Giới chuyên gia kinh tế bi quan về triển vọng tăng trưởng toàn cầu 2019
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 đã lần đầu tiên xấu đi trong góc nhìn của các chuyên gia kinh tế được hãng tin Reuters khảo sát ý kiến. Các chuyên gia nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể châm ngòi cho một cuộc suy giảm tăng trưởng mới của nền kinh tế thế giới.
Quang cảnh một công trường xây dựng tại quận tài chính ở Dublin, Ireland, hôm 18/10 – Ảnh: Reuters
Trong cuộc khảo sát được Reuters thực hiện vào đầu năm 2018, niềm lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu 2019 là quan điểm chung của gần như tất cả các chuyên gia được thăm dò ý kiến.
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát với sự tham gia của 500 chuyên gia kinh tế vào tháng này, các chuyên gia đã đánh tụt triển vọng của 18/44 nền kinh tế được đưa ra thăm dò. 23 nền kinh tế có triển vọng không thay đổi, và chỉ có 3 nền kinh tế được nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng.
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng đã đạt đỉnh ở 70% trong số 44 nền kinh tế được đưa ra trong cuộc khảo sát.
“Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh, nhưng hầu hết phần còn lại của thế giới đang giảm tốc, thậm chí đã rơi vào trì trệ. Những sức ép từ sự chênh lệch tăng trưởng này đang được thể hiện qua biến động tại nhiều thị trường mới nổi”, chuyên gia trưởng về kinh tế toàn cầu của HSBC, bà Janet Henry, nhấn mạnh.
“Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) nâng lãi suất để ngăn kinh tế Mỹ tăng trưởng quá nóng đang hạn chế lựa chọn chính sách đối với các quốc gia đang phải đối mặt với điều kiện tài chính thắt chặt và căng thẳng thương mại gia tăng”, bà Henry nhận định.
Video đang HOT
Gần 150 chuyên gia kinh tế trong cuộc khảo sát cho rằng hai nhân tố nguy hiểm nhất có thể đẩy kinh tế toàn cầu và một đợt suy giảm tăng trưởng là xung đột thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, và các điều kiện tài chính thắt chặt do một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu hoặc lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh.
“Thứ nhất, sẽ chẳng có ai hưởng lợi từ một cuộc chiến thương mại toàn cầu… Chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại lâu dài đối với tăng trưởng và sản lượng kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng Neil Shearing của Capital Economics đánh giá.
Theo các chuyên gia, cùng với chiến tranh thương mại, việc FED nâng lãi suất nhanh hơn dự báo có thể khiến kinh tế Mỹ giảm tốc mạnh vào năm năm tới, cho dù Mỹ hiện đang là đầu tàu tăng trưởng chủ đạo của kinh tế thế giới.
“Những hệ quả của căng thẳng thương mại leo thang là không thể phủ nhận: giá cả tăng ở Trung Quốc và Mỹ, sức mua của người tiêu dùng giảm xuống ở các quốc gia này, chi phí đầu vào tăng, biến động thị trường tài chính mạnh hơn, và khả năng lãi suất tăng cao hơn. Tất cả những ảnh hưởng này có thể lây lan rộng”, chuyên gia kinh tế trưởng Jean-Francois Perrault của Scotiabank nhận định.
Cuộc khảo sát của Reuters dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,8% năm nay, không thay đổi so với mức dự báo tăng đưa ra hồi tháng 7. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong năm 2019, kinh tế thế giới chỉ tăng 3,6%, giảm so với lần dự báo trước, đồng thời thấp hơn mức dự báo tăng 3,7% mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra gần đây.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Kiểm soát tín dụng là cơ hội?
Tín dụng toàn hệ thống tăng 9,52% trong chín tháng đầu năm, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng cùng kỳ năm 2017 (11,02%) và còn cách xa mục tiêu 17% cho cả năm 2018. So với mức tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm là 7,86% thì tín dụng chỉ tăng khoảng 1,66% trong quí 3. Một con số khá khiêm tốn!
