Giới đầu tư nước ngoài đang thoái lui khỏi Trung Quốc
Chính sách điều hành của Trung Quốc đang gây ra tác động mạnh trên các thị trường.
Cảnh đường phố vắng người ở quận Dương Phố, Thượng Hải khi trung tâm kinh tế lớn này buộc phải phong tỏa để phòng chống COVID-19. Ảnh: Getty Images.
Jing’an Century, một tập đoàn phát triển nhà ở lớn có trụ sở ở phía bắc Thượng Hải, chắc hẳn sẽ bận rộn khi công nhân chuẩn bị hoàn tất các căn hộ. Nhưng thực tế khu vực phát triển dự án gần như bất động. Lệnh phong tỏa đối với thành phố 25 triệu dân này khiến Jing’an Century, buộc phải dừng hoạt động xây dựng. Khách mua nhiều tháng nay tỏ rõ sự lo lắng khi nhiều công ty bất động sản vỡ nợ trái phiếu, vật lộn trong khó khăn để giao nhà cho khách.
Mới đây vẫn còn được đánh giá là tương đối ổn định, Jing’an Century giờ buộc phải thông báo tới khách hàng rằng họ sẽ không nhận được nhà đúng lịch. Ít nhất 20 dự án phát triển nhà ở Thượng Hải đã phải ra thông báo trì hoãn tương tự. Nhiều dự án bất động sản khác cũng buộc phải dừng bán. Lệnh phong tỏa được thực thi nghiêm ngặt, với nhiều bức tường ngăn, chạm kiểm soát cảnh sát được dựng lên trên khắp thành phố. Doanh số bán nhà trên giấy của Jing’an Century giảm 80% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Khủng hoảng bất động sản không phải là điều mới. Nhưng cái mới chính là mối lo sợ ngày một tăng trong giới đầu tư nước ngoài về chính sách. Hội tụ giữa đà suy giảm nghiêm trọng trên thị trường nhà đất với chính sách zero-Covid (Không COVID) không khoan nhượng chỉ là một trong số nhiều bất trắc gần đây khiến giới quản lý quỹ đầu tư nước ngoài nghi ngờ Trung Quốc đánh mất cách tiếp cận thực tế trong điều hành kinh tế.
Sau hơn một năm, chính sách của nhà điều hành Bắc Kinh về tuân thủ zero-Covid, mạnh tay chấn chỉnh các ông lớn công nghệ như Alibaba và bất động sản như Evergrande gây ra tác động sâu rộng với các thị trường toàn cầu, một tác động tiêu cực. Cổ phiếu các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, New York bốc hơi 2.000 tỷ USD và gần như không có bất kỳ hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng nào của công ty Trung Quốc đại lục ở hai thị trường này.
Ở nội địa, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán lượng tài sản tài chính định giá bằng đồng nội tệ lên tới 150 tỷ USD chỉ trong ba tháng đầu năm 2022, mức thoái vốn lớn nhất từ trước đến nay. Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington, lượng vốn nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm nay có thể đạt mốc 300 tỷ USD, tăng so với con số 129 tỷ của năm 2021.
Chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế là một trong những trụ cột cho liên kết giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, một sợi dây được kết nối vững chắc dựa trên đánh giá cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở cửa cải cách, giúp mang lại mức lợi suất trái phiếu cao.
Nhưng ý nghĩ đó đang phai nhòa nhanh chóng. Theo Hugh Young thuộc công ty quản lý quỹ đầu từ Aberdeen, nhiều nhà đầu tư trong vài năm qua đã quá háo hức với thị trường Trung Quốc và chọn cách phớt lờ nguy cơ. Giờ đây, nhiều người nhận ra rằng dù Trung Quốc có mở cửa hơn với dòng vốn nước ngoài, nhưng không có được mức độ linh hoạt.
Bước dịch chuyển này là một phần tác nhân gây ra làn sóng bán thảo cổ phiếu, trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, một xu hướng đã được kích hoạt trước đó do sự suy yếu của đồng nhân dân tệ kết hợp với việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát.
Giá trị cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 20% trong ba tháng đầu năm nay, tương đương mức giảm 113 tỷ USD, chủ yếu là do đà mất giá trên thị trường chứng khoán đại lục. Xu hướng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài được dự báo sẽ còn tiếp diễn, cho đến khi Bắc Kinh phát đi thông điệp rõ ràng về chính sách kinh tế.
Gene Ma đến từ IIF nhận định thời gian tới sẽ xuất hiện xu hướng phân kỳ ngày một rộng giữa các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu các công ty Trung Quốc ở nước ngoài với giới đầu tư mở văn phòng đại diện tại đại lục. Nhiều tập đoàn, công ty lập cơ sở sản xuất tại Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm nhân công. Nhưng số các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận trái phiếu Trung Quốc phát hành ở ngoài nước qua kênh Hong Kong sẽ giảm dần danh mục đầu tư. Đầu tư tại Trung Quốc trong năm nay vì thế sẽ có sự phân tách rõ rệt.
Chứng khoán Trung Quốc có tháng mất điểm tệ nhất trong vòng 6 năm
Chứng khoán Trung Quốc trải qua tháng giảm điểm mạnh nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, khi lệnh phong tỏa tác động mạnh đến hoạt động kinh tế, khiến việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trở nên khó khăn.
Những hệ lụy từ chính sách zero-Covid (Không Covid) đã khiến chứng khoán Trung Quốc có tháng giảm điểm mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, trong bối cảnh nhà đầu tư và giới phân tích cảnh báo xu hướng suy thoái mạnh hơn trên thị trường khi Bắc Kinh có thể lần đầu tiên không đạt mục tiêu về tăng trưởng GDP.
Tâm lý giao dịch tiêu cực đẩy chỉ số CSI 300 giảm 10% trong tháng này khi nhà đầu mạnh tay bán tháo chứng khoán sau khi chứng kiến lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng tại nhiều thành phố, trong đó có Thượng Hải - trung tâm tài chính và cũng là nơi đặt cảng biển lớn nhất tại Trung Quốc. Trước viễn cảnh Bắc Kinh có thể đi theo vết Thượng Hải và buộc phải phong tỏa, giới giao dịch lo ngại điều tồi tệ nhất có thể vẫn còn đang ở phía trước.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP "khoảng 5,5%" trong năm nay. Nhưng trước việc đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố, giới kinh tế trong tuần qua đã giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, xuống kịch bản tiêu cực. Khảo sát do Bloomberg thực hiện với nhiều thiết chế tài chính toàn cầu cho thấy mức tăng này chỉ là dưới 5%.
Triển vọng u ám đè nặng lên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các chỉ số chính trên sàn đại lục và Hong Kong lần lượt giảm 5% và 4% trong tuần này. Ngay cả cổ phiếu của những công ty lớn, hoạt động trong ngành công nghiệp chiến lược được hỗ trợ bởi chính quyền cũng ghi nhận mức giảm hai con số. Cổ phiếu Hãng chế tạo chip SMIC mất giá 29%, trong khi cổ phiếu CATL - công ty chế tạo pin xe điện lớn nhất thế giới, giảm tới 35%.
Trung Quốc và cuộc chiến trên hai mặt trận COVID-19 và kinh tế Phải kiểm soát được COVID-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là thách thức kép Trung Quốc đang phải đối diện. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 16/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN Vận mệnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện phụ thuộc vào hai điều. Đầu tiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump sẽ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân Mỹ

