Giật mình với khoản lợi nhuận khủng của nhóm đa cấp Liên Kết Việt
“Hút máu” bị hại, nhóm lừa đa cấp Liên Kết Việt chia nhau những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ngày 23/12, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 7 bị cáo thuộc công ty đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo hơn 68.000 bị hại, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.
Công cụ đắc lực giúp sức cho Lê Xuân Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Liên Kết Việt trong việc “hút máu” người bị hại chính là nhóm ê kíp công ty Liên Kết Việt do Nguyễn Thị Thủy – nguyên Phó Tổng giám đốc làm trưởng nhóm.
Bị cáo Nguyễn Thị Thủy trong phần chất vấn (Ảnh Hữu Thắng).
Bị cáo Thủy khai đấu tháng 3/2014, Thủy bắt đầu làm việc cho Lê Xuân Giang. Nữ bị cáo này cũng là người giới thiệu thêm nhiều thành viên vào giúp sức cho Giang. Khoảng 3 tháng sau, Thủy được Giang bổ nhiệm là Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty Liên Kết Việt, đứng đầu Văn phòng giao dịch công ty Liên Kết Việt tại Hà Nội.
Theo cáo buộc, Thủy có nhiệm vụ cùng nhóm ê kíp tư vấn cho Giang lên kế hoạch lôi kép bị hại đống tiền vào công ty Liên Kết Việt; đào tạo kỹ năng, thuyết trình, lôi kéo bị hại cho các văn phòng, đại lý, chi nhánh công ty và cho chính các bị hại (NPP – Nhà phân phối) lôi kéo thêm bị hại mới; soạn thảo các chương trình khuyến mại, thưởng, hoa hồng và các chương trình thi đua, tôn vinh, trả lời thắc mắc phát sinh trong hệ thống đa cấp của công ty Liên Kết Việt.
Trong số các chiêu trò lừa đảo, lôi kéo khách hàng, có thể kể đến việc Thủy cùng Lê Thanh Sơn trực tiếp xây dựng hai chương trình khuyến mại và triển khai thực hiện trên tòa hệ thống kinh doanh đa cấp của Liên Kết Việt là chương trình “Sơ đồ hỗ trợ nhân văn tri ân khách hàng”, đóng 7 triệu đồng sẽ được thường tới 204,6 triệu đồng. Hay chương trình “Tăng tốc khải hoàn”, giải thưởng sẽ là xe ô tô trị giá 500 triệu đồng, xe máy Vision và đi du lịch Hồng Kông… để tặng thưởng, khích lệ các Trưởng văn phòng, đại lý, chi nhánh, nhà phân phối đã có thành tích lôi kéo được nhiều người đóng tiền cho Liên Kết Việt.
Ngoài ra, các bị cáo còn xây dựng và triển khai được rất nhiều chương trình khuyến mại với những tên gọi ấn tượng, thu hút bị hại như “Khởi động thành công”, “Quán quân tốc độ”, “Sài Gòn khởi động”, “Lộc xuân thịnh vượng”, “Lộc vàng đầu xuân”, “Mùa xuân đại thắng”… Tuy nhiên, tất cả các chương trình này đều không được đăng ký cho phép thực hiện với bộ Công Thương.
Tại cơ quan điều tra, Thủy khai nhận sau khi có các hoạt động của nhóm ê kíp và các chương trình khuyến mại, trả thưởng được ban hành, đặc biệt là chương trình “Nhân văn tri ân khách hàng”, thì số lượng người ký hợp đồng, đóng tiền cho công ty Liên Kết Việt tăng nhanh, công ty thu được rất nhiều tiền (số bị hại tăng cao).
Đổi ngược lại, thành quả Thủy được hưởng rất hậu hĩnh. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Thủy thừa nhận chỉ trong vòng 17 tháng làm cho Lê Xuân Giang, Thủy đã chiếm hưởng số tiền hơn 38 tỷ đồng, chia trung bình mỗi tháng 2,2 tỷ đồng. Gia đình Thủy đã tự nguyện nộp được 200 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh Hữu Thắng).
Tuy nhiên, đứng trước công đường, Thuỷ chỉ thừa nhận là một trong những khách hàng đầu tiên của Liên Kết Việt và từ tháng 4/2014 được Giang thuê làm nhân viên tư vấn, không giữ chức vụ nào. Trong nhóm “mọi người bảo nhau làm việc”, không ai làm lãnh đạo. Cả 15 chương trình khuyến mại bị cáo buộc do nhóm này đưa ra, Thủy nói không liên quan.
“Bị cáo chỉ có nhiệm vụ trả lời của khách hàng về sản phẩm, công ty và chính sách trả thưởng dựa vào thông tin Giang cung cấp và chỉ đạo. Bị cáo không tác động, thuyết phục khách mua hàng, cũng không trực tiếp thu tiền. Những việc này do bộ phận khác làm”, trích lời khai của bị cáo.
Trước câu hỏi “tại sao chỉ tư vấn lại được hưởng nhiều lợi nhuận”, Thủy nói “không rõ”, nhận tiền theo “chính sách của công ty”.
Trong ekip, bị cáo Trịnh Xuân Sáng chiếm hưởng 17 tỷ đồng trong 16 tháng, thu nhập cao chỉ sau Thuỷ.
