Giết người do nghi trộm cỏ
Ngày 17-9, CAH Ba Vì đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Tiến Nhâm (SN 1972), trú ở xóm 1, xã Vân Hòa, Ba Vì về hành vi giết người.
Trước đó, 17h30 chiều 13-9, người nhà ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1962), trú ở xóm 2, xã Vân Hoà, Ba Vì hốt hoảng khi phát hiện ông nằm gục trong vườn nhà, trên đầu có vết thương chảy máu, tay trái bị gãy, mồm và tai bị rách… Gia đình vội đưa ông đến viện Quân y 105 cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, đến 21h30 cùng ngày, ông Tuấn đã tử vong.
Sau khi vụ án xảy ra, CAH Ba Vì phối hợp cùng Phòng CSHS – CATP tổ chức khám nghiệm tử thi, truy tìm hung thủ. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu được 1 chiếc kéo. Ông Tuấn vốn là nhân viên Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, qua thu thập, rà soát, người dân cho biết, ông sống hiền lành không có thù tức với ai. Chiều hôm ấy, sau khi đi bán sữa, ông Tuấn có dắt trâu sang bên kia suối cho trâu ăn cỏ. Khu vực nhà ông Tuấn là vùng đồi núi nên dân cư sống thưa thớt, cỏ trồng rậm rạp, khi vụ án xảy ra không có nhân chứng.
Với hiện trường và thương tích trên thi thể, ban đầu, các ĐTV nhận định, khả năng kẻ trộm đột nhập vào vườn nhà gây nên xô xát dẫn đến án mạng. Theo hướng này, các ĐTV CAH Ba Vì tập trung rà soát đối tượng trong khu vực và phát hiện một chi tiết đáng chú ý, đối tượng Nguyễn Văn Nhâm, SN 1972, trú ở xóm 1, Vân Hòa gần nhà ông Tuấn có vết xước và vết thâm tím trên mặt. Còn chiếc kéo được con Nhâm nhận là của gia đình. Chiều 15-9, Nhâm được triệu tập đến cơ quan công an. Qua đấu tranh, Nhâm thú nhận là thủ phạm gây nên cái chết của ông Tuấn.
Cách đây 3 năm, có lần Nhâm phát hiện ông Tuấn sang khu ruộng cỏ nhà mình nên nghi ông cắt trộm cỏ, hai bên đã xảy ra cãi vã, xô xát. Từ đấy giữa hai người luôn “giữ thế” với nhau, mặc dù đều là nhân viên Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.
Video đang HOT
Đến khoảng 17h chiều 13-9, sau khi uống vài chén rượu ở nhà bố vợ về, Nhâm phát hiện ông Tuấn dắt trâu qua suối, thả gần ruộng cỏ của nhà anh ta, tay cầm sợi dây thừng. Nghĩ rằng, ông Tuấn lại định cắt trộm cỏ, Nhâm lấy cây gậy bạch đàn và cầm chiếc kéo chạy ra đuổi đánh. Ông Tuấn bỏ chạy đến bờ suối thì bị Nhâm đuổi kịp. Mặc dù ông vẫn đang đội mũ bảo hiểm nhưng Nhâm dùng gậy đánh vào đầu khiến ông choáng, gục xuống. Cố chạy về đến vườn nhà nhưng ông Tuấn bị Nhâm đánh liên tiếp nhiều nhát vào đầu, vào người dẫn đến bất tỉnh. Sau đó, Nhâm bỏ chạy thục mạng qua ruộng cỏ về nhà và bị cỏ cứa xước đầy mặt, đầy tay
Theo ANTD
Những dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận - Bài 2: Mất sáu năm chưa có ruộng hoán đổi
Nhiều dự án hoành tráng bị "ngâm tôm" gây lãng phí tài nguyên đất.
Giữa năm 2008, Khu công nghiệp (KCN) Du Long ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) làm lễ khởi công. Theo quảng bá, đây là KCN tập trung, hoạt động lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy, cơ khí... và sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động của các gia đình có đất bị thu hồi.
Hoán đổi đất... "vịt trời"
Hai năm trước khi dự án khởi công, chủ đầu tư đã tiến hành bồi thường cho người dân.
Theo chị Đặng Thị Nghĩa ở thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, gia đình chị có sáu người và sống dựa vào bảy sào ruộng gần quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Lợi Hải. "Năm 2006, KCN Du Long triển khai việc bồi thường cho bảy sào ruộng của gia đình chị. Lúc đó, người ta đưa ra hai phương án để dân chọn: một là người dân được đền bù 100% với giá 15 triệu đồng/sào, hai là người dân nhận 11 triệu đồng/sào và được hoán đổi đất nơi khác. Gia đình tôi mấy đời gắn với mảnh ruộng nên chọn phương án hoán đổi đất để tiếp tục có ruộng canh tác" - chị Nghĩa nói.
"Khi tôi đến thôn Bà Râu 1 (xã Lợi Hải) nhận 3,5 sào ruộng hoán đổi thì bị người dân ở đây ngăn cản, bảo là đất của họ. Tôi khiếu nại, xã chỉ lên huyện. Lên huyện thì huyện chỉ xuống xã xã lại chỉ qua Phòng TN&MT và nơi đây lại chỉ qua Trung tâm Phát triển quỹ đất... Vợ chồng tôi chạy như đèn cù nhưng chẳng ai giải quyết. Bực mình vì cách hành xử của chính quyền địa phương, gia đình gửi đơn lên tỉnh cầu cứu. Mãi đến cuối năm 2010, khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện Thuận Bắc mới hoán đổi 3,5 sào ruộng nhưng là ở thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong chứ không phải ở xã Lợi Hải như ban đầu. Không chỉ mình tôi mà nhiều người dân khác cũng rơi vào trường hợp tương tự khi nhận hoán đổi đất. Có gia đình đến nay vẫn chưa được nhận ruộng hoán đổi. Giao ruộng cho dự án nhưng sáu năm qua chưa có ruộng hoán đổi, thử hỏi người dân lấy gì mà sống" - chị Nghĩa bức xúc.
