Giới chức Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 không gây phản ứng đông máu
Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh ngày 18/3 thông báo các chuyên gia nước này không tìm thấy bất cứ mối liên quan trực tiếp nào giữa việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với triệu chứng đông máu ở người được tiêm.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Kết luận trên được MHRA đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tạm dừng sử dụng vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) cùng trường Đại học Oxford phối hợp bào chế, do lo ngại về các phản ứng phụ.
Theo MHRA, để đi đến kết luận tên, các nhà khoa học của Anh đã thực hiện nghiên cứu đối với cả vaccine của AstraZeneca/Oxford, cũng như vaccine do hãng Pfizer (Mỹ) cùng BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Bên cạnh đó, các dữ liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu là tương đương giữa nhóm đối tượng được tiêm chủng và nhóm chưa được tiêm chủng. Tuyên bố của bà June Raine – Giám đốc MHRA nêu rõ: “Không có bằng chứng cho thấy khả năng gia tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch khi tiêm một trong hai loại vaccine này”.
Video đang HOT
MHRA cũng cho biết chỉ phát hiện 5 trường hợp xuất hiện huyết khối hiếm trong não trong số 11 triệu người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca. Với khẳng định việc tiêm vaccine đem lại nhiều lợi ích hơn so với các nguy cơ, cơ quan này khuyến nghị nên tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban về thuốc điều trị cho người Munir Pirmohamed thì ngụ ý rằng ngay cả khi có mối liên hệ giữa hiện tượng xuất hiện huyết khối và việc tiêm vaccine, không nhất thiết phải dừng chương trình tiêm chủng.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17/3 nhấn mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca mang lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào, do đó các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.
Hiện tượng đông máu được cho là thường xuyên xảy ra và là nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến thứ 3 trên toàn cầu. Trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, các nước thường xuyên thông báo những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, song không hẳn toàn bộ các triệu chứng xuất hiện sau đó là hệ quả của việc tiêm chủng. Ủy ban Cố vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine đang thận trọng đánh giá dữ liệu an toàn mới nhất và sẽ công bố ngay khi có kết quả.
Pháp điều tra biến chủng nCoV nghi 'né xét nghiệm'
Giới khoa học Pháp đang điều tra một biến chủng nCoV mới được phát hiện ở vùng Brittany, được cho là khó xét nghiệm hơn so với các chủng trước.
"Các cuộc điều tra sẽ được tiến hành nhằm xác định cách biến chủng này phản ứng với vaccine và những kháng thể được phát triển từ quá trình mắc Covid-19 trước đó", cơ quan y tế vùng Brittany, phía tây Pháp, cho biết trong tuyên bố hôm nay.
8 ca nhiễm biến chủng nCoV mới được xác định trong cụm dịch tại một bệnh viện ở Brittany. Bộ Y tế Pháp hôm 15/3 cho hay phân tích ban đầu không cho thấy biến chủng này dễ lây lan hoặc gây tử vong cao hơn so với các chủng nCoV trước đó.
Một cụ ông được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Marseille, Pháp, hôm 15/3. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, giới khoa học muốn tìm hiểu liệu biến chủng này có thể "né xét nghiệm" hay không, sau khi vài ca nhiễm ban đầu nhận kết quả âm tính với xét nghiệm PCR, nhưng lại dương tính khi xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu thử sâu trong hệ hô hấp. Các cơ quan y tế quốc tế cũng đã được cảnh báo về biến chủng mới này.
Vùng Brittany cho đến nay đã tránh được hậu quả nặng nề từ làn sóng đại dịch thứ ba đang "càn quét" Pháp và các nước châu Âu khác, nhưng số ca nhiễm đang gia tăng. Tỷ lệ nhiễm trung bình trong 7 ngày trên 100.000 cư dân tại Brittany hôm 12/3 là 132,9, cao hơn so với mức 113 tuần trước. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Paris và các vùng lân cận là 404/100.000.
Giữa lúc "nước sôi lửa bỏng", Pháp cùng nhiều nước châu Âu khác lại quyết định tạm ngừng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca, sau các báo cáo về tình trạng đông máu ở người được tiêm. Giới chuyên gia lo ngại các nước sẽ lãng phí khoảng thời gian quý báu trong cuộc chạy đua chống các biến chủng nCoV, khi chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ.
Kêu gọi EU họp thượng đỉnh về tình trạng phân phối vaccine không công bằng Lãnh đạo các nước Áo, CH Séc, Slovenia, Bulgaria và Latvia ngày 12/3 gửi một bức thư kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về "sự mất cân bằng lớn" trong phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague,...