Giới chức Ukraine sốc trước bình luận của phe Cộng hòa Mỹ trước bầu cử giữa nhiệm kỳ
Các quan chức Ukraine đã bày tỏ tâm trạng sốc trước những đề xuất của một nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng hỗ trợ trong tương lai cho Ukraine có thể bị hạn chế nếu đảng này giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới.
Ông Kevin McCarthy. Ảnh: Financial Times
Theo tờ Financial Times, đầu tuần này, lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy nói với Punchbowl News: “Tôi nghĩ mọi người sẽ rơi vào tình trạng suy thoái và họ sẽ không viết séc trắng cho Ukraine”.
Ông David Arakhamia, lãnh đạo đảng cầm quyền Ukraine tại Quốc hội, nói với tờ Financial Times ngày 19/10: “Thành thật mà nói, chúng tôi rất sốc khi nghe những bình luận này của ông McCarthy”.
Ông nói thêm: “Chỉ vài tuần trước, phái đoàn của chúng tôi đã đến thăm Mỹ và có cuộc gặp với ông McCarthy. Chúng tôi được đảm bảo rằng ủng hộ lưỡng đảng dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu ngay cả khi họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử”.
Trong khi đó, ông Oleg Nikolenko, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine, nói thêm rằng Ukraine đang trông cậy vào sự hỗ trợ liên tục của lưỡng đảng Mỹ.
Quốc hội Mỹ đã thông qua hàng tỷ USD tiền viện trợ cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột. Gần đây nhất là gói 12,3 tỷ USD trong khuôn khổ dự luật chi tiêu nhằm ngăn chặn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Tuy nhiên, đã xuất hiện chia rẽ đảng phái về vấn đề này. Vào tháng 5, 11 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và 57 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối yêu cầu hỗ trợ an ninh trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine. Các nhà lập pháp và nhà phân tích dự báo bất đồng nội bộ của đảng Cộng hòa sẽ gia tăng trong Quốc hội tiếp theo, đặc biệt là khi cuộc bầu cử năm 2024 đến gần.
Video đang HOT
Ông Michael McCaul, thành viên đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói rằng đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ viện trợ cho Ukraine nhưng muốn giám sát nhiều hơn.
Ông Josh Hawley, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, cho biết trong một tuyên bố ngày 19/10: “Mỹ đã chi viện trợ cho Ukraine nhiều hơn tất cả các đồng minh châu Âu cộng lại nhưng lại không có hoạt động giám sát đáng kể nào. Điều này thật ngớ ngẩn và không bền vững”.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nói rằng mặc dù họ dự báo cuộc xung đột cuối cùng sẽ kết thúc tại bàn đàm phán, nhưng các quan chức thấy không có triển vọng đàm phán ngay lập tức và sẽ tiếp tục viện trợ sát thương để củng cố sức mạnh cho Ukraine.
Các nhà phân tích nói thêm trong trường hợp đảng Cộng hòa giành lại Hạ viện, chính quyền Mỹ có thể tìm cách tranh thủ thông qua một gói hỗ trợ lớn trong thời gian trước khi quyền kiểm soát thuộc về đảng Cộng hòa.
Về phần mình, các quan chức châu Âu cho biết họ lưu ý tới những bình luận của ông McCarthy, nhưng nhận định những lời nói này không phải là khởi đầu của một thay đổi chính sách thực sự.
Ông Hanno Pevkur, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, đã đến thăm Washington trong tuần này và cho biết ông đã nói với các thành viên Cộng hòa Mỹ rằng ủng hộ Ukraine có nghĩa là duy trì trật tự quốc tế.
Trái lại, ông Eric Edelman, cố vấn tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, cho rằng ông có cảm nhận xấu về chia rẽ nổi lên trong đảng Cộng hòa nhưng ông hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Mỹ, Đức đẩy nhanh chuyển giao vũ khí cho Ukraine sau động thái của Nga
Sau khi Nga không kích các thành phố của Ukraine để trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea, cả Mỹ và Đức đều đẩy nhanh chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Biden cam kết hỗ trợ Ukraine. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, Mỹ đang tăng tốc vận chuyển hai hệ thống phòng không tiên tiến cho Ukraine trong bối cảnh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tăng cường yêu cầu phương Tây cung cấp vũ khí tân tiến hơn để đối phó với Nga.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng tập đoàn Raytheon của Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ lắp ráp các đơn vị Hệ thống Tên lửa Đất đối không Tiên tiến Quốc gia (NASAMS) bằng cách sử dụng các bộ phận hiện có thay vì chế tạo mới. Mỹ cũng đang ký hợp đồng để sản xuất nhiều bộ phận khác trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/10: "Chúng tôi đang sử dụng một số công cụ để chuyển tiền và hoàn thành quá trình ký hợp đồng một cách nhanh chóng. Chúng tôi tập trung vào tốc độ và đây là một ví dụ về khả năng làm việc nhanh chóng với ngành này để đẩy nhanh quá trình giao vũ khí".
