ phá hủy không gian sinh tồn của họ, đồng thời sẽ đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu ở những nơi khác.
Mưa bão nhiệt đới tiếp tục gây ảnh hưởng tại Trung Quốc Mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão Haikui liên tục trút xuống miền Nam Trung Quốc trong 7 ngày qua, mặc dù bão đã suy yếu kể từ sau khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến hôm 5/9 vừa qua. Nhiều tuyến đường bị ngập lụt sau những trận mưa lớn ở Hong Kong (Trung Quốc), ngày 8/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Các đám...