Tăng trưởng tín dụng cả năm 2018 khó có thể đạt 17% như kế hoạch đề ra từ đầu năm. Ảnh: THÀNH HOA
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%
Nhìn vào số liệu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại có thể dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2018 khó có thể đạt 17% như kế hoạch đề ra từ đầu năm. Hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho từng ngân hàng thương mại chỉ ở mức 13-14%, một số ít ngân hàng là 15%. Những tưởng NHNN giao hạn mức tăng trưởng thấp như vậy để cân đối điều chỉnh cho từng ngân hàng vào cuối năm (như các năm trước vẫn thực hiện). Nhưng trong năm 2018 mọi chuyện đã khác. Tăng trưởng tín dụng thấp đang phù hợp với quan điểm thận trọng của NHNN trong điều hành thị trường tiền tệ. Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc triển khai các nhiệm vụ và giải pháp của ngành ngân hàng được ban hành hồi đầu tháng 8 cho thấy, NHNN sẽ không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2018. Đây là biện pháp nhằm ổn định thanh khoản, kiểm soát lạm phát và quan trọng hơn là hướng dòng vốn tín dụng vào các mục tiêu hiệu quả.
Nhìn lại quãng thời gian đã qua của năm 2018, có thể thấy thị trường tiền tệ vẫn đang khá ổn định trong sự kiểm soát, điều tiết của NHNN. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô cả trong nước và thế giới đều chưa ủng hộ cho quan điểm nới lỏng tiền tệ.
GDP chín tháng đầu năm tăng 6,98% so với cùng kỳ năm 2017 và có lẽ sẽ dễ dàng vượt kế hoạch 6,7% trong cả năm 2018. Tăng trưởng kinh tế duy trì tích cực mặc cho tín dụng tăng thấp sẽ không tạo ra áp lực nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng như những năm trước. CPI tháng 9-2018 chỉ tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên, lạm phát thường tăng tốc trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ nên NHNN sẽ phải tiếp tục cẩn trọng với chỉ tiêu này. Áp lực đối với tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn luôn rình rập, nhất là khi xuất siêu thời gian qua vẫn phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp FDI.
Nhìn ra bên ngoài, sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới đang rất lớn. Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng và chưa có dấu hiệu nhượng bộ. Cùng với đó, xu hướng thắt chặt tiền tệ trên thế giới không chỉ nằm ở các đợt tăng lãi suất của Mỹ mà đã lan rộng sang nhiều nước phát triển và nhóm thị trường mới nổi. Với độ mở lớn, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động từ bên ngoài khi nền kinh tế thế giới có bất ổn.
Cơ hội tái cơ cấu nguồn thu nhập
Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế còn là động lực cho hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Một khoản nợ quá hạn được xử lý giờ đây không chỉ làm tăng thu nhập do hoàn nhập dự phòng hay lãi đã thoái thu mà còn giúp mở "room" tín dụng, tạo cơ hội cho một khoản vay mới tốt hơn.
Từ thực tế tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, đã xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng. Nói gì thì nói, tín dụng vẫn đang là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng. Nhưng các ngân hàng đều đang định hướng giảm dần sự phụ thuộc vào mảng tín dụng vốn mang nhiều rủi ro. Số liệu tổng hợp từ 25 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí 2-2018 cho thấy, tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập thuần sáu tháng đầu năm 2018 là 74,96%, giảm so với mức 76,41% của năm 2017 và mức 80% của năm 2016.
Trong các hoạt động ngoài tín dụng, mảng dịch vụ có mức tăng trưởng ấn tượng và ổn định nhất. Riêng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của 25 ngân hàng trên đã tăng trưởng 30,72% trong sáu tháng đầu năm 2018, sau khi tăng mạnh 47,27% trong năm 2017. Hầu hết các ngân hàng được khảo sát đều tăng trưởng mạnh thu nhập thuần về dịch vụ, và đa số là tăng trưởng rất đồng đều ở các dịch vụ khác nhau. Đặc thù của mảng dịch vụ là thu nhập từ mỗi khách hàng đem lại thấp, tức ngân hàng phải bỏ công sức bán hàng nhiều hơn, nhưng bù lại, rủi ro rất thấp so với các mảng khác. Doanh số và thu nhập từ mảng dịch vụ cũng khá ổn định chứ không phập phù, phụ thuộc nhiều vào thị trường như mảng kinh doanh tiền tệ hay kinh doanh ngoại hối.
