Giật mình với dự án FDI ngưng hoạt động tại Đồng Nai
Số liệu thống kê về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Đồng Nai đã ngưng hoạt động với điệp khúc “chủ ra đi, nợ còn ở lại” sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Doanh nghiệp đã đóng cửa và ngừng động gần 5 năm, nhưng vẫn chưa được khai tử do thiếu các quy định cụ thể ảnh: hồng sơn
Số liệu thống kê về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Đồng Nai đã ngưng hoạt động với điệp khúc “chủ ra đi, nợ còn ở lại” sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Theo số liệu tổng hợp mới nhất của Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (Diza), tính đến tháng 8/2016 vẫn còn 26 dự án FDI ngưng hoạt động (trước đây vẫn thường gọi là dự án FDI vắng chủ, bỏ trốn – PV). Trong số này, đứng đầu là Hàn Quốc với 9 dự án, tiếp sau là Đài Loan với 6 dự án. Số còn lại phần nhiều là dự án của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.
Cũng theo tổng hợp này, số vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI đã ngưng hoạt động tại Đồng Nai lên tới hơn 133 triệu USD (trong đó, 7 dự án có số vốn đầu tư trên 10 triệu USD, với 1 dự án có vốn đăng ký lên tới 30 triệu USD của Hàn Quốc tại KCN Nhơn Trạch 1). Con số này có thể tương đương số vốn FDI thu hút được của không ít các địa phương trong cả một năm.
Điều đáng nói là, trong danh sách này chỉ có 2 dự án chưa giải ngân vốn, còn lại 24 dự án đã giải ngân được hơn 79 triệu USD, trong đó có 6 dự án đã hoàn thành giải ngân hoặc đã giải ngân gần xong số vốn đầu tư đăng ký. Đáng kể nhất là một dự án của Hàn Quốc tại KCN Long Thành đã giải ngân 100% số vốn đầu tư đăng ký (16 triệu USD)…
Video đang HOT
Những con số vừa nêu cho thấy một điều khá rõ ràng là, những dự án FDI trong danh sách này chủ yếu thuộc dạng “chủ ra đi, nợ còn ở lại”. Bởi trước đó, Đồng Nai đã khá mạnh tay đối với các dự án FDI thuộc diện vắng chủ và chưa thực hiện giải ngân. Đơn cử, trong năm 2013, Đồng Nai đã “trảm” 17 dự án FDI thuộc diện vắng chủ, là các dự án không còn nhà xưởng, tài sản. Tuy vậy, sau thời điểm đó vẫn còn 30 dự án FDI vắng chủ chưa giải quyết được mà vướng mắc lớn nhất là do các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để giải quyết.
Sau khi Luật Đầu tư 2014 ra đời, cơ sở pháp lý cho việc xử lý các dự án FDI vắng chủ đã có, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều lần rà soát các dự án dạng này, nếu đủ cơ sở thì tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt dự án. Đáng chú ý là dịp cuối năm 2015, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thu hồi 37 dự án FDI, trong đó có 22 dự án bị thu hồi do vắng chủ.
Điểm lại như thế để thấy rằng, phần lớn là các dự án đã ngưng hoạt động trên 5 năm, với những tồn tại chưa thể giải quyết được như chủ đầu tư bỏ về nước không liên lạc được, tài sản chưa xử lý xong, nợ tiền lương người lao động, nợ tiền thuế, bảo hiểm xã hội… Đơn cử, doanh nghiệp của Đài Loan tại KCN Biên Hòa 2 có vốn đầu tư 10 triệu USD, chuyên sản xuất các loại xích truyền động dùng trong công nghiệp, xích xe máy, xe đạp; hoặc một doanh nghiệp của HongKong cũng ở KCN Biên Hòa 2, chuyên sản xuất keo dựng vải, keo dựng giấy, gia công hoàn tất vải thành phẩm từ vải thô…
Cũng với những “người cũ” này, trong một bài viết đăng hồi tháng 6/2015, Báo Đầu tư đã chỉ ra những số nợ cụ thể của nhiều doanh nghiệp. Đó là, Công ty TNHH Sản xuất xích chuyên dùng Việt Nam nợ bảo hiểm xã hội hơn 227 triệu đồng, nợ thuế 6 triệu đồng; Công ty TNHH C&H Việt Nam nợ bảo hiểm xã hội hơn 812 triệu đồng, nợ thuế 3 triệu đồng; Công ty TNHH Kỹ nghệ J&V nợ bảo hiểm hơn 688 triệu đồng…
Số liệu được Diza tổng hợp mới đây cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp đã ngưng hoạt động từ rất nhiều năm và tồn tại nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Vậy, thực sự có bao nhiêu doanh nghiệp FDI đã ngưng hoạt động và Đồng Nai sẽ xử lý thế nào?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện của Diza cho biết, Ban đang phối hợp với các công ty hạ tầng để tiếp tục rà soát và sẽ công bố ngay khi có số liệu cụ thể.
“Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, dự án ngưng hoạt động trên 12 tháng và không liên lạc được với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì sẽ đưa vào danh sách các doanh nghiệp ngừng hoạt động”, vị đại diện Diza nói và cho biết, thời gian qua, bằng nhiều cách khác nhau (kể cả thông qua đường ngoại giao), nhưng Ban vẫn không thể liên hệ được với nhiều chủ doanh nghiệp. Do đó, tới đây, Diza sẽ tổng hợp danh sách các dự án FDI đã ngưng hoạt động và công bố công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó, sẽ thực hiện các bước xử lý theo quy định hiện hành.