Tổng thống Zelensky đã nói rằng phòng không là ưu tiên hàng đầu của Ukraine trong cuộc chiến chống lực lượng Nga. Lời kêu gọi này càng trở nên cấp thiết sau khi Nga tấn công tên lửa Ukraine trong những ngày gần đây để trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea.
Trong cuộc điện đàm ngày 10/10 với ông Zelensky, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cần thiết cho Ukraine, trong đó có cả các hệ thống phòng không tiên tiến. Tuyên bố của Nhà Trắng không nêu rõ ông Biden đang nói về hệ thống nào, nhưng cuộc điện đàm cho thấy Mỹ đang chịu áp lực phải cung cấp các hệ thống phòng không và chống tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine.
NASAMS, do Kongsberg Defense và Aerospace của Na Uy phát triển, là một trong những hệ thống phòng không được sử dụng rộng rãi nhất của NATO và là hệ thống bảo vệ khu vực Washington. Lầu Năm Góc cho biết hệ thống này sẽ được giao trong vòng vài tuần.
Người phát ngôn của Raytheon cho biết các bộ phận của NASAMS được sản xuất tại một số địa điểm như Mississippi, California, Arizona và Na Uy. Hai hệ thống NASAMS bổ sung đã được đưa vào hợp đồng vào tháng 8 nhưng đang được chế tạo mới và sẽ phải đến năm 2024 mới hoàn thành. Bốn hệ thống nữa sẽ được chế tạo vào một thời gian sau đó và cũng đã được cam kết chuyển giao cho Ukraine.
Bệ phóng IRIS-T SLM tại Berlin. Ảnh: Wikipedia
Trong khi đó, theo tờ Der Spiegel của Đức, Ukraine đã nhận được chiếc đầu tiên trong số 4 hệ thống phòng không IRIS-T SLM từ Đức. Mặc dù kho dự trữ vũ khí đã cạn kiệt nghiêm trọng, nhưng Đức vẫn cung cấp cho Ukraine hệ thống cực kỳ hiện đại này trước cả các lực lượng của chính Đức.
Hệ thống IRIS-T SLM gồm một xe chỉ huy, một xe radar và một bệ phóng gắn trên xe tải có khả năng bắn 8 tên lửa. Hệ thống này đã được bàn giao cho quân đội Ukraine ở biên giới Ba Lan-Ukraine ngày 11/10.
Quá trình bàn giao diễn ra 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht có chuyến thăm không báo trước tới Ukraine. Trong chuyến thăm, bà hứa với người đồng cấp Ukraine rằng nước này sẽ nhận được IRIS-T trong vài ngày tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết cung cấp hệ thống này cho Ukraine vào tháng 6 và thời gian chuyển giao ban đầu dự kiến vào tháng 11.
Theo bà Lambrecht, các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine mới đây cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine một cách nhanh chóng.
Đức đã hứa chuyển cho Ukraine ít nhất bốn hệ thống IRIS-T. Hệ thống này có thể tấn công tên lửa đang bay tới cách xa tới 40 km. Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp ít nhất hơn chục hệ thống này và đề nghị mua trực tiếp từ nhà sản xuất Diehl Defense.
Quân đội Đức vẫn chưa triển khai hệ thống IRIS-T trên mặt đất, còn ba hệ thống còn lại vẫn chưa được sản xuất. Thời gian qua, Đức đã bị Ukraine chỉ trích vì do dự trong viện trợ vũ khí hạng nặng, nhưng vũ khí mà nước này gửi đi đã khiến kho dự trữ của Đức cạn kiệt.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã cảnh báo về tình trạng kho vũ khí bị thâm hụt vào tháng 8. Một bài báo của Business Insider tiết lộ rằng Quân đội Đức chỉ có đủ đạn dược dùng cho hai ngày nếu xảy ra chiến tranh.
Thiệt hại kinh tế khiến phương Tây bối rối với quy mô 'bơm' vũ khí cho Ukraine Mỹ đã gửi cho Ukraine 9,8 tỷ USD viện trợ quân sự, nhưng hôm 30/5 quyết định giữ lại lô tên lửa có thể vươn tới Nga và đánh chặn tên lửa đối phương. Vũ khí TOS-2 của Nga. Ảnh: Creative Commons Mỹ là nước mạnh tiếng ủng hộ Ukraine nhất trong các đồng minh. Washington gần đây thông qua gói viện trợ...