Giờ mới biết công dụng của 6 thiết kế này, tôi tự trách IQ mình thấp “kịch đáy”
Thì ra nhà sản xuất không có lỗi, lỗi ở người dùng vô tâm, mà tôi chính là ví dụ điển hình.
1. Túi xách giấy
Sau khi mua đồ, túi xách giấy thường được nhiều người giữ lại để tận dụng trong 1 dịp khác. Và điều này cũng không ngoại lệ với tôi.
Thực sự tôi cảm thấy món đồ này quá tiện lợi, nhưng cũng hơi “ghét” chúng vì khó đóng lại hoàn toàn. Vậy nên mỗi khi cần dùng, tôi cứ phải buộc dây như ảnh minh họa, trông đến là xấu xí.
Cho đến gần đây khi lướt mạng xã hội, tôi mới biết hoàn toàn có cách hay để gập gọn những chiếc túi xách kiểu này. Thì ra bấy lâu nay tôi mới là “chú hề”.
Theo đó, bạn chỉ cần đưa tay cầm hai bên xuyên qua các lỗ nhỏ ở phía đối diện, sau đó kéo ra là chúng sẽ tự động “khóa” lại. Không chỉ đẹp mắt mà còn yên tâm đồ đạc đựng ở trong sẽ không bị rơi ra ngoài. Người nghĩ ra thiết kế này quả là có IQ đỉnh nóc! Ước gì tôi biết điều này sớm hơn.
2. Nhiệt kế
Có ai giống tôi không, mỗi lần sử dụng nhiệt kế, tôi luôn cảm thấy hộp đựng của chúng có kiểu dáng không hợp lý. Bởi đặt nhiệt kế vào trong vẫn còn thừa 1 khoảng trống nhỏ, khiến nhiệt kế có thể dễ dàng lắc qua lắc lại. Là người hậu đậu, tôi rất sợ mỗi lần mở nắp sẽ đánh rơi và khiến nhiệt kế vỡ tan tành.
Vì thế, tôi đã luôn âm thầm chê nhà sản xuất, rằng 1 vấn đề nhỏ như vậy mà họ cũng không tìm cách giải quyết. Mãi sau này tôi mới biết, thực chất có 1 “bí mật” nằm ở bên trong nắp đậy.
Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ biết bên trong nắp đậy có 1 khe nhỏ, bạn chỉ cần đặt đầu cắm của nhiệt kế vào khe là chúng sẽ khớp chính xác. Sau đó bạn thao tác đóng hộp đựng như bình thường. Yên tâm rằng, ngay cả khi vẫn còn thừa 1 khoảng trống thì nhiệt kế cũng không còn tình trạng lắc lư.
Video đang HOT
3 . Thùng rác
Tôi tự nhận bản thân là người sạch sẽ, chăm chỉ vứt rác đều đặn hàng ngày hàng tuần để nhà cửa luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Nhưng thú thật, đôi lúc tôi cảm thấy quá nản với thao tác thay mới túi rác. Tôi thường loay hoay gần 1 phút mới có thể cho túi rác vào thùng theo đúng ý muốn.
Gần đây tôi phát hiện 1 cách thực tế và nhanh gọn hơn. Đó là phủ kín túi đựng vào thùng, sau đó “đập” xuống để túi tự khớp theo hình dáng của thùng. Cách làm này thực sự rất tiện, vừa giúp cố định túi rác vừa tránh bẩn tay. Bạn thấy hay thì có thể áp dụng xem sao.
4. Tất
Những chiếc tất mới mua thường được cố định bằng đường chỉ này. Mỗi lần muốn tháo chúng ra đều phải tìm kéo chứ khó mà dùng tay xử lý. Điều này khiến tôi cảm thấy vừa khó chịu vừa phiền phức, lắm lúc còn nghĩ: Thiết kế gì mà quá ngớ ngẩn!
Thế nhưng đến 1 ngày tôi chợt nhận ra, nhà sản xuất vốn dĩ đã gửi gắm ý đồ, chỉ có người dùng là tôi không chịu tìm hiểu mà thôi. Bạn biết đó, đôi tất mới mua sẽ có 1 cái móc kim loại để cố định tất. Bạn chỉ cần tháo móc và dùng nó để kéo nhẹ sợi chỉ, ngay lập tức đường chỉ sẽ tuột ra một cách dễ dàng.