Ông Mai Văn Nhơn, Phó trưởng ban Diaz cho rằng, phần lớn là các dự án trong danh sách này không có đóng góp nhiều cho kinh tế – xã hội, thậm chí, nhiều doanh nghiệp khi ngưng hoạt động còn để lại khá nhiều các khoản nợ thuế, bảo hiểm xã hội và lương của người lao động. Theo ông Nhơn, chủ trương của Đồng Nai là xử lý kiên quyết, đúng quy định của pháp luật với các dự án dạng này để góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực tốt hơn đến đầu tư.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Dự án FDI công nghệ cao phía Nam khát nhân sự lành nghề
Nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi đầu tư vào Việt Nam khá lo lắng về việc thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bosch Việt Nam cho biết, năm nay, DN này sẽ đầu tư khoảng 22 triệu USD cho nâng cao năng lực của nhà máy sản xuất dây tại Đồng Nai. Với khoản đầu tư trên, Bosch hoàn thành cam kết trong 5 năm sẽ đầu tư thêm 340 triệu USD cho các hoạt động tại Việt Nam.
Ông Huệ nhìn nhận, cùng với những ưu đãi được hưởng thì việc trở thành DN công nghệ cao từ năm 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Cụ thể, năm 2015, sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, lần đầu tiên, Công ty đạt doanh thu hợp nhất 68 triệu USD, tăng gần 50% so với năm trước. Tuy nhiên, ông Huệ cũng thẳng thắn cho rằng, một trong những rào cản cho sự phát triển của DN công nghệ cao là do thiếu đội ngũ nhân sự lành nghề. Do đó, ngay từ trước khi được cấp giấy chứng nhận là DN công nghệ cao, Bosch Việt Nam đã dành khoản đầu tư 1 triệu USD để dành cho việc hợp tác đào tạo nhân lực ngành chế tạo thiết bị cơ khí.
Theo đó, việc dạy lý thuyết sẽ do Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 đảm nhận, các sinh viên tham gia chương trình đào tạo này sẽ được thực hành với máy móc và trang thiết bị hiện đại tại trung tâm của Bosch. Từ tháng 6/2016, Bosch tiếp tục đầu tư và mở rộng diện đào tạo của chương trình hợp tác này với ngành cơ điện tử.
"Đây là ngành học kỹ thuật quan trọng cho nền công nghiệp hiện đại", ông Huệ khẳng định và cho biết, khoản đầu tư khoảng 150.000 USD, trong năm học đầu tiên sẽ tuyển sinh 12 học viên.
Không chỉ riêng Bosch, nhiều DN có vốn FDI khi đầu tư vào Việt Nam cũng khá lo lắng về việc thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Trao đổi với báo giới tại lễ nhận giấy phép đầu tư mới đây, ông Jimmy T.F. Cheah, CEO của United More SDN. BHD (Malaysia) - DN có dự án sản xuất khung màn hình nhựa bóng và vỏ sau nhựa cho các loại tivi thông minh, tivi LCD và tivi LED, với số vốn đầu tư đăng ký 21 triệu USD, cho biết, khó khăn hiện nay của Công ty là tìm kiếm nhân sự, nhất là đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao. Do đó, trong giai đoạn đầu thành lập nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), doanh nghiệp này dự kiến chỉ đạt khoảng 1/3 công suất thiết kế.
Ngoài vấn đề nguồn nhân lực, nhiều DN FDI khi cân nhắc việc đầu tư tại Việt Nam còn có những rào cản khác. Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, nhiều nhà đầu tư châu Âu đang muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là vào dự án công nghệ cao. Tuy nhiên, theo đại diện của EuroCham, ngoài vấn đề về thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, các nhà đầu tư còn e ngại về chất lượng của hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin và sự ổn định của nguồn điện. Ngoài ra, để được chứng nhận DN công nghệ cao, DN phải có những cam kết cụ thể; trình tự, thủ tục cũng khá tốn thời gian... trong khi ưu đãi cho dự án công nghệ cao chưa thật sự hấp dẫn.
Theo vị đại diện này, nếu các vấn đề trên được giải quyết, thì chắc chắn sẽ có thêm DN châu Âu đầu tư vào dự án công nghệ cao tại Việt Nam thời gian tới.
Dù được dự báo sẽ có nhiều nhà đầu tư vào SHTP trong tháng 6 - thời điểm dự án của Samsung tại đây chuẩn bị đi vào hoạt động, nhưng hiện phần lớn dự án được cấp phép tại đây lại là dự án công nghệ cao của DN trong nước.
Cho đến nay, dự án FDI duy nhất được cấp phép tại SHTP vẫn là của Công ty United More nêu trên. Tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Bình Dương... dù có kết quả thu hút vốn FDI khá tốt, nhưng hầu như vắng bóng các dự án công nghệ cao.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vốn FDI vào TP. HCM sụt giảm Theo Cục Thống kê TP.HCM, từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thành phố liên tiếp sụt giảm. Tính đến trung tuần tháng 5/2016, TP.HCM thu hút được gần 650 triệu USD vốn FDI, giảm gần 408 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, có 276 dự án FDI được cấp mới Giấy...