Giới cờ vây Hàn Quốc lao đao vì vấn nạn kỳ thủ gian lận bằng phần mềm AI
Mới đây nhất, nữ thiên tài cờ vây 13 tuổi của Hàn Quốc đã bị đình chỉ thi đấu một năm vì sử dụng AI để gian lận khi thi đấu.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, cờ vây có thể nói là bộ môn ít bị ảnh hưởng nhất trong tất cả các sự kiện thể thao. Nhờ những ưu điểm của hình thức thi đấu trực tuyến, nhiều giải đấu truyền thống trên thế giới bao gồm Ying’s Cup và Samsung Cup vẫn được tổ chức thành công.
Tuy nhiên, vào tháng 9 vừa qua, giới cờ vây Hàn Quốc đã bị phanh phui việc một số kỳ thủ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi thi đấu trực tuyến, khiến rất nhiều người phải đặt ra câu hỏi về tính công bằng của các giải đấu cờ vây online.
Hàng loạt kỳ thủ cờ vây Hàn Quốc dùng AI để gian lận
Trong một trận đấu cờ vây trực tuyến chuyên nghiệp của Hàn Quốc, được tổ chức vào cuối tháng 9 năm nay, nữ kỳ thủ được mệnh danh là thần đồng cờ vây 13 tuổi Kim Eun-ji đã cầm quân đen và giành chiến thắng ở giữa ván đấu chỉ với 129 nước đi. Đối thủ mà cô đánh bại kỳ thủ cờ vua hàng đầu Hàn Quốc Lee Young-gu. Chiến thắng của kẻ yếu trước đối thủ mạnh vốn là một câu chuyện thú vị trong thế giới thể thao, nhưng nhiều người đã sớm đặt ra nghi vấn rằng ván cờ này “có vấn đề”.
Thần đồng cờ vây Hàn Quốc Kim Eun-ji, người vừa bị phát hiện gian lận.
Theo phân tích của những người đam mê cờ vây, khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích sau trận đấu, họ đã thấy rằng độ trùng khớp giữa các nước đi của Kim Eun-ji và các nước đi được chương trình trí tuệ nhân tạo khuyến nghị cao tới 92%.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra dài và cuối cùng phát hiện ra rằng Kim Eun-ji đã gian lận, sau đó bản thân nữ kỳ thủ cũng thừa nhận hành vi của mình. Ngày 20/11, Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã đưa ra quyết định đình chỉ thi đấu 1 năm đối với Kim Eun-ji.
Jae-Ho Yang, người đứng đầu Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc sau đó đã trả lời phỏng vấn rằng: “Qua sự việc này, tôi đã nhận thức sâu sắc. Bởi vì các kỳ thủ vẫn còn ở tuổi vị thành niên, người lớn chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn vì đã không cung cấp việc giáo dục phù hợp cho các kỳ thủ. Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc càng phải có trách nhiệm nhiều hơn.”
Các cuộc thi đấu cờ online vẫn diễn ra trong bối cảnh đại dịch.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên giới cờ vây Hàn Quốc phanh phui việc người chơi sử dụng trí tuệ nhân tạo để gian lận.
Vào tháng 1 năm nay, một kỳ thủ tham dự giải đấu của Học viện Cờ vây Hàn Quốc đã bị phát hiện gian lân. Người này sử dụng một camera thu nhỏ gắn trong nút áo để ghi hình và gửi cho đồng phạm. Đồng thời, kỳ thủ này cũng sử dụng tai nghe thu nhỏ nhét bên trong tai, để nghe các phân tích từ hệ thống AI do đồng phạm gửi đến, để đánh theo các bước hướng dẫn.
Trước đó vào tháng 7, một người chơi cờ vây đã bị kết án một năm tù vì gian lận bằng AI. Có thể nói, sau một loạt những vụ gian lận liên tiếp bị phanh phui, nhiều người bắt đầu lo lắng về sự lạm dụng của các chương trình trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, bởi nhiều giải đấu online đang thiếu sự giám sát chặt chẽ, dẫn đến sự ảnh hưởng tới môi trường công bằng cho môn thể thao này.
Công nghệ AI đang định hình lại thế giới cờ vây
Sau “Sự cố Kim Eun-ji”, Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm tăng cường ứng phó với những trường hợp tương tự. Trong tương lai, người vi phạm có thể phải đối mặt với án treo giò ba năm hoặc thậm chí hủy tư cách thi đấu vĩnh viễn.
Còn khi tổ chức giải đấu trực tuyến, camera sẽ được lắp đặt phía trước và phía sau người chơi để đảm bảo tính công bằng. Hàn Quốc cũng sẽ phát triển các quy trình thử nghiệm để giám sát xem các kỳ thủ cờ vua có sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các trận đấu hay không. Hiệp hội cũng hứa hẹn sẽ tăng cường giáo dục các kỳ thủ cờ vây. Ngoài ra, đơn vị này cũng hy vọng sẽ làm việc với Trung Quốc và Nhật Bản, các nước có bộ môn cờ vây phát triển, để cùng đưa ra các biện pháp ngăn chặn nhằm chống lại hành vi gian lận trong thi đấu.
Trên thực tế, giới cờ vây thế giới đã không còn “nguyên vẹn” sau trận đấu kinh điển giữa kỳ thủ Lee Sedol và AlphaGo, một phần mềm đánh cờ vây bằng AI được phát triển bởi Google DeepMind, diễn ra từ ngày 9-15/3/2016. AlphaGo đã thắng tất cả 5 ván, trừ ván thứ tư, và tất cả các ván đều kết thúc bằng việc kỳ thủ Hàn Quốc nhận thua.
