Giới đầu cơ iPhone: “Săn sale Shopee rẻ hơn đặt cọc tại đại lý”
Kể từ khi Apple có kênh phân phối chính thức trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), giới đầu cơ iPhone có thêm “địa chỉ” mua hàng iPhone giá rẻ trong đợt đầu mở bán.
Cách thức đặt trước iPhone trên TMĐT khác với đại lý bán lẻ
0 giờ ngày 7/10, Apple cho phép các kênh phân phối tại Việt Nam mở chương trình đặt trước iPhone 14 series. Đối với các đại lý bán lẻ, khách hàng tiến hành đặt trước bằng cách truy cập website của đại lý, lựa chọn phiên bản iPhone, để lại thông tin và đặt trước một khoản tiền cọc (từ 500,000 – 1 triệu đồng tuỳ đại lý), sau đó tới ngày mở bán (tuỳ thời điểm đặt), khách hàng tới nhận máy và thanh toán đầy đủ giá trị máy.
Tuy nhiên, đối với kênh phân phối chính thức của Apple trên các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, người dùng lại có cách đặt hàng trước hoàn toàn khác. Thay vì đặt cọc một khoản tiền nhỏ, khách hàng tiến hành thanh toán toàn bộ giá trị máy và máy sẽ được giao vào ngày mở bán chính thức tới địa chỉ khách đặt mua.
Shopee và Lazada, 2 sàn TMĐT có kênh phân phối chính thức của Apple đồng loạt cho đặt trước máy ngay từ 0 giờ ngày 7/10 (Ảnh: Shopee)
Ưu điểm của hình thức đặt hàng này là khách hàng sẽ biết được chính xác số tiền mà mình bỏ ra để mua iPhone mới, kèm theo đó là các ưu đãi cũng được nêu rõ ngay tại thời điểm đặt mua. Thông thường, kênh phân phối của Apple trên các sàn thương mại điện tử đều có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong đợt đầu mở bán, kèm theo đó là ưu đãi tới từ phía ngân hàng (đa số áp dụng cho thẻ tín dụng) giúp mức giá iPhone mà người dùng mua được trong khoảng thời gian này thấp hơn rất nhiều so với mức giá niêm yết.
Đợt đầu mở bán luôn có các ưu đãi từ các sàn TMĐT kèm theo ưu đãi từ đơn vị thanh toán giúp giới đầu cơ iPhone có cơ hội mua iPhone với giá rẻ hơn giá niêm yết (Ảnh: Lazada)
Chính nhờ ưu điểm này mà giới đầu cơ iPhone luôn có cách “săn” iPhone giá rẻ, đảm bảo thời gian nhận hàng sớm mà không sợ tình trạng “cọc xong không biết khi nào nhận máy” như khi đặt cọc tại một số đại lý bán lẻ.
Kẻ gom chục máy, người lần chẳng ra
Chia sẻ với phóng viên, ông Hải, chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại tại Hà Nội cho biết, trong đợt mở đặt trước ngày 7/10 vừa qua ông đã gom được một vài máy trên trang TMĐT Shopee và Lazada, rẻ hơn giá niêm yết vài triệu đồng. Mặc dù cũng gặp phải khó khăn khi đặt mua iPhone trên các trang TMĐT, tuy nhiên ông Hải cho biết đặt mua iPhone trên Shopee dễ hơn, rẻ hơn và yên tâm hơn khi đặt cọc tại các đại lý. “Người dùng thanh toán 100% giá máy và chỉ việc nhận hàng vào hôm mở bán khiến việc săn iPhone trở nên dễ hơn nhiều”, ông Hải chia sẻ.
Một vị khác, cũng là chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại Hà Nội cho biết bản thân có vốn ít nên chỉ gom được vài máy, nếu có đủ nguồn lực và thời gian thì hoàn toàn có thể “ôm” được thêm nhiều máy từ cả các sàn TMĐT lẫn các đại lý. Vị này còn tiết lộ nhiều bên mua bán iPhone còn liên kết với các đại lý thông qua nhân viên kinh doanh của cửa hàng để gom được nhiều máy hơn.
Video đang HOT
Giới đầu cơ ưa chuộng săn iPhone trên các sàng TMĐT (Ảnh: Thế Duyệt)
Trong khi giới đầu cơ tích cực gom iPhone mới kể từ lúc chưa mở bán với giá hời, giá rẻ thì ở phía ngược lại, khách hàng cuối là người muốn mua và sử dụng iPhone khi đặt trước máy đều gặp rất nhiều khó khăn: từ việc website đặt trước gặp lỗi vì quá tải lượng truy cập cho tới việc nhận máy trễ hơn so với thời gian dự tính ban đầu do nguồn hàng cung cấp cho các đại lý có hạn. Chưa kể mức giá mà người dùng cuối bỏ ra cũng chưa chắc đã hấp dẫn được như dân đầu cơ săn máy.
