Gìn giữ di sản ruộng bậc thang ở Hà Giang
Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang từ lâu nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo các triền đồi mờ sương, tạo nên vẻ đẹp đầy quyến rũ cho vùng đất phía Tây của tỉnh.
Hiện nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 11 xã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm gìn giữ di sản kỳ vỹ này cho thế hệ mai sau.
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.
Những ai đã đặt chân đến Hoàng Su Phì chắc hẳn đều ấn tượng trước những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp, trải dài từ dưới khe suối phủ lên sườn núi cao, rồi chìm trong làn mây mờ ảo. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác độc đáo của các dân tộc thiểu số sinh sống nơi địa hình núi cao. Do thiếu đất canh tác, bà con đã chọn các sườn đồi, núi có đất màu, cuốc, ủi thành các tầng bậc để giữ nước và trồng lúa, hoa màu. Phải mất hàng trăm năm với sự cần mẫn, siêng năng cùng đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Tày, Nùng, Mông… mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như ngày nay.
Video đang HOT
Theo lời kể của các cụ cao niên ở xã Sán Sả Hồ, việc chọn nơi làm ruộng được đồng bào đặc biệt chú trọng. Khu vực đáp ứng đủ yêu cầu phải là nơi đất đai tơi xốp, màu mỡ, không có đá to. Độ dốc của đất không quá lớn, có khả năng tạo được mặt bằng ruộng có độ rộng, dài. Điều quan trọng nhất khi lựa chọn vùng đất để khai phá là trong khu vực đó phải có nguồn nước, có thể dễ dàng đưa nước về ruộng. Thông thường, nếu khu đồi của năm trước khai phá còn đất họ sẽ làm nối tiếp theo đó, nếu hết đất mới đi tìm khu đồi khác để khai phá. Mỗi năm họ chỉ mở thêm 2 – 3 thửa ruộng mới và tập trung vào cải tạo ruộng cho màu mỡ.
Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, bà con phải bỏ nhiều rất công sức, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật trong các khâu khai phá, tạo mặt bằng, đắp bờ, ngăn giữ nước. Đồng bào các dân tộc trong vùng đã học hỏi lẫn nhau về cách thức làm ruộng. Ở một số xã, người dân sẽ đợi đến mùa mưa mới bắt đầu khai phá ruộng, trong khi đó, người Dao và người Nùng ở Bản Luốc và Sán Sả Hồ thì tiến hành khai phá ruộng ngay sau khi ăn Tết xong, trong tháng 1 và tháng 2 âm lịch. Trước khi tiến hành cải tạo thành ruộng, bà con phải tính toán kĩ lưỡng sự dài rộng của mảnh ruộng, độ cao thấp giữa các thửa ruộng, vị trí đặt các kênh dẫn nước, cách dẫn nước…
Người dân xã Tả Sử Choóng thu hoạch lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử trên dưới 300 năm.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, Thèn Ngọc Minh cho biết: Di tích cấp Quốc gia ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 11 xã là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân làm giàu trên những thửa ruộng đã được công nhận di tích bằng các biện pháp như: Đưa giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất, nuôi cá Chép ruộng, trồng màu vụ Đông. Những năm gần đây, huyện đặc biệt chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm gắn liền với di sản ruộng bậc thang, điển hình là chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” đã qua 7 mùa tổ chức.
Xác định ruộng bậc thang chỉ là một hợp phần của cảnh quan văn hoá, ngoài ra còn có phong tục tập quán, lối sống, không gian cư trú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Tất cả lễ hội, phong tục, tập quán cấu thành lại thì mới thành di sản văn hoá ruộng bậc thang. Do đó, cấp ủy, chính quyền huyện luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thông qua hoạt động phục dựng, trình diễn các lễ hội truyền thống, đặc biệt lễ hội liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, như: Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí; Lễ hội Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ cúng cơm mới của dân tộc Nùng; Lễ xin giống, đóng cửa kho của dân tộc La Chí… Qua đó, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di sản ruộng bậc thang, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ di sản cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với di sản ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì, mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch một cách bền vững.
