Gió bão tại đảo Lý Sơn đang mạnh lên
Sáng 9.11, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió cấp 5, cấp 6 và gió bão đang mạnh lên. Công tác phòng chống bão đang được chính quyền và nhân dân khẩn trương thực hiện.
Việc neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, di dời dân ra khởi vùng nguy hiểm… đang được triển khai gấp rút
Việc neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, di dời dân ra khởi vùng nguy hiểm… đang được gấp rút triển khai, đảm bảo hoàn thành trước 17 giờ chiều nay (9.11).
Tại Vũng neo trú tàu thuyền An Hải, gần 400 phương tiện tàu cá đang hoạt động trên biển đã vào nơi tránh trú an toàn. Trong đó, có gần 40 phương tiện tàu cá đang khai thác hải sản tại ngư trường Trường Sa cũng đã kịp chạy về cập đảo, tìm nơi tránh trú an toàn.
Xác định bão số 14 có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đảo Lý Sơn vào tối và rạng sáng mai 10.11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Lý sơn đã khẩn trương họp bàn để có biện pháp đối phó với bão, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động chằng chống nhà cửa cùng tài sản… hướng dẫn các hộ dân sử dụng bao cát và các vật dụng khác để chằng chống nhà cửa phòng khi mưa bão đổ bộ vào gây tốc mái hoặc làm hư hại nhà cửa như những cơn bão trước.
Ngoài ra, địa phương còn tổ chức đoàn công tác, phân công lực lượng xuống địa bàn để kiểm tra, đôn đốc theo dõi nắm tình hình công tác phòng chống bão, tổ chức di dời trên 40 hộ dân sống ở các vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao về nơi tránh trú an toàn; đảm bảo về tài sản, tính mạng người dân khi mưa bão đổ bộ vào đảo trong đêm tối.
Video đang HOT
Tất cả đều hối hả để sẵn sàng đối phó với bão số 14, siêu bão mạnh nhất từ trước đến nay, đang tiến vào đất liền…
Theo TNO
Siêu bão Hải Yến suy yếu một ít
Sáng sớm nay (9.11), sau khi đi vào vùng biển phía đông đông bắc quần đảo Trường Sa, bão số 14 đã suy yếu đi một ít.
Dự báo trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển và suy yếu dần thành một vùng áp thấp - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Cụ thể, theo bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư phát lúc 9 giờ 30, hồi 7 giờ cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,5 độ vĩ bắc; 116,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 290 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức từ 150 đến 163 km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35 km. Đến 7 giờ ngày 10.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ vĩ bắc; 109,5 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh Bình Định - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Đến 7 giờ ngày 11.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ vĩ bắc; 104,7 độ kinh đông, trên khu vực các tỉnh bắc trung bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa bắc tây bắc và bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10 - 12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.
Khu vực nam Vịnh Bắc bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Định đến Quảng Trị (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) từ chiều tối nay (9.11) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13-14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Khu vực bắc Vịnh Bắc bộ từ ngày mai (10.11) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ đêm nay (9.11) các tỉnh từ Bình Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 12 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Ở các tỉnh Nam đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10.11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8.
Từ chiều tối nay (9.11) ở khu vực Trung Trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Ngãi - Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với triều cường cao từ 4 - 6m. Sóng biển 5- 8m, vùng gần tâm bão trên 10m.
Sáng sớm nay (9.11), sau khi đi vào vùng biển phía đông đông bắc quần đảo Trường Sa, bão số 14 đã suy yếu đi một ít.
Dự báo trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển và suy yếu dần thành một vùng áp thấp - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Cụ thể, theo bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư phát lúc 9 giờ 30, hồi 7 giờ cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,5 độ vĩ bắc; 116,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 290 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức từ 150 đến 163 km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35 km. Đến 7 giờ ngày 10.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ vĩ bắc; 109,5 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh Bình Định - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Đến 7 giờ ngày 11.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ vĩ bắc; 104,7 độ kinh đông, trên khu vực các tỉnh bắc trung bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa bắc tây bắc và bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10 - 12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.
Khu vực nam Vịnh Bắc bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Định đến Quảng Trị (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) từ chiều tối nay (9.11) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13-14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Khu vực bắc Vịnh Bắc bộ từ ngày mai (10.11) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ đêm nay (9.11) các tỉnh từ Bình Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 12 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Ở các tỉnh Nam đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10.11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8.
Từ chiều tối nay (9.11) ở khu vực Trung Trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Ngãi - Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với triều cường cao từ 4 - 6m. Sóng biển 5- 8m, vùng gần tâm bão trên 10m.
Theo TNO
Đà Nẵng cấp tập chèn chống nhà cửa Đến trưa 9.11, người dân Đà Nẵng gần như đã chuẩn bị xong phương án để mong giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại khi bão Hải Yến đổ bộ. Tại bãi biển Đà Nẵng, người già, trẻ em đổ xô ra lấy cát Ở các khu chợ trên địa bàn Đà Nẵng, các tiểu thương đã nhanh chóng dọn hàng, nghỉ bán...