Anh Long, người dùng iPhone lâu năm tại Hà Đông, Hà Nội cho biết dù đã canh đúng 0 giờ ngày 7/10 để đặt một chiếc iPhone 14 Pro Max màu Tím, tuy nhiên anh vẫn không truy cập các trang đặt trước của các đại lý lớn do các trang web này đều “sập” do có lượng lớn người dùng truy cập cùng lúc. Kể cả khi chuyển sang các sàn TMĐT, anh cũng không đặt được máy vì số lượng máy bán ra hết hàng quá nhanh. “Mãi tôi mới đặt được một suất trên trang web của một đại lý nhưng sau đó được thông báo máy sẽ giao sau ngày 24/10, tức là ở đợt trả hàng thứ 2 chứ không phải là 14/10 như ban đầu”, anh Long ngậm ngùi.
Trang web của một đại lý lớn “sập” trong ngày mở đặt trước iPhone 14 do lượng truy cập tăng đột biến, việc đặt trước iPhone trở nên khó khăn đối với người dùng
Chị Quỳnh Anh, cũng là một người dùng iPhone tại Gia Lâm, Hà Nội dự tính đặt mua 2 máy iPhone 14 Pro Max màu Tím cho bản thân và chồng. Tuy nhiên vì không quen việc đặt máy trực tuyến với các thao tác rắc rối, chị không thể đặt được bất cứ suất mua nào từ hôm mở đặt trước. “Tôi định mua iPhone 14 để mừng sinh nhật hôm 23/10 nhưng đặt máy rất khó. Khi hỏi các bên mua bán iPhone thì họ ‘hét’ giá tới 36 triệu cho một chiếc iPhone 14 Pro Max màu Tím bản 128GB. Giờ tôi nhờ người quen đặt hộ nhưng đều được thông báo giao sau ngày 24/10″, chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Không khó để tìm thấy các bài đăng bán lại iPhone 14 series với giá cao (Ảnh: Người dùng Facebook)
Đại lý nỗ lực chống nạn đầu cơ iPhone
Nhiều doanh nghiệp vì chạy doanh số bán hàng mà liên kết với các đơn vị nhỏ để bán sỉ các mặt hàng iPhone, các nhân viên cửa hàng cũng chủ động tiếp tay để đẩy càng nhiều hàng ra ngoài thị trường càng tốt. Đối với các đại lý lớn khi ký hợp đồng với Apple, cần phải đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt bộ quy tắc mà Apple đưa ra. Mặc dù lượng kích hoạt iPhone trong đợt mở bán là tiêu chí để Apple đánh giá năng lực bán hàng của các đại lý, tuy nhiên không vì thế mà dẫn tới việc tiếp tay cho nạn đầu cơ mua đi bán lại iPhone.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống bán lẻ CellphoneS cho hay vấn đề chống nạn đầu cơ iPhone tuỳ thuộc vào văn hoá và chính sách bán hàng của từng doanh nghiệp. Ông cho biết hệ thống CellphoneS tuân thủ nghiêm ngặt chính sách của Apple, chỉ cung cấp hàng hoá cho người dùng cuối và nghiêm cấm nhân viên thực hiện bán sỉ hay tiếp tay cho nạn đầu cơ iPhone bởi nếu để xảy ra sự việc, toàn hệ thống có thể bị ảnh hưởng tới khả năng thăng tiến trong tương lai.
“Ngoài kiểm soát bằng quy định, quy chế và quy trình, chúng tôi còn có các hệ thống data giám sát sớm phát hiện những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của từng cửa hàng để kịp thời ngăn chặn các hoạt động bán sỉ, đầu cơ iPhone”, ông Huy chia sẻ.
Bên cạnh đó, các hệ thống bán lẻ trong năm nay tiếp tục áp dụng quy định kích hoạt máy ngay tại cửa hàng trước khi khách hàng ra về, vừa là để tăng tỷ lệ máy được kích hoạt giúp cửa hàng chạy doanh số, vừa là để chống nạn đầu cơ iPhone khi khách gom máy về bán lại.
Các đại lý áp dụng quy định yêu cầu khách mua iPhone kích hoạt máy ngay tại cửa hàng trước khi ra về (Ảnh: CellphoneS)
iPhone 14 series sẽ sớm mở bán vào sáng ngày 14/10 tới đây. Chủ yếu trong ngày này các đại lý và kênh phân phối chính thức của Apple sẽ thực hiện trả hàng cho khách đặt trước máy từ ngày 7/10. Các đợt trả hàng tiếp theo dự kiến bắt đầu từ ngày 24/10 trở đi.
Nhân viên đại lý giúp dân đầu cơ gom iPhone 14 chính hãng
Bằng nhiều cách, giới đầu cơ vẫn gom được số lượng lớn iPhone 14 để bán lại kiếm lời.
Trong khi đó, khách hàng cá nhân không thể đặt trước máy.
Người dùng khó đặt được iPhone 14 Pro/Pro Max màu tím mới ở đợt hàng đầu. Ảnh: Phương Lâm.
Suất đặt trước, nhận máy sớm ở đợt hàng đầu tiên của iPhone 14 series tại các nhà bán lẻ trong nước đều gần như đã hết. Người dùng muốn sở hữu các model như iPhone 14 Pro/Pro Max màu Deep Purple, bộ nhớ 128 GB phải đợi đến đợt hàng tiếp theo, về sau 2 tuần đến một tháng.