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bám theo các triền đồi, dù là mùa nước đổ hay mùa lúa chín đều mang lại một vẻ đẹp vô cùng quyến rũ đối với du khách. Khai thác thế mạnh này, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch gắn với di sản ruộng bậc thang.
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.
Trong đó, điểm nhấn nổi bật là chương trình Tuần văn hóa du lịch "Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" được tổ chức vào đúng mùa lúa chín (tháng 9 hàng năm), đến nay đã trở thành sự kiện thường niên được huyện tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Tái hiện không gian chợ nông thôn và hội thi văn nghệ truyền thống các dân tộc; trình diễn các nghi lễ truyền thống độc đáo như Lễ mừng cơm mới, Lễ Cấp sắc, Lễ hội Bàn Vương, trò Nhảy lửa; trải nghiệm các trò chơi dân gian; tham quan các làng nghề truyền thống như chạm bạc, thêu thổ cẩm, đan quẩy tấu...
Đặc biệt, trên những thửa ruộng bậc thang, người dân Hoàng Su Phì không chỉ cấy lúa mà còn kết hợp nuôi cá Chép ruộng, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, thu hút du khách. Vào mùa thu hoạch lúa, các xã, thị trấn đã tổ chức các tour du lịch trải nghiệm bắt cá Chép ruộng để du khách tự tay bắt cá và chế biến thành các món ăn. Mô hình xen canh cá - lúa, vừa góp phần tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo nên sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trải nghiệm.
Với 13 dân tộc cùng sinh sống, Hoàng Su Phì có kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo, đây chính là tiềm năng rất lớn để huyện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp du lịch cộng đồng. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tích cực phục dựng, duy trì các lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc như: Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Bàn Vương của người Dao, Lồng Tồng của dân tộc Tày, Cúng rừng của người Nùng, Tết Khu Cù Tê của người La Chí... Truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ gắn với xây dựng đội văn nghệ tại các thôn, bản. Đồng thời, bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống để thu hút du khách. Có một số làng văn hóa du lịch mang đậm bản sắc đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú như: Làng văn hóa du lịch thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên; Làng văn hóa du lịch thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu; Làng văn hóa du lịch thôn Na Léng, xã Bản Phùng. Đến nay, toàn huyện có 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 1 làng văn hóa du lịch tiêu biểu được UBND tỉnh công nhận. Trên 50 mô hình homestay đang hoạt động, đem lại nguồn thu từ 80 - 200 triệu đồng/năm.
Đồng chí Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện đã tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng 4 nhóm sản phẩm chính gồm: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch thể thao, mạo hiểm. Với du lịch cộng đồng, huyện ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ trang, thiết bị cho nhà văn hóa tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng, xây dựng đội văn nghệ truyền thống, xây dựng không gian trưng bày các sản phẩm tiêu biểu. Với sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, huyện tăng cường mời gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hệ thống dịch vụ du lịch, trong đó chú trọng các dịch vụ về ăn nghỉ, vui chơi và mua sắm, từng bước xây dựng, nâng cấp hệ thống dịch vụ du lịch nhằm đưa danh thắng quốc gia ruộng bậc thang của huyện thành khu du lịch cấp tỉnh. Cùng với đó, triển khai Dự án xây dựng hạ tầng Tổ hợp Du lịch mạo hiểm trên không Bảo Yến tại các xã Nậm Ty, Thông Nguyên. Đồng thời, tiếp tục phục dựng, duy trì tổ chức thường xuyên các lễ hội, trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với huyện.
'Tiếng gọi mùa vàng' - trải nghiệm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì năm 2023 chủ đề "Tiếng gọi mùa vàng" sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 16/9. Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Hướng tới phát triển du lịch bền...