Nổi bật nhất là sự tăng trưởng của dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và dịch vụ đại lý bảo hiểm. Tiềm năng của dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử vẫn còn nhiều vì định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng người dùng các thiết bị di động thông minh. Nhiều ngân hàng cũng đã đầu tư lớn vào phát triển ngân hàng số hoặc liên kết với các công ty tài chính - công nghệ để cùng thu lợi, thay vì cạnh tranh trực tiếp với nhau. Dịch vụ thanh toán quốc tế cũng đã có sự tăng trưởng liên tục cùng với độ mở và sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Đối với dịch vụ đại lý bảo hiểm, tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn vì đến năm 2017 mới chỉ có khoảng 7% dân số có tham gia bảo hiểm nhân thọ và tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm bán qua kênh ngân hàng chỉ ở mức 10% trong tổng phí bảo hiểm (tỷ lệ này tại các nước trong khu vực vào khoảng 40%, tại các nước phát triển là gần 70%). Trong năm 2017, hàng loạt ngân hàng đã ghi nhận phí hỗ trợ ban đầu độc quyền phân phối bảo hiểm làm thu nhập dịch vụ tăng vọt như Sacombank, VPbank, Techcombank, SHB. Mức phí hỗ trợ độc quyền này từ khoảng vài trăm tỉ đồng đến vài ngàn tỉ đồng tùy vào số lượng khách hàng và mạng lưới của ngân hàng. Sang năm 2018, mặc dù không còn ghi nhận phí hỗ trợ độc quyền nữa nhưng hoa hồng kinh doanh bảo hiểm vẫn tăng trưởng mạnh và đóng góp ngày càng lớn vào tổng thu nhập thuần.
Cơ hội tái cơ cấu danh mục tín dụng
Ngay chính trong hoạt động tín dụng, việc NHNN kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng cũng tạo ra cơ hội cho các ngân hàng. Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng thực sự trong điều kiện tăng trưởng tín dụng có giới hạn thấp hơn, ngân hàng càng có thêm động lực thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu nợ và khách hàng. Thay vì cho vay thoải mái với mức chịu đựng rủi ro có thể nới thêm một chút, các ngân hàng giờ đây cần chọn lọc khách hàng tốt hơn, dự án hiệu quả hơn, lãi suất cao hơn, và kể cả là tài sản bảo đảm tốt hơn. Thực ra, tại nhiều ngân hàng, hoạt động tái cấu trúc danh mục tín dụng đã diễn ra tích cực vài năm nay sau bài học nợ xấu giai đoạn trước. Khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định, khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả là mục tiêu hướng đến của nhiều ngân hàng, thay vì tập trung vào các lĩnh vực có thể tăng nhanh dư nợ nhưng nhiều rủi ro như cho vay bất động sản, chứng khoán, BOT và BT giao thông.
Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế còn là động lực cho hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Một khoản nợ quá hạn được xử lý giờ đây không chỉ làm tăng thu nhập do hoàn nhập dự phòng hay lãi đã thoái thu mà còn giúp mở "room" tín dụng, tạo cơ hội cho một khoản vay mới tốt hơn. Việc xử lý nợ quá hạn vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn, nhất là bằng phương pháp bán nợ. Thậm chí, với một khoản nợ chưa phải là nợ quá hạn nhưng có rủi ro hơi cao một chút, hoặc lãi suất cho vay thấp, cũng có thể được bán sang các ngân hàng khác còn "room", bán cho công ty mua bán nợ hoặc các doanh nghiệp. Do đó, việc cơ cấu lại danh mục tín dụng không chỉ giúp rủi ro nợ xấu giảm đi mà còn làm tăng biên độ lợi nhuận.
Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên quản lý bằng cách giao hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm cho các ngân hàng, hay việc có nên điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng như các năm trước đây. Nhưng trong quyết định điều hành của NHNN, ắt hẳn cơ quan này có cái lý của họ. Trước một quyết định chính sách luôn có hai mặt, "nguy" hay "cơ" là tùy vào quan điểm và cách làm của mỗi ngân hàng.
Nam Quyên
Theo thesaigontimes.vn
Vay 'chơi' chứng khoán tăng, công ty chứng khoán lợi lớn Dù thị trường có nhiều phiên tăng giảm mạnh nhưng số tiền cho vay cầm cố mua cổ phiếu vẫn không giảm mà có chiều hướng tăng. SSI là công ty có dư nợ cho vay margin cao nhất Khoản lãi từ cho vay ký quỹ (margin) đóng góp đáng kể vào lợi nhuận 9 tháng của các công ty chứng khoán. Cụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi
Hậu trường phim
23:51:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025