Cuộc so tài giữa trí thông minh nhân tạo và kỳ thủ Lee Sedol, năm 2016.
Từ khoảnh khắc đó, AI đã chính thức có một chỗ đứng vững chắc trong giới chơi cờ vây chuyên nghiệp. Hiện tại, trong các buổi phát sóng cờ vây ở Hàn Quốc, luôn có kênh tín hiệu riêng để kết nối với hệ thống AI. Nó sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu tương ứng theo từng bước thực hiện của các kỳ thủ trên sân. Đồng thời, công nghệ này cũng có thể phán đoán tình hình trên sân theo thời gian thực, dù bên đen có lợi thế hay bên trắng có lợi thế.
Đây chỉ là một trong những kịch bản ứng dụng của AI mà khán giả có thể nhận biết. Còn đằng sau hậu trường, chẳng hạn như quá trình huấn luyện hàng ngày của các tuyển thủ chuyên nghiệp, các hệ thống AI đã trở nên không thể tách rời.
Li Zhouying là một nhà phát triển trí tuệ nhân tạo, và sản phẩm của công ty ông đang được sử dụng để cải thiện sức mạnh của các tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Bởi khoảng cách giữa các người chơi đẳng cấp cao và các kỳ thủ chuyên nghiệp hiện nay được cho là vào khoảng 2 nước đi, và chỉ có AI mới có thể bù đắp lỗ hổng này, giúp các kỳ thủ chuyên nghiệp có các bài tập vừa sức.
“Giờ đây ngay sau khi trận đấu kết thúc, chúng tôi sẽ nhập bản ghi trận đấu vào phần mềm trí tuệ nhân tạo càng sớm càng tốt để thực hiện việc chơi lại” , một kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp cho biết. “Chẳng hạn như tôi đi một nước, trí tuệ nhân tạo sẽ chỉ ra rằng vị trí đó không lý tưởng và có nhiều lựa chọn tốt hơn. Khi tôi đang suy nghĩ xem vị trí đặt quân cờ có phù hợp hay không, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ cung cấp tỷ lệ thắng của việc đặt ở vị trí này, và tôi có thể cân nhắc xem tỷ lệ thắng có hơn 50% không. Tôi nghĩ quá trình này rất hữu ích.”
Ngành điện tử châu Á bùng nổ thời Covid-19
Dữ liệu thương mại toàn cầu thời đại dịch Covid-19 nhìn chung cực kỳ xấu, nhưng ngành điện tử ở châu Á vẫn đang phát triển tương đối tốt.
Một lao động làm việc tại công ty chip Nhật Bản Renesas Electronics ở Bắc Kinh hồi tháng 5
Bloomberg dẫn số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay xuất khẩu chất bán dẫn của nước này gia tăng trong tháng 5 và nhập khẩu thiết bị dùng cho việc sản xuất chất bán dẫn tăng 168%. Tương tự, xuất khẩu linh kiện điện tử của Đài Loan tăng 13,2% trong tháng 5, đạt 10,2 tỉ USD, trong khi tổng xuất khẩu của vùng lãnh thổ này giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bloomberg, ngành điện tử vẫn đang phát triển tương đối tốt giữa lúc đại dịch đang hoành hành là nhờ nhiều công ty áp dụng những công nghệ mới hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa, như thiết bị 5G và các công cụ tự động hóa.
Phát biểu tại cuộc họp cổ đông gần đây, Chủ tịch Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) Mark Liu cho hay ngành công nghệ "tương đối miễn nhiễm đối với Covid-19" và "vẫn đang phát triển tốt". Ông Liu cho biết thêm TSMC, nhà cung cấp chip chính cho Tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) và Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc), vẫn định chi 16 tỉ USD để nâng cao công suất và công nghệ trong năm nay và dự kiến doanh thu sẽ tăng. Ông Liu còn cho rằng Covid-19 đã góp phần thúc đẩy một số công nghệ liên quan đến làm việc tại nhà, giáo dục trực tuyến và giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, nhà kinh tế học Triệu Đức Phát tại Công ty nghiên cứu thị trường tài chính, chính sách và kinh tế vĩ mô Continuum Economics (Singapore) cho hay ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết cải cách kinh tế và có nhu cầu cấp thiết là phải đẩy mạnh công nghệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế. "Là những nơi sản xuất chất bán dẫn chính của thế giới, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ được hưởng lợi", ông Triệu nhận định.
Chính phủ của nhiều nước cũng đang tập trung tận dụng lợi thế của ngành công nghệ trong thời dịch Covid-19 bằng cách cung cấp sự hỗ trợ đặc biệt cho các công ty điện tử và công nghệ mới. Chẳng hạn, Singapore hồi tháng trước cam kết chi 500 triệu SGD (360 triệu USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuyển đổi kỹ thuật số mạnh và đang chi 3,5 tỉ SGD về công nghệ thông tin nhằm làm suy giảm sự lây lan của đại dịch Covid-19. Ông Anand Swaminathan, người đứng đầu Công ty tư vấn về kỹ thuật số McKinsey Digital ở châu Á, nhận định chính quyền nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu lục này đang bắt đầu nhận ra cần có sự đầu tư chiến lược vào kỹ thuật số, theo Bloomberg.
Samsung Electronics cung cấp thiết bị mạng 5G cho Canada Hãng sản xuất điện tử hàng đầu Hàn Quốc Samsung Electronics Co. ngày 19/6 thông báo hãng đã được chọn là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng 5G cho tập đoàn viễn thông Telus Corp. của Canada. Điện thoại Samsung Galaxy Note10 5G được quảng cáo tại một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/4/2020. Hãng sản xuất điện tử...