Kể từ khi phát hiện ra điều này, tôi đã không còn dùng đến kéo để tháo đường chỉ ở tất.
5. Đĩa bánh dùng 1 lần
Thiết kế đĩa dùng 1 lần rất tiện trong những bữa tiệc ăn nhanh hoặc du lịch ngoài trời. Tuy nhiên có bao giờ bạn thấy điểm bất ổn là đĩa bánh khá bằng phẳng, tạo cảm giác đồ ăn có thể rơi rớt bất cứ lúc nào?
Tôi đã từng nghĩ đây là lỗi thiết kế trong quá trình sản xuất. Mãi sau mới biết không phải vậy! Thì ra các nếp gấp ở trên đĩa bánh không chỉ có tác dụng trang trí mà còn dùng để gấp lại, biến đĩa bằng phẳng thành đĩa sâu lòng chỉ trong nháy mắt. Với thiết kế này, đồ ăn dù có dính 1 chút nước sốt cũng chẳng sợ bị chảy ra ngoài.
6. Nắp bồn cầu
Trước đây khi vệ sinh bồn cầu, tôi phải sắm thêm 1 cái cọ chuyên dụng để có thể chọc vào các khe hở trên nắp. Nhưng hiệu quả làm sạch chỉ khoảng 70% thôi vì vẫn có những “điểm mù” khó nhìn thấy.
Cho đến khi tôi vô tình biết được, hóa ra nắp bồn cầu không phải thiết kế “dính chặt” như tôi từng nghĩ. Chúng hoàn toàn có thể tháo rời chỉ bằng 1 thao tác nhấn nút. Kể từ khi phát hiện ra điều này, tôi luôn gỡ nắp bồn cầu để đảm bảo lau hiệu quả nhất có thể. Cảm giác chỉ cần bồn cầu sạch là không gian nhà tắm cũng tự động trở nên sạch sẽ.
4 món này dù được giảm giá bạn cũng ĐỪNG nên mua: Đã tốn tiền lại còn hao điện kinh khủng
Khuyên bạn nên cân nhắc khi mua 4 thiết bị này cho gia đình.
Thiết bị điện tử là những món đồ hữu ích giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, dù có dư dả đến đâu, tôi khuyên bạn đừng nên chi tiền cho 4 món sau đây, ngay kể cả chúng được khuyến mại giá rẻ cũng hãy tỉnh táo để không rơi vào "cạm bẫy" mua sắm. Bởi chúng thực sự không dễ sử dụng, một số món còn là nguyên nhân khiến tiền điện nhà bạn tăng vù vù hàng tháng.
1. Bồn cầu điều khiển bằng giọng nói
Bồn cầu thực chất chỉ là một thiết bị vệ sinh đơn giản, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các thiết kế bồn cầu thông minh đã được ra đời. Chúng trang bị thêm nhiều chức năng tiện lợi như nắp lật cảm ứng, sưởi ấm ghế ngồi, xả nước tự động, điều khiển bằng giọng nói...
Nghe có vẻ rất hữu ích, nhưng trên thực tế không nhất thiết phải chi số tiền lớn chỉ để đổi lấy những tính năng quá "cao siêu" cho 1 thiết bị cơ bản, đặc biệt là chức năng điều khiển bằng giọng nói.
Một số cư dân mạng phàn nàn rằng, họ mua bồn cầu thông minh có chức năng điều khiển bằng giọng nói, và vô tình tạo ra hiện tượng: cứ đến nửa đêm lại có tiếng người nói chuyện. Bởi vì để điều khiển được bồn cầu đòi hỏi 1 giọng điệu đủ lớn, nhiều người nói rằng đôi lúc họ đã phải hét lên với bồn cầu.
Điều quan trọng nhất của nhà vệ sinh là phải đảm bảo được sự sạch sẽ và thoải mái. Do đó, thiết bị bồn cầu kể cả loại thông minh cũng chỉ cần chức năng cơ bản như sưởi ấm ghế và xả nước tự động. Còn lại, những chức năng thông minh khác thực ra khá thừa thãi và vô dụng. Bạn không nên lãng phí tiền bạc cho những thiết kế này.