KCN Du Long "xóa sổ" hàng trăm hecta ruộng lúa từ năm 2006 nhưng nay đất vẫn để trống. Ảnh: M.TRÂN
Chị Nghĩa quanh quẩn bên KCN Du Long hái rau sau khi bảy sào ruộng bị thu hồi. Ảnh: M.TRÂN
Đất hoang gây bất ổn xã hội
Sáu năm không đất sản xuất, nhiều hộ tản đi nơi khác làm ăn. Những hộ không xa quê thì quanh quẩn quanh KCN Du Long để bắt cá, trồng rau, chăn thả bò. Ông Ba Khánh, người có bốn sào đất giao cho dự án, nói: "Bao năm qua dự án vẫn còn là bãi đất trống. Khi nào tỉnh nhắc nhở thì họ cho vài máy ủi, máy xúc tới ục ịch vài chục ụ đất rồi lại im ru".
Trong từng ấy thời gian, số tiền bồi thường mà người dân nhận được đã rơi rụng dần, còn dự án thì mù khơi. Không chỉ người dân mà cả cán bộ trong tỉnh cũng nóng ruột nhưng chủ đầu tư cứ lặp đi lặp lại "điệp khúc"... tái khởi động. Bà Trương Thị Liễu, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, cho biết: Chủ đầu tư xin gia hạn triển khai nhiều lần và ban chỉ dừng lại ở việc đôn đốc cho họ làm nhanh mà thôi!
Theo tư liệu, KCN Du Long có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, chủ đầu tư là liên doanh giữa Tập đoàn Hoa Chen Long Đức Phong (Trung Quốc) và Công ty Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (TP.HCM). Gần một năm sau lễ khởi công, phía công ty Việt Nam xin rút vốn. Đến năm 2011, dự án hoàn thành thủ tục chuyển nhượng vốn cho công ty Trung Quốc. Hiện dự án đã điều chỉnh sang tên chủ đầu tư là người Trung Quốc, điều chỉnh thành KCN đô thị, dịch vụ. Tuy nhiên, hơn 400 ha của dự án vẫn đang là cánh đồng hoang.
Hàng loạt dự án bỏ hoang Năm 2005, dự án Khu du lịch Bình Tiên do Công ty Cổ phần Ðầu tư và Du lịch Bình Tiên (Hà Nội) làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 2.600 tỉ đồng. Dự báo bao gồm khách sạn trung tâm tiêu chuẩn năm sao, cụm sinh thái, biệt thự, bungalow... do Tập đoàn WATG (Hoa Kỳ) thiết kế. Thế nhưng sau bảy năm với ba lần tái khởi công, khu du lịch chỉ có dãy nhà điều hành và đất trống với mênh mông cây dại. Năm 2005, dự án liên hợp luyện thép, nhiệt điện, cảng biển tại Cụm công nghiệp Dốc Hầm-Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam) có quy mô 1.000 ha khởi động. Năm 2008, chủ đầu tư bồi thường cho người dân 30%, 50%, 100% và có hộ chưa nhận tiền. Dự án sẽ tiếp tục chi trả vào năm 2009 nên hầu hết các hộ dân đem quyết định đền bù cầm cho ngân hàng. Sau đó, dự án ngưng và đến năm 2011 bị rút giấy phép đầu tư khiến hầu hết các hộ dân đều điêu đứng, nợ nần, thất nghiệp, thanh niên bỏ quê đi nơi khác kiếm sống... Sau đó cơ quan chức năng giao đất lại cho Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Đại Dương lập dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Cà Ná. Dự án tiếp tục "treo" đến nay và 512 hộ dân vùng dự án tiếp tục điêu đứng.Tỉnh Ninh Thuận quy hoạch phát triển KCN Du Long tại huyện Thuận Bắc không đạt hiệu quả về kinh tế-xã hội, gây lãng phí đất đai và ngân sách Nhà nước.(Kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 16-12-2011)Thật nghịch lý khi làm thất thu ngân sách 100 triệu đồng đã bị truy cứu trách nhiệm nhưng ai đó để khu đất hàng chục tỉ đồng phơi nắng phơi sương từ năm này qua năm khác vẫn ung dung! Điều này dẫn đến thảm cảnh đất thừa mà vẫn thiếu, có cơ quan thừa đất để cho thuê làm quán bia nhưng ở chỗ khác lại thiếu đất để làm các công trình phúc lợi, bệnh viện, trường học...(Theo Cục Công sản, Bộ Tài chính)Theo VNN
14.000 quả trứng tẩy trắng bốc mùi hôi thối Đội Cảnh sát môi trường - CAQ Long Biên, Hà Nội vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy 14.000 quả trứng vịt được tẩy trắng bằng hóa chất không rõ nguồn gốc. Trước đó, vào lúc 8h sáng 2-9, tổ công tác của Đội CSGT số 5 do Trung tá Nguyễn Văn Nhạc chỉ huy làm nhiệm...