Ban đầu, bị cáo Sáng phủ nhận việc liên quan hành vi lừa đảo. Song trước câu hỏi của thẩm phán “Bị cáo bị quy kết là tích cực giúp sức để Liên Kết Việt lôi kéo bị hại, cũng hưởng lợi rất nhiều, vậy bị cáo có phải chịu trách nhiệm không?”. Sáng suy nghĩ hồi lâu, rồi khẽ trả lời “có”.
Lần lượt các bị cáo khác bước lên bục khai báo trả lời thẩm vấn để làm rõ hành vi bị VKS quy kết.
Bị cáo công ty Liên Kết Việt khai từng cảnh báo khách hàng việc lừa đảo
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Trường phủ nhận việc thuyết trình sai lệch về công ty và cho rằng bản thân còn cảnh báo khách hàng cảnh giác việc lừa đảo.
Video: Bảo vệ khai được trùm lừa đảo Liên Kết Việt 'phong' làm phó tổng giám đốc
Sáng 22/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 7 bị cáo tại Công ty Liên Kết Việt trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Xuân Trường (thành viên Nhóm Ê kíp Công ty Liên Kết Việt) bị cáo buộc tổ chức đào tạo kỹ năng thuyết trình, chăm sóc phát triển hệ thống nhà phân phối tại văn phòng Hà Nội và các tỉnh, hưởng lợi 4 tỷ đồng trong 13 tháng khi được tòa gọi lên xét hỏi đã phủ nhận một số lời khai của mình trong cáo trạng.
Tuy nhiên, tại tòa, HĐXX phân tích, việc Trường tuyên truyền thông tin không đúng như việc Công ty BQP là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, và cho trình chiếu các bằng khen giả của Thủ tướng là để lôi kéo bị hại nộp tiền, bản chất là lừa đảo. Tại cơ quan điều tra, các bị hại đều khẳng định, được Trường hứa hẹn nộp 7 triệu đồng nhận 204 triệu đồng, nhiều nhất, nếu đóng 1,3 tỷ đồng, sẽ thu về 450 tỷ đồng.
Về nội dung này, Trường nhiều lần phủ nhận việc thuyết trình sai lệch về công ty và chính sách trả thưởng để lấy lòng tin của khách hàng.
Bị cáo cho rằng bản thân rất hiểu về kinh doanh đa cấp nên chưa bao giờ nói với khách hàng là chỉ cần nộp tiền, không cần làm gì vẫn được hưởng hàng trăm triệu đồng.
"Tôi còn khuyên khách hàng chỗ nào kinh doanh đa cấp mà nói vậy phải cảnh giác, vì thế là lừa đảo. Không hiểu sao các bị hại lại đổ tội này cho tôi" , Trường khai.
Chủ toạ yêu cầu: "Bị cáo Trường khẳng định nội dung thuyết trình là đúng, thì ngay tại đây có thể tái hiện lại không?", song Trường gãi đầu, nói "do không luyện tập và bị giam lâu ngày nên không nhớ".
Bị cáo Nguyễn Xuân Trường tại phiên tòa.
Trước đó, cáo trạng nêu rõ Trường khai nhận, theo sự phân công của Nguyễn Thị Thủy (Phó Tổng giám đốc), bị cáo này cùng Lê Thanh Sơn (thành viên Nhóm Ê kíp Công ty Liên Kết Việt) thuyết trình tại các buổi hội thảo khách hàng, đại hội hoa hồng và một số văn phòng đại diện công ty tại các tỉnh tổ chức.
Nội dung tại các buổi hội thảo mà Trường thuyết trình là về Công ty Liên Kết Việt, sản phẩm kinh doanh của công ty, chế độ trả lương; hình ảnh Lê Xuân Giang mặc quần áo quân đội chụp ảnh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của Bộ Quốc phòng; các chương trình khuyến mại; đặc điểm phương pháp kinh doanh của công ty để khách hàng tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt, sản phẩm kinh doanh về chế độ trả lương của Công ty Liên Kết Việt.
Khi thuyết trình tại các hội thảo, Trường dùng silde do bản thân soạn thảo (được Nguyễn Thị Thủy xem duyệt) và Lê Xuân Giang cũng trực tiếp xem Trường giảng cho khách hàng.
Nguyễn Xuân Trường tư vấn cho khách hàng điều kiện để trở thành nhà phân phối là đóng tiền để mua hàng (giai đoạn đầu 6,999 triệu đồng và sau là 8,6 triệu đồng) thì mã số khách hàng mới được kích hoạt và trở thành nhà phân phối, nhà phân phối không phải nhận hàng mà chỉ cần đóng tiền.
Đồng thời, bị cáo Trường còn tham gia đào tạo về hoạt động bán hàng đa cấp, đào tạo cho nhà phân phối về phương pháp làm việc và trực tiếp đi gặp khách hàng để mời họ tham gia thành nhà phân phối của công ty. Còn Nguyễn Thị Thủy hoặc Lê Văn Tú là người thông báo và phổ biến về các chương trình khuyến mại.
7 bị cáo trong vụ Liên Kết Việt phải bồi thường cho hơn 60.000 bị hại bao nhiêu? Cơ quan tố tụng phân tích trách nhiệm dân sự của 7 bị cáo Công ty Liên Kết Việt trong việc bồi thường cho hơn 60.000 bị hại. Video: Hơn 500 bị hại đến dự phiên xử vụ Liên Kết Việt lừa đảo Hôm nay 22/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử 7 bi cao trong vu án "Lua đao...