Giấy trở thành sản phẩm công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ Radio Frequency Identification ( RFID) dùng trên những chip thẻ ngân hàng, các nhà khoa học đã biến mảnh giấy nhỏ thành một thiết bị điều khiển công nghệ cao.
Theo Quartz, các nhà phát triển mô tả đây là công nghệ ít tốn kém, siêu mỏng, không sử dụng pin khi ghép thẻ RFID với một tờ giấy để trở thành thiết bị nhận thông tin.
Họ sử dụng kỹ thuật xử lý cảm biến và tín hiệu để xác định cách mà một thẻ đang được thao tác bởi người dùng thông qua đầu đọc RFID. Qua đó, thu nhận được dấu vết dẫn điện trên giấy dễ dàng.
“Giấy thông minh” có gắn chip hỗ trợ sinh viên làm bài thi trắc nghiệm và gửi đáp án nhanh chóng đến giáo viên. Ảnh: Quartz.
Nhờ đó, các thông tin được xử lý, phân loại như: chạm, che, chồng chéo các vật liệu và nó sẽ thực hiện các chức năng định sẵn trong vòng vài giây. Vì độ phổ biến cũng như chi phí thấp, các thẻ được sử dụng có thể tạo ra những lớp mới và tương tác theo các nhiệm vụ dễ dàng khi được yêu cầu trước.
Video đang HOT
Với thiết kế đơn giản là một anten, người dùng có thể vẽ chúng bằng tay hay in bằng máy. Sau đó, gắn RFID lên anten vừa vẽ (in). Thiết bị sẽ kết nối với máy tính và xuất ra màn hình sự thay đổi của tín hiệu. Máy tính tiếp nhận thông tin, phân biệt khi người dùng thực hiện các tương tác như che, chạm, trượt, xoay, kéo hay di chuyển các thẻ này.
Trong cuộc sống, công nghệ này có nhiều ứng dụng thú vị. Ví dụ như công tắc bật nhạc tự động trên tấm thiệp, chiếc đũa điều khiển bản nhạc (baton) của nhạc trưởng hay sử dụng chong chóng gió như một công tắc điều khiển hình ảnh động. Ngoài ra, sản phẩm này có thể sử dụng trong trường học, nó gởi câu trả lời các câu trắc nghiệm của học sinh trên giấy đến máy tính của giáo viên một cách nhanh chóng.
Theo Quartz, công nghệ này được công bố vào ngày 25/10/2002 tại Thụy Điển bởi các nhà khoa học tại Đại học Acreo AB và Linkping với tên gọi “Electronic paper and Paper electronics”. Đến nay, nó mới được ứng dụng vào thực tế.
Gia Bảo
Theo Zing
Obama tự tay gấp hạc giấy khi đến thăm Hiroshima
Trong chuyến thăm lịch sử đến Hiroshima ngày 27/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tặng bảo tàng thành phố những con hạc ông tự gấp theo nghệ thuật origami của Nhật Bản.
Theo Asashi Shimbun, hai con hạc giấy đã được ông Obama tặng hai học sinh trong đoàn tiếp đón tổng thống. Ông để hai con hạc còn lại lên cuốn sổ lưu niệm với thông điệp: "Tất cả chúng ta đều biết nỗi đau khổ của chiến tranh. Giờ đây, chúng ta hãy can đảm để cùng nhau nhân rộng hòa bình và theo đuổi một thế giới không vũ khí hạt nhân".
Ông chủ Nhà Trắng cho biết ông gấp hạc giấy với sự hỗ trợ của một số người, sau khi được Ngoại trưởng Fumio Kishida giới thiệu bảo tàng và đặc biệt quan tâm đến những con hạc giấy origami mà nữ sinh Sadako Sasaki đã gấp. Những con hạc giấy của Sadako trong bảo tàng được coi là biểu tượng minh chứng cho sự thảm khốc của vụ đánh bom hạt nhân Hiroshima vào ngày 6/8/1945.
Hai trong số 4 con hạc giấy tự tay ông Obama gấp theo nghệ thuật xếp giấy origami. Ảnh: Asashi Shimbun
Sadako là một trong những nạn nhân của vụ thả bom nguyên tử khi mới hai tuổi. Cô bé được chẩn đoán bệnh máu trắng khi học lớp 6. Trong thời gian nằm trên giường bệnh, Sadako đã gấp hơn 1.300 con hạc giấy từ vỏ hộp thuốc với niềm tin rằng người gấp 1.000 con hạc giấy có thể biến một điều ước thành sự thật. Mặc dù vậy, Sadako đã qua đời năm 1955.
Các nhân viên của Bảo tàng Hòa bình Hiroshima đều ngạc nhiên và xúc động trước món quà của tổng thống Mỹ. Bào tàng cho biết sẽ họ trưng bày chúng nhằm gửi đi thông điệp về một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Tomiko Kawano, người sống sót trong vụ thả bom và là bạn cùng lớp của Sadako khi đó, nói rằng bà rất cảm động trước hành động của tổng thống Mỹ.
"Điều ước của Sadako, thể hiện trong bức tượng cô gái giơ cánh tay về phía bầu trời, cuối cùng cũng đã chuyển đến tổng thống. Tôi hy vọng nó cũng sẽ đến được với nhiều người khác", bà chia sẻ.
Trong khi đó ông Masahiro, anh trai của Sadako, nói rằng: "Tôi coi cử chỉ này là lời xin lỗi của ông ấy, là sự quyết tâm mạnh mẽ nhằm khôi phục hòa bình và một trái tim ấm áp, rộng lượng".
Tổng thống Obama đến Nhật dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7). Tại đây, ông đã đến Hiroshima và trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân tới thành phố này kể từ khi quân đội nước này thả bom nguyên tử năm 1945.
Chiều 27/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt vòng hoa tại Khu tưởng niệm Hòa bình ở thành phố Hiroshima. Trước đó, ông Obama tới thăm bảo tàng của thành phố, nơi trưng bày các bức hình ám ảnh về nạn nhân của vụ thả bom nguyên tử do quân đội Mỹ tiến hành hồi cuối Thế chiến II.
Theo Hoàng Anh
news.zing.vn
Câu bé 7 tuổi chinh phục khối rubik bằng một tay trong 27 giây Cậu bé 7 tuổi người Brazil mất vỏn vẹn 27 giây để giải khối rubik 3x3 bằng một tay Các ngón tay của cậu bé chuyển động một cách điêu luyện cùng với nét mặt điềm tĩnh. Chỉ với 27 giây, Chan Hong Lik - một cậu bé 7 tuổi đã giải quyết xong khối rubik 3x3 chỉ với một tay. Một đoạn...