Giặt vỏ chăn phải lộn từ trong ra ngoài, có người làm bao nhiêu năm vẫn sai
Bụi tích tụ trên giường khi bạn không ngủ chủ yếu bám vào các góc của ga trải giường. Lớp bụi này sẽ không trôi đi nếu bạn không lộn ga trải giường và vỏ chăn từ trong ra ngoài.
Vệ sinh chăn ga gối đệm là điều cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết vệ sinh đúng cách. Có những sai lầm có thể khiến việc vệ sinh không những không hiệu quả mà còn tăng nguy cơ gây bệnh cũng như nhiều ảnh hưởng khác cho người sử dụng.
1. Tại sao khi giặt vỏ chăn phải lộn từ trong ra ngoài?
Bụi tích tụ trên giường khi bạn không ngủ chủ yếu bám vào các góc của ga trải giường. Lớp bụi này sẽ không trôi đi nếu bạn không lộn ga trải giường và vỏ chăn từ trong ra ngoài.
Nếu bạn mắc bệnh về phổi, căn bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, bọ ve ẩn nấp xung quanh vỏ chăn sẽ khiến mọi người dễ chịu.
Cách tốt nhất để giặt ga trải giường là lộn trong ra ngoài và giặt bằng nước 60 C. Bằng cách đó tất cả bụi và mạt bụi sẽ bị cuốn trôi và vỏ chăn sẽ đẹp và mới khi đặt chăn trên giường. Bạn nên giặt vỏ chăn 2-3 lần trong năm và dùng máy giặt để giặt chăn.
Sau khi giặt vỏ chăn, bạn hãy nhớ lộn mặt trái của vỏ chăn rồi mang vỏ chăn ra phơi ngoài trời. Phơi vỏ chăn ngày nắng để ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh còn bám lại trên vỏ chăn.
2. Một số sai lầm khi vệ sinh chăn ga gối đệm cần tránh
Video đang HOT
Không vệ sinh thường xuyên
Mặc dù bạn có làm vệ sinh chăn ga gối đệm, tuy nhiên nếu làm mà không theo đúng định kỳ thì cũng chẳng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc vệ sinh chăn ga gối đệm cần phải đảm bảo đúng tần suất.
Thông thường, vỏ gối, chăn, ga phải giặt ít nhất 1 lần /tuần, đệm (nệm) thì ít nhất 1 tháng /lần. Đồng thời, bạn nên chú ý thay gối sau 2 năm sử dụng và chăn lông sau 5 năm sử dụng. Bên cạnh giặt thì người dùng cũng nên chú ý vệ sinh đệm bằng máy hút bụi chân không mỗi tuần. Làm được như vậy thường xuyên, bạn có thể nâng cao tuổi thọ đệm lên đến 10 năm.
Không phân loại trước khi giặt
Giống như quần áo, nếu chăn ga gối đệm không được phân loại trước khi giặt thì cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Ví dụ như, bạn giặt chung các sản phẩm màu đậm với màu nhạt sẽ rất dễ khiến chăn ga gối bị phai màu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, luôn cần phải phân loại sản phẩm trước khi giặt. Bạn nên giặt các sản phẩm cùng màu với nhau để dù có phai cũng không ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp của chăn ga gối đệm.
Chủ quan với vi khuẩn
Nếu bạn chỉ xả chăn ga gối đệm sơ qua nước sạch và phơi nắng trong thời gian ngắn thì vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong chăn ga gối vẫn không thể loại bỏ hết được. Vì vậy, bên cạnh sử dụng các chất giặt tẩy chuyên dụng, người dùng nên chú ý phơi chăn ga gối đệm liên tục từ 12 – 24 giờ để làm sạch hết vi khuẩn, ký sinh trùng.
Trường hợp trời mưa nồm không tiện phơi ngoài trời thì nên tạm dừng sử dụng chăn ga gối đệm mặc dù chúng đã khô ráo. Có như vậy mới hạn chế được vi khuẩn tich tụ nhiều hơn.
