Giới đầu tư thất vọng, phố Wall vẫn lập đỉnh mới
Phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến giới đầu tư lo lắng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung sẽ gặp trắc trở, nhưng nhờ kết quả kinh doanh tích cực giúp phố Wall đảo chiều tăng điểm thành công và tiếp tục thiết lập đỉnh lịch sử mới trong phiên cuối tuần qua (8/11).
Ảnh AFP
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà trắng cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không đồng ý cắt bỏ hoàn toàn thuế quan với hàng hóa của Trung Quốc như Bắc Kinh mong muốn. Thông tin này khiến kỳ vọng về việc 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận thương mại mờ nhạt đi phần nào và đẩy chứng khoán thoái lui.
Tuy nhiên, các chỉ số sau đó đã hồi phục tăng điểm thành công nhờ kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp vừa công bố.
Trong số 446 công ty S & P 500 đã báo cáo kết quả cho đến nay, gần ba phần tư đã đánh bại ước tính lợi nhuận, theo dữ liệu của IBES từ Refinitiv.
Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Dow Jones tăng 6,44 điểm ( 0,02%), lên 27.681,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,90 điểm ( 0,26%), lên 3.093,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 40,80 điểm ( 0,48%), lên 8.475,31 điểm.
Trong tuần, Dow Jones tăng 1,22% tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, S&P 500 tăng 0,85%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp và Nasdaq tăng 1,06%, tuần tăng thứ 6 liên tiếp.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không bao giờ gỡ bỏ hoàn toàn thuế quan đã đánh với hàng hóa Trung Quốc như đề nghị mà Bắc Kinh đưa ra, theo các thông tin trước đó trích dẫn từ Bộ Thương mại Trung Quốc khiến giới đầu tư do ngại thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung lại gặp trắc trở. Điều này khiến chứng khoán châu Âu quay đầu giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần qua, chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên 8/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 47,03 điểm (-0,63%), xuống 7.359,38 điểm. Chỉ số DAX giảm 60,90 điểm (-0,46%), xuống 13.228,56 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 1,28 điểm (-0,02%), xuống 5.889,70 điểm.
Dù điều chỉnh khá mạnh phiên cuối tuần, nhưng với các phiên tăng tốt trước đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục có tuần tăng điểm. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tăng 0,78%, tuần tăng thứ 3 liên tiếp, chỉ số CAC 40 tăng 2,22%, cũng là tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Trong khi chỉ số DAX tăng 2,06%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, thông tin Tổng thống Mỹ cho biết sẽ không cắt giảm hết thuế quan với hàng hoá Trung Quốc như yêu cầu từ Bắc Kinh khiến gia tăng sự không chắc chắn trong thỏa thuận thương mại giữa 2 nền kinh tế Mỹ đã khiến các thị trường khu vực đảo chiều, ngoại trừ chứng khoán Nhật Bản nhờ sự hỗ trợ từ kết quả kinh doanh tích cực của một số tập đoàn vừa công bố.
Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 61,55 điểm ( 0,26%), lên 23.391,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,53 điểm (-0,49%), xuống 2.964,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 196,09 điểm (-0,70%), xuống 27.651,14 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 7,06 điểm (-0,33%), xuống 2.137,23 điểm.
Video đang HOT
Dù điều chỉnh trong phiên cuối tuần, nhưng chốt tuần, các thị trường châ Á đều tiếp tục có tuần tăng điểm. Trong đó, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,37%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp, chỉ số Hang Seng tăng 2,03%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Chỉ số Shanghai Composite đảo chiều tăng 0,20% sau khi giảm 0,52% trong tuần trước đó. Chỉ số Kospi tăng 1,76%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp.
Trên thị trường vàng, việc phố Wall thiết lập mốc cao lịch sử mới khiến vàng giảm đi vai trò trú ẩn và tiếp tục giảm giá trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 8/11, giá vàng giao giảm 9,6 USD (-0,65%), xuống 1.458,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 3,5 USD (-0,24%), xuống 1.462,9 USD/ounce.