Ngược lại với tình trạng khan hàng của những khách cá nhân, người kinh doanh iPhone, dân buôn điện thoại tỏ ra thoải mái, tự tin cho một mùa mua bán thuận lợi. Họ đặt thành công nhiều model được quan tâm, bằng cách liên kết với nhân viên của các nhà bán lẻ.
Nói với Zing, ông T.Hưng, người kinh doanh di động tại TP Hà Nội cho biết bản thân không gặp nhiều khó khăn trong việc đặt hàng tại các hệ thống bán lẻ lớn. "Tôi vốn ít, làm một mình nên gom được khoảng vài máy. Có lực vẫn có thể ôm thêm", ông Hưng chia sẻ.
Giới đầu cơ chủ yếu gom mẫu Pro/Pro Max của dòng iPhone 14. Ảnh: Phương Lâm.
Theo người này, những "tay chơi" lớn trong mảng kinh doanh iPhone đều đã đặt trước mỗi người hàng trăm máy tại các nhà bán lẻ. Trong đó, sản phẩm được đặt nhiều nhất là iPhone 14 Pro Max màu tím mới với các bộ nhớ thấp. Đây là một số lượng lớn, đóng góp vào các kỷ lục đặt trước máy tại những hệ thống chính hãng.
"Người bình thường đặt khó, chứ bọn anh không phải vấn đề. Quan hệ tốt với các bạn sale (nhân viên kinh doanh), màu gì, mẫu nào, số lượng bao nhiêu cũng có", người bán iPhone chia sẻ.
Các nhân viên kinh doanh tại những hệ thống bán lẻ cũng bị áp KPI (chỉ tiêu) doanh thu trong năm. Do đó, họ phải tìm cách bán được nhiều hàng nhất có thể. Đồng thời, iPhone là mặt hàng di động có giá trị cao, mang lại doanh thu lớn. Nên những cá nhân này liên kết với người kinh doanh bên ngoài, nhằm "chạy số", tăng chỉ tiêu.
Mặt khác, việc bán cho khách cá nhân, phải cạnh tranh nhiều nhưng không được cộng số cho các nhân viên của cửa hàng.
Ông V.T., một người bán iPhone tại TP.HCM cho biết việc liên kết với nhân viên trong các cửa hàng được thực hiện một cách khéo léo. Theo đó, các nguyên tắc về việc mỗi người mua một máy, chỉ đăng ký một số điện thoại, cọc trước theo từng sản phẩm được thực hiện theo đúng yêu cầu của các đại lý đưa ra.
Tuy nhiên, quá trình được nhân viên cửa hàng hỗ trợ nên thực hiện nhanh và được ưu tiên hàng hóa, có máy sớm, đúng phiên bản đã chọn.
Trả lời Zing, đại diện FPT Shop cho biết đại lý có hệ thống quy định nghiêm ngặt cho nhân viên, kèm án phạt nếu vi phạm. Theo đó, hàng hóa chỉ được bán cho khách hàng cuối và sản phẩm phải được kích hoạt để chống đầu cơ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện nhà bán lẻ CellphoneS cho biết tình trạng này phụ thuộc vào quy định của mỗi doanh nghiệp. Ông Huy cho biết hệ thống này hiện ưu tiên sản phẩm cho khách hàng là người dùng cuối, cấm bán sỉ. Ngoài ra, các quản lý, nhân viên vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Đại diện Hoàng Hà Mobile cho biết có áp dụng các biện pháp như đặt cọc theo số điện thoại, buộc kích hoạt tại chỗ... để chống đầu cơ. "Ngoài ra, lượng máy phân bổ tại mỗi cơ sở cũng không nhiều để phục vụ bán sỉ", phía cửa hàng nói.
Việc dân kinh doanh iPhone đầu cơ lượng lớn máy từ các nhà bán lẻ chính hãng tạo ra tình trạng khan hàng trong giai đoạn đầu mở bán. Chính sách không nhất quán, quản lý thiếu chặt chẽ của các hệ thống khiến người dùng cuối không được mua hàng đúng giá, trải nghiệm mua sắm giảm sút.
Những biện pháp chống gom mua, bán lại của đại lý chính hãng vẫn chưa thể hiện được mức độ hiệu quả đáng có. Người dùng không mua được các phiên bản mình cần, phải chờ đợi nhiều tháng. Trong khi đó, giới kinh doanh bên ngoài tự tin gom hàng, chuẩn bị bán lại kiếm lời.
Web của các đại lý sập vì khách đặt iPhone 14 trong đêm Website của nhiều đại lý di động trong nước rơi vào trạng thái quá tải sau 0h ngày 7/10 bởi lượng truy cập lớn, đặt trước dòng iPhone 14. Trang web đặt hàng iPhone của các hệ thống bán lẻ bị quá tải. Ảnh: Xuân Sang. 0h ngày 7/10, các đại lý chính hãng trong nước đồng loạt mở chương trình đặt trước...