Giới chức Mỹ khuyến khích người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19
Chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci khuyến khích người dân nước này tiêm chủng 1 trong 3 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm vacine của Johnson & Johnson vừa được cấp phép hôm 27/2 vừa qua.
Vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng Johnson & Johnson sản xuất tháng 9/2020. Ảnh: AP/TTXVN
Phát biểu trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của kênh truyền hình NBC ngày 28/2, ông Fauci khẳng định cả 3 loại vaccine được cấp phép đều an toàn và mọi người có thể tiêm bất cứ loại nào sẵn có nhất. Trước vaccine của Johnson & Johnson, Mỹ đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Cả 2 loại vaccine này đều đòi hỏi bảo quản ở môi trường đóng băng và phải tiêm 2 mũi. Trong khi đó, vaccine của Johnson & Johnson chỉ cần bảo quan ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường và chỉ cần tiêm 1 mũi.
Các kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả phòng chống COVID-19 của hai loại vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna cao hơn vaccine của Johnson & Johnson. Tuy nhiên, ông Fauci và nhiều chuyên gia cho rằng khó so sánh trực tiếp hiệu quả của các loại vaccine nói trên vì các cuộc thử nghiệm có mục đích khác nhau và cuộc thử nghiệm vaccine của Johnson & Johnson được thực hiện trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến thể mới của virus gây bệnh. Ông Fauci cho biết thêm các nghiên cứu đang được tiến hành bổ sung để xác định hiệu quả và an toàn của các loại vaccine này đối với trẻ dưới 18 tuổi là nhóm nguy cơ mắc COVID-19 ít hơn.
Theo ông Fauci, Mỹ có thể tiêm chủng cho học sinh cấp tiểu học vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, trong khi học sinh trung học tại nước này có thể được tiêm chủng vào mùa Thu năm nay.
Vaccine của Johnson & Johnson được cấp phép sử dụng giúp bổ sung nguồn cung vaccine để Mỹ sớm hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến nay khoảng 14% dân số nước này đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca nhiễm lên tới 29,22 triệu ca và hơn 525.000 ca tử vong. Số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày tại Mỹ đã giảm đáng kể từ tháng 1/2021. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng cho toàn bộ người dân nước này vào cuối tháng 7/2021. Giới chức Mỹ hy vọng vaccine của Johnson & Johnson bắt đầu được phân phối trong ngày 2/3.
Điểm khác biệt vượt trội của vắc xin Covid-19 một liều
Vắc xin Johnson & Johnson chỉ cần tiêm liều duy nhất và có thể bảo quản 3 tháng trong tủ lạnh thông thường.
Vắc xin của hãng Johnson & Johnson vừa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp. Như vậy, sau Pfizer, Moderna, đây là vắc xin thứ 3 được Mỹ cấp phép.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Emerging Growth
Cách tạo ra vắc xin Johnson & Johnson
Vắc xin của hãng dược Johnson & Johnson được gọi là vắc xin vector virus. Để tạo ra loại vắc xin này, các nhà khoa học đã sử dụng virus Adeno vô hại - vector virus. Họ thay thế một đoạn nhỏ hướng dẫn di truyền của virus trên bằng các gene virus corona.
Khi được tiêm vào cơ thể người, virus Adeno đã sửa đổi sẽ xâm nhập vào các tế bào để tạo ra protein gai. Hệ miễn dịch nhận thấy các protein lạ và sản sinh ra kháng thể. Do đó, người đã tiêm vắc xin sẽ được bảo vệ nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 trong tương lai.
Cách tiếp cận này không mới. Johnson & Johnson đã sử dụng phương pháp tương tự để sản xuất vắc xin Ebola. Vắc xin AstraZeneca cũng là vắc xin vector virus Adeno.
Trong khi đó, vắc xin Moderna và Pfizer đều là vắc xin mRNA, sử dụng các hướng dẫn di truyền từ virus corona để ra lệnh cho các tế bào của một người tạo ra protein gai. Chúng không sử dụng một loại virus khác làm vector.
Hiệu quả
Moderna: Hiệu quả 94% ngăn ngừa ca bệnh có triệu chứng, hiệu quả 100% chống bệnh trở nặng.
Pfizer: Hiệu quả 95% ngăn ngừa các ca có triệu chứng, hiệu quả gần 100% chống bệnh trở nặng.
Johnson & Johnson: Hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh, hiệu quả 85% chống bệnh trở nặng.
Mặc dù vắc xin Moderna và Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 khoảng 95% nhưng các thử nghiệm đã được thực hiện vào mùa hè và mùa thu năm 2020, trước khi các biến thể mới dễ lây lan hơn phổ biến.
Trong khi đó, các thử nghiệm của Johnson & Johnson được thực hiện gần đây hơn và có tính đến hiệu quả của vắc xin đối với các biến thể mới.
Theo báo cáo của FDA, vắc xin này chống được các biến thể từ Anh, Nam Phi và Brazil.
Bao nhiêu người tham gia thử nghiệm
Moderna: 30.000 tình nguyện viên ở Mỹ
Pfizer: 40.000 tình nguyện viên ở 6 quốc gia: Mỹ, Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Nam Phi.
Johnson & Johnson: 40.000 tình nguyện viên trên 8 quốc gia: Mỹ, Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Nam Phi.
Cách tiêm
Moderna: Hai mũi tiêm vào cánh tay, cách nhau 28 ngày
Pfizer: Hai mũi tiêm vào cánh tay, cách nhau 21 ngày
Johnson & Johnson: Một mũi tiêm vào cánh tay
Tác dụng phụ phổ biến
Moderna: Đau cánh tay (92%), mệt mỏi (68%), nhức đầu (63%), đau cơ (59%), đau khớp (45%) và ớn lạnh (43%).
Pfizer: Đau cánh tay (84%), mệt mỏi (63%), nhức đầu (55%), đau cơ (38%), ớn lạnh (32%), đau khớp (24%), sốt (14%).
Johnson & Johnson: Đau cánh tay (48%), nhức đầu (39%), mệt mỏi (38%) và đau cơ (33%).
Thời gian để vắc xin có hiệu lực
Moderna: Được bảo vệ một phần 10-14 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, được bảo vệ đầy đủ 2 tuần sau mũi tiêm thứ hai.
Pfizer: Tương tự Moderna.
Johnson & Johnson: Được bảo vệ một phần sau 14 ngày và bảo vệ đầy đủ sau 28 ngày.
Mỹ có thể 'khai tử' một số Boeing 777 Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không. Lệnh kiểm tra tăng cường với một số máy bay chở khách Boeing 777 được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đưa ra ngày 21/2, một ngày sau khi một máy bay dòng...