Gieo giấy báo mọc thành cây xanh – người Nhật đã biến điều hoang đường thành sự thật
Khi đọc xong một tờ báo Mainichi thì bạn đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau bạn sẽ có một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ
Những tờ giấy quen thuộc mà chúng ta dùng hàng ngày được chế biến từ nguyên liệu chính là gỗ từ các cây xanh sống trong tự nhiên, điều này chắc chẳng có ai còn lạ lẫm gì nữa. Thế nhưng nếu ai đó nói với bạn rằng giấy khi được “gieo” xuống đất vẫn có thể “mọc” trở lại thành cây thì bạn có tin?
Nghe có vẻ “hoang đường” nhưng đó là sự thật khi tại Nhật Bản, đất nước luôn luôn gây bất ngờ với thế giới về những phát minh công nghệ cao tiên tiến và hữu ích của mình, một trong những tờ nhật báo nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào, tờ Mainichi Shimbunsha đã phát minh và đưa vào sản xuất loại giấy báo “ngàn năm”.
Từ một tờ báo có thể mọc lên hàng trăm cây con.
Nói vậy bởi loại giấy này có thể được “tái chế” theo cách rất đặc biệt và vô cùng sáng tạo. Khi bạn đọc xong một tờ báo Mainichi thì đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, sau đó tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau đó bạn sẽ bất ngờ vì những gì mà tờ báo có thể làm, có thể là một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ. Còn tờ báo bạn mua sẽ mọc lên cây gì thì đó là bí mật cho đến khi cây lớn lên…
Những hạt giống đã được đặt sẵn trong các tờ báo, sau khi tờ báo không còn giá trị sử dụng nữa, chúng được “gieo” xuống đất để mọc thành cây con.
Vì khả năng “có một không hai”, những số báo do The Mainichi Shimbunsha xuất bản được gọi là “Tờ báo xanh”.
Video đang HOT
Giấy báo có thể “hồi sinh” thành thực vật giờ đây không còn là điều lạ lẫm bởi nó đã xuất hiện trên thị trường Nhật Bản trong vài năm nay, bất cứ người dân Nhật Bản nào, ngay cả những đứa trẻ, cũng có thể dễ dàng thực hiện gieo mầm cây từ giấy báo với vài bước đơn giản tại nhà.
Cách làm này của người Nhật thật khiến cả thế giới phải “ngả mũ bái phục”.
Ý tưởng “Tờ báo xanh” do The Mainichi Shimbunsha hợp tác với Dentsu Inc, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản đưa ra. Đây không phải lần đầu The Mainichi cho ra đời những giải pháp kinh doanh bền vững như vậy. Trước đây, cam kết bảo vệ môi trường của tờ báo này cũng được thực hiện một cách nhân văn và hiệu quả thông qua chiến dịch quảng cáo tài trợ nước cho những người dân ở những vùng khan hiếm nguồn nước.
Ngay cả các em nhỏ cũng có thể trồng được cây xanh theo cách không thể dễ hơn thế này.
Thử nghĩ xem, nếu hàng tỉ tờ báo trên khắp thế giới có thể làm được điều này mỗi ngày… Vậy thì chẳng mấy chốc mà Trái đất của chúng ta được bao phủ một màu xanh kỳ diệu.
Sáng kiến vô cùng thân thiện với môi trường của tờ báo đã giành được thành công rất lớn sau vài năm đưa vào thực hiện. Mỗi ngày, tờ báo này có khoảng hơn 4 triệu bản được phát hành và có mặt trên tất cả các kệ báo của đất nước mặt trời mọc góp phần đem lại khoản doanh thu khổng lồ, khoảng 80 triệu Yên tương đương với hơn 15 tỷ đồng.
Sáng kiến này cũng đã có mặt tại rất nhiều các trường học của Nhật Bản nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh về các vấn đề môi trường và tầm quan trọng của việc tái chế rác thải.
Theo Minh Hân / Trí Thức Trẻ
Giống ớt "nhỏ nhưng có võ" có giá cắt cổ lên tới 600 triệu đồng/ 1kg
Với mức giá thuộc hạng khủng cùng với hương vị độc đáo và độ cay bậc nhất, loại ớt "nhỏ nhưng có võ" này được xếp vào gia tộc Hoàng gia của họ nhà ớt.
Những người nông dân ở Frauenkirchen, một ngôi làng nhỏ ở Áo, ai cũng mong ngóng chờ đến ngày thu hoạch Charapita -loại ớt cực hiếm và có giá đắt đỏ nhất thế giới. Theo những người dân trong làng, mỗi kilogram ớt Charapita bứt xuống khỏi cây, họ có thể bán với giá hơn 23.000 euro (gần 600 triệu đồng).
Những quả ớt Charapita nhỏ xíu nhưng lại có giá trị kinh tế vô cùng cao.
Ớt Charapita là một loại ớt hạt tiêu, màu vàng và có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc của đất nước Peru. Sở dĩ gọi là ớt hạt tiêu vì Charapita có hình tròn với kích thước khá nhỏ, và đặc biệt là có độ cay thuộc hạng bậc nhất trong số các giống ớt từng được tìm thấy trên thế giới.
"So với các loại gia vị khác thì Charapita có vị rất cay. Tôi khuyên bạn không nên nếm thử nó hoặc dùng nó lúc tươi vì bạn không thể tưởng tượng được độ cay của nó như thế nào đâu. Nhưng khi được phơi khô rồi thì độ cay sẽ giảm đi, bọn trẻ cũng có thể ăn được", bà Priska Stekovicz, một nông dân trong làng Frauenkirchen cho biết.
Mỗi kg ớt Charapita có giá lên tới gần 600 triệu đồng.
"Giống ớt độc đáo này chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nóng và cần phải có sự chăm sóc cẩn thận của con người", bà Priska nói thêm.
Một cây Charapita cho rất nhiều quả.
"Chúng tôi tin rằng Charapita là vua của tất cả các giống ớt trên thế giới. Charapita phát triển trong môi trường thiên hoang dã, nó thường mọc ở các khu rừng bên cạnh những cây lớn", ông Erich Stekovicz, chồng Priska cho biết thêm.
Khi được sấy khô và cho vào súp gà, ớt Charapita lại có vị cay độc đáo, hấp dẫn.
Giống như nghệ tây và vani, ớt Charapita được xếp vào hang những gia vị Hoàng gia có mức giá đắt đỏ nhất thế giới.
Mặc dù còn khá mới mẻ trên thị trường Châu Âu nhưng với hương vị độc đáo và tuyệt vời, Charapita đã trở nên khá phổ biến trong hầu hết các nhà hàng cao cấp tại đây và nhiều nơi khác trên thế giới.
Theo Minh Hân / Trí Thức Trẻ
Loài cây giết người kinh dị nhất thế giới, đứng cạnh thôi cũng có thể mất mạng Loài cây này độc đến mức mà chỉ cần đến gần hoặc chạm vào thôi cũng có thể mất mạng. Nhìn vẻ bề ngoài bình thường giống như các loài cây khác, không ai có thể ngờ chúng lại là "sát thủ" kinh hoàng nhất thế giới, chỉ cần đứng gần thôi cũng có thể mất mạng. Câu chuyện xảy ra trong một...