Chuỗi phiên giảm mạnh liên tiếp cuối tuần qua khiến giá vàng có tuần giảm mạnh hơn 3%, chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp. Cụ thể, trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 3,65%, giá vàng tương lai giảm 3,21%. Giá vàng giảm đúng như dự báo của giới phân tích đưa ra tuần trước.
Kỳ vọng vào thương mại Mỹ – Trung sẽ được ký kết dù gặp những trắc trở khiến giới phân tích tiếp tục không đặt kỳ vọng vào sự hồi phục của giá vàng trong tuần mới. Giới đầu tư cũng đã có cái nhìn kém lạc quan hơn về xu hướng của giá vàng sau nhiều tuần đặt kỳ vọng lớn.
Cụ thể, trong 13 chuyên gia trả lời, có 4 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 31%, cao hơn chút ít so với con số 29% của tuần trước; trong khi có 8 người dự báo giảm, chiếm 61%, cao hơn nhiều con số 50% của tuần trước và 1 người dự báo đi ngang, chiếm 8%.
Tương tự, trong 991 người tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, có 482 người dự báo giá sẽ tăng, chiếm 49%, thấp hơn nhiều so với con số 72% của tuần trước; 332 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 33%, cao hơn so với mức 16% của tuần trước và 177 người dự báo giá đi ngang, chiếm 18%.
Darin Newsom, Chủ tịch của Darin Newsom Annalytics nhận định, dù giá vàng đã chuyển từ hướng tích cực sang tiêu cực tuần qua, nhưng thị trường sẽ không xuất hiện hiện tượng quá bán. Ông dự báo, mức hỗ trợ lớn tiếp theo của giá vàng là khoảng 1.407 USD/ounce.
Trong khi đó, Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp của Tập đoàn LaSalle Futures, cho rằng, áp lực bán kỹ thuật đã tạo ra sức ép đáng kể cho đà tăng giá vàng. Mức hỗ trợ tiếp theo của giá vàng là 1.405 USD/ounce (mức trung bình động 200 ngày).
Cũng theo Nedoss, với thị trường chứng khoán ở mức cao kỷ lục, rất khó để vàng tăng giá.
Đồng quan điểm, Kevin Grady, Chủ tịch của Phoenix Futures and Options LLC, nói rằng, ông cũng thấy giá vang sẽ giảm trong thời gian tới và khuyến nghị bán với giá 1.480 USD/ounce.
Phát biểu của ông Trump cũng khiến giá dầu thô quay đầu giảm điểm, nhưng sau đó đã đảo chiều thành công và đóng cửa phiên cuối tuần với mức tăng nhẹ. Theo các nhà phân tích, giới đầu tư lúc đầu thoát hoảng sợ, nhưng sau đó nhận ra rằng, thỏa thuận thương mại mà 2 bên đã đạt được sau 13 vòng đàm phán khó mà bị hủy chỉ sau 1 điêm, nên quay lại thị trường, giúp giá dầu thô hồi phục.
Kết thúc phiên 8/11, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,09 USD ( 0,16%), lên 57,24 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,22 USD ( 0,35%), lên 62,51 USD/thùng.
Với sự hỗ trợ của thông tin kinh tế tích cực, cùng triển vọng thương mại Mỹ – Trung giúp giá dầu thô có tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, trong tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 1,85%, giá dầu thô Brent tăng 1,33%.
T.Lê
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Mâu thuẫn thông tin thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giới đầu tư bất an
Chứng khoán Âu, Mỹ đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Năm (31/10) khi lại xuất hiện những thông tin mâu thuẩn quanh thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung khiến giới đầu tư bất an.
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Năm, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, phố Wall nhận thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh khả quan của Apple và Facebook.
Theo đó, cổ phiếu Apple tăng 2,26% sau khi dự báo doanh số cho quý có mùa mua sắm vượt kỳ vọng. Cổ phiếu Facebook cũng tăng 1,81% sau khi báo cáo có sự gia tăng người dùng ở các thị trường sinh lợi và có quý tăng trưởng doanh số quý thứ 3 liên tiếp.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh khả quan của 2 gã khổng lồ công nghệ đã bị lu mờ bởi những thông tin mâu thuẫn về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
Theo đó, Bloomberg cho biết, các quan chức Trung Quốc nghi ngờ về việc liệu có thể đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn toàn diện với Washington và Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không. Trong khi đó, Tổng thống Trump sau đó lại cho biết, sẽ sớm công bố địa điểm để 2 nước ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sau khi Chile hủy tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC vào giữa tháng 11.
Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow Jones giảm 140,46 điểm (-0,52%), xuống 27.046,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,21 điểm (-0,30%), xuống 3.037,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 11,62 điểm (-0,14%), xuống 8.292,36 điểm.
Dù giảm trong phiên cuối tháng, nhưng chốt tháng 10, Dow Jones vẫn có mức tăng 0,48%, S&P 500 và Nasdaq thậm chí tăng mạnh hơn với 2,04% và 3,66%. Đây là tháng tăng thứ 2 liên tiếp của phố Wall.
Chứng khoán châu Âu cũng chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm với mức giảm khá mạnh do giới đầu tư thất vọng về thông tin thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, cùng kết quả kinh doanh thất vọng của một số doanh nghiệp ngành khai thác, sản xuất ô tô và cả Shell gây thất vọng.
Kết thúc phiên 31/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 82,40 điểm (-1,12%), xuống 7.248,38 điểm. Chỉ số DAX giảm 43,44 điểm (-0,34%), xuống 12.866,79 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 36,00 điểm (-0,62%), xuống 5.729,86 điểm.
Chứng khoán châu Âu có diễn biến trái chiều trong tháng 10, trong khi FTSE 100 quay đầu giảm 2,16% do sự bấp bênh của Brexit, trả lại gần hết những gì có trong tháng 9, thì chỉ số DAX và CAC40 vẫn duy trì đà tăng tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 3,53% và 0,92%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng điểm khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với quyết định giảm lãi suất của Fed. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm khi dữ liệu kinh tế yếu kém vừa được công bố càng gia tăng mối lo về sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo đó, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc trong tháng 10 giảm xuống 49,3 từ mức 49,8 của tháng 9 và cũng thấp hơn mức dự báo 49,8 của giới phân tích. Chỉ số PMI dưới 50 cho thất sự sụt giảm trong sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó, GDP quý III của Hồng Kông được dự báo giảm 2,9% so với năm trước do cuộc khủng hoảng biểu tình ở thành phố này.
Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 83,92 điểm ( 0,37%), lên 22.927,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,26 điểm (-0,35%), xuống 2.929,06 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 239,01 điểm ( 0,90%), lên 26.906,72 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 3,21 ( 0,15%), lên 2.083,48 điểm.
Dù có nhiều biến động trong tháng do ảnh hưởng nhiều thông tin, nhưng chứng khoán châu Á cũng tiếp tục duy trì tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, Nikkei 225 tăng 5,38%, Hang Seng tăng 3,33%, Shanghai Composite tăng 0,82% và Kospi tăng 0,99%.
Sự bất an của nhà đầu tư về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, cũng như dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc được công bố giúp giá vàng tăng vọt trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 31/10, giá vàng giao ngay tăng 17,3 USD ( 1,16%), lên 1.512,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 18,1 USD ( 1,21%), lên 1.514,8 USD/ounce.
Phiên tăng mạnh cuối tháng đã giúp giá vàng hồi phục trở lại 2,8% và 2,84% trong tháng 10 sau khi mất 3,17% và 3,69% trong tháng 9.
Thông tin không chắc chắn về thỏa thuận thương mại, cùng dữ liệu kinh tế yếu kém khiến giá dầu giảm.
Kết thúc phiên 31/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,88 USD (-1,6%), xuống 54,18 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,38 USD (-0,6%), xuống 60,23 USD/thùng.
Giá dầu thô ít biến động trong tháng 10, trong đó giá dầu thô Mỹ hồi 0,2% sau khi mất 1,87% trong tháng 9, còn giá dầu Brent lại đảo chiều giảm 0,9% sau khi tăng nhẹ 0,58% trong tháng 9.
T.Lê
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Fed giảm lãi suất, giới đầu tư hồ hởi xuống tiền Lình xình trong suốt phiên, phố Wall đã bùng nổ trong ít phút cuối phiên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm nay. Thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed, cùng những thông tin bất lợi mới của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung khiến phố Wall chủ...