2. Máy giặt tích hợp máy sấy
Thiết kế giặt sấy tích hợp trong một tưởng chừng thiết thực nhưng thực tế sử dụng lại dễ gây thất vọng. Xét về giá thành, chúng đắt đỏ hơn nhiều so với mua riêng biệt máy giặt và máy sấy, chưa kể 1 số dòng sở hữu công nghệ tiên tiến thì càng có giá cao hơn. Bên cạnh giá mua ban đầu, chi phí bảo trì và sửa chữa cũng tốn thêm 1 khoản kha khá, bởi vì dòng máy này dễ gặp trục trặc do được tích hợp nhiều tính năng.
Ngoài ra, máy giặt tích hợp máy sấy còn tồn tại thêm 1 nhược điểm khác, đó là hiệu suất sấy kém hơn so với sử dụng máy sấy riêng biệt. Điều này sẽ khiến trang phục dễ nhăn và biến dạng trong quá trình sấy, tệ hơn là quần áo vẫn có thể bị ẩm ướt chứ không hoàn toàn khô ráo.
Bên cạnh đó, máy giặt sấy tích hợp còn tiêu hao khá nhiều điện năng, đặc biệt là khi sử dụng chế độ sấy nóng hoặc sấy bơm nhiệt. Kể cả bạn giặt quần áo bằng máy giặt sau đó sấy quần áo bằng máy sấy, thì lượng nước lượng điện tiêu thụ ở cả 2 thiết bị cũng ít hơn đáng kể cho với dùng thiết kế giặt sấy tích hợp.
3. Tivi màn hình lớn
Tivi càng lớn thì càng phải có khoảng cách xem lớn, nghĩa là bạn cần ngồi xa để có thể trải nghiệm hình ảnh tốt nhất. Do đó, nếu diện tích nhà nhỏ hẹp, tivi màn hình lớn thực sự không phải lựa chọn lý tưởng dù chúng trông rất cao cấp và hiện đại.
Chất lượng hình ảnh và độ nét của tivi màn hình lớn cũng có thể bị giảm sút nếu không được đặt trong không gian hợp lý. Chẳng hạn, tivi sử dụng màn hình LED hoặc OLED có thể sẽ gặp hiện tượng phản chiếu ánh sáng nếu phòng có cửa sổ quá sáng hoặc đèn điện quá mạnh, từ đó khiến cho trải nghiệm xem trở nên kém hoàn hảo.
4. Giá treo quần áo có chức năng sấy khô
Giá treo sấy khô từng được xem là giải pháp tiện ích giúp làm khô quần áo nhanh chóng, không chỉ tiện dụng mà còn tiết kiệm không gian hiệu quả. Trên thực tế, thiết kế này tồn tại quá nhiều nhược điểm "chí mạng".
Điểm hạn chế lớn nhất của giá treo sấy khô đó là khả năng sấy không mạnh mẽ. Chúng sử dụng nhiệt thấp nên trang phục khó có thể khô ráo hoàn toàn, ngay cả khi sấy với số lượng ít thì cũng cần thời gian khá lâu để làm khô. Một số cư dân mạng chia sẻ rằng, dùng thiết bị này khiến cho quần áo của họ gặp phải tình trạng nửa trên khô ráo nhưng nửa dưới vẫn cực kỳ ẩm ướt.
Về cơ chế, giá treo sấy khô thường tiêu tốn ít điện năng hơn so với máy sấy chuyên dụng. Nhưng nếu muốn quần áo khô ráo, bạn buộc phải sấy trong thời gian dài. Điều này khiến ưu điểm bỗng chốc hoá nhược điểm, vì thời gian sấy lâu đồng nghĩa với việc tiêu thụ điện năng kéo dài. Bạn không muốn hoá đơn tiền điện tăng cao mỗi tháng thì nên cân nhắc sử dụng thiết kế này.
Nghe theo cảnh báo "không vứt giấy vào bồn cầu", tôi tá hỏa vì nhà tắm bẩn kinh khủng Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ cách này là giữ sạch sẽ và vệ sinh cho nhà tắm của gia đình. Khi vào nhà vệ sinh, hầu như chúng ta sẽ thấy những tấm biển nhắc nhở "Không vứt giấy vào bồn cầu" hoặc "Vứt giấy vào sọt rác". Từ đó, cũng không ít người giống như tôi, áp dụng luôn nguyên tắc...