4 bước đơn giản giúp bạn làm vệ sinh nệm đúng cách
Mỗi ngày, chúng ta ngủ khoảng 8 tiếng trên nệm. Điều này khiến nệm trở thành nơi tích tụ rất nhiều tế bào da chết, mồ hôi, chất nhờn cơ thể, bụi và nhiều thứ khác. Do đó, vệ sinh nệm sạch sẽ là rất cần thiết.
Khi hút bụi trên bề mặt nệm cần kỹ lưỡng hút ở tất cả các mặt của nệm, đặc biệt là các đường nối và kẻ hở ở các mép nệm - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cơ thể người rụng đến 454 gram tế bào da chết mỗi năm. Trong khi đó, có 8 tiếng/ngày chúng ta nằm trên nệm. Một số thống kê cho thấy mỗi tấm nệm có thể chứa trung bình đến 10.000 con mạt bụi, theo MSN .
Những con mạt bụi này có kích thước nhỏ đến mức mắt thường không thể nhìn thấy. Thức ăn của chúng là tế bào da người, vẩy da của chó mèo. Sau khi ăn, chúng thải ra phân và phân đấy là tiếp tục tích tụ trên nệm.
Nếu không vệ sinh đúng cách thì nệm có thể trở môi trường để các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tần suất vệ sinh nệm phù hợp là khoảng 3 đến 6 tháng/lần. Trong trường hợp bạn nằm trên nệm mà cảm thấy da bị ngứa ngáy, dị ứng thì cần phải vệ sinh nệm ngay.
Để làm sạch nệm, mọi người có thể thực hiện theo những bước sau:
Giặt hết ga trải giường, áo gối
Bước đầu tiên là phải giặt hết toàn bộ ga trải giường, mền, áo gối. Đây là bước rất quan trọng giúp loại bỏ mạt bụi.
Mang nệm đi phơi nắng có thể giúp tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn ẩn nấp bên trong - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Hút bụi cho nệm
Bạn có thể dùng máy hút bụi để hút bụi ở toàn bộ bề mặt nệm, kể cả mặt trên, dưới và các mặt bên. Khi hút, cần chú đến đến các đường nối và kẻ hở ở mép nệm. Đây là những vị trí có thể tích tụ rất nhiều bụi bẩn.
Tẩy vết bẩn trên nệm
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước để tẩy vết bẩn trên nệm. Việc này sẽ tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển.
Thay vào đó, mọi người hãy tìm đến các cửa hàng và mua loại sản phẩm tẩy rửa phù hợp với từng loại vết bẩn như máu, mồ hôi, chất nôn hay nước tiểu. Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi tẩy vết bẩn, thường là xịt vào vết bẩn và lau lại bằng khăn.
Phơi nắng
Hãy mở tất cả cửa số trong phòng để gió và ánh nắng tràn vào. Đặt nệm ở vị trí trong phòng sao cho ánh nắng có thể chiếu vào hoặc mang nệm ra ngoài phơi dưới nắng. Cách này có thể giúp tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn ẩn nấp trong nệm.
Sau khi vệ sinh xong, để giữ nệm được sạch lâu, mọi người nên giặt ga giường khoảng 2 tuần/lần. Để giữ nệm trong trạng thái tốt, người dùng nên xoay đầu nệm ít nhất 3 tháng/lần, tức phần đầu sẽ được xoay xuống chân và ngược lại, theo MSN.
Ga trải giường không bao giờ bị nhăn nếu bạn áp dụng cách bất ngờ này Dọn giường bằng ga trải giường ướt nghe có vẻ điên rồ nhưng bạn sẽ nhận được kết quả không ngờ đấy! Có một mẹo cực đơn giản giúp ga trải giường của bạn không nhăn như ở khách sạn. Khi bạn đã giặt ga trải giường, hãy lấy chúng ra khỏi máy sấy hoặc ra khỏi dây phơi quần áo khi chúng...