Hàn Quốc ấn định ngày phán xử Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol

Nhà đầu tư Bitcoin 'bao chuyến' bay lên quỹ đạo để thám hiểm 2 địa cực

Mỹ - châu Âu cọ sát giá trị

Trung Quốc tiến hành tập trận quanh Đài Loan

Căng thẳng hạt nhân Mỹ - Iran tiếp tục leo thang

Rộ tin quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 20% với hầu hết hàng nhập khẩu

Ông Trump gửi cảnh báo cứng rắn tới ông Putin

"Con đường tử thần" tại Kursk khi Nga đánh bật Ukraine khỏi chiến tuyến

Ukraine tung đội quân 15.000 robot bù đắp "cơn khát" binh sĩ

Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ

Tổng thống Mỹ chấp thuận thỏa thuận Anh - Mauritius về quần đảo Chagos
Có thể bạn quan tâm

Lee Byung Hun chia sẻ những điều học được từ hôn nhân
Sao châu á
07:52:09 02/04/2025
Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ
Sức khỏe
07:49:27 02/04/2025
Jennifer Lopez tái hợp với bạn diễn "Selena" trong phim mới
Hậu trường phim
07:49:01 02/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ về, những người phụ nữ làng chài đội tang chồng
Phim việt
07:46:06 02/04/2025
Sao Việt 2/4: Hoài Linh trở lại điện ảnh, Mỹ Tâm gợi cảm bất ngờ
Sao việt
07:39:19 02/04/2025
Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh
Du lịch
07:38:38 02/04/2025
Lưu Diệc Phi ở đỉnh cao nhan sắc, các nghệ sĩ lứa sau thành người hâm mộ
Người đẹp
07:19:44 02/04/2025
Jennie mặc váy xẻ ngực sâu, chiếm trọn tâm điểm ở giải Billboard
Phong cách sao
07:16:15 02/04/2025
Bức phù điêu hàng trăm năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia
Lạ vui
07:10:48 02/04/2025
"Boy chán đời" hot nhất showbiz tuyên bố giải nghệ, netizen mừng như được mùa!
Nhạc quốc tế
07:01:05 02/04/2025