Giật mình tên lửa đạn đạo Iran có gốc từ Triều Tiên
Hóa ra một loạt tên lửa đạn đạo đáng sợ của Iran hiện nay vốn do Triều Tiên cung cấp công nghệ để phát triển.
Có thể nói, sự hùng mạnh lực lượng tên lửa đạn đạo Iran ngày nay có sự đóng góp không nhỏ từ công nghệ tên lửa Triều Tiên. Hàng loạt tên lửa chất lượng như dòng Shahab của Iran được cho là sao chép rất nhiều tên lửa đạn đạo Hwasong và Rodong do Triều Tiên thiết kế.
Theo các báo cáo tình báo quân sự Mỹ, năm 1987, Iran đã nhập một số lượng nhỏtên lửa đạn đạo Hwasong 5 của Triều Tiên và cùng năm đó là xin giấy phép sản xuất dưới tên lửa Shahab 1. Cuộc bắn thử đầu tiên được tiến hành vào năm 1988 trong thời gian đang diễn ra chiến tranh Iran-Iraq.
Tên lửa đạn đạo Shahab-1 có chiều dài khoảng 10,94m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,8 tấn, trang bị đầu đạn đơn khối nặng 985kg, tầm bắn khoảng 300km.
Ngay sau khi đạt được thành công với tên lửa đạn đạo Shahab 1, Iran tiếp tục nghiên cứu cải tiến, tất nhiên là sao chép công nghệ của Triều Tiên. Không rõ là thời gian nào, tuy nhiên Iran được cho là đã nhập khẩu một số lượng nhỏ kèm công nghệ tên lửa đạn đạo Hwasong 6 để nghiên cứu phát triển Shahab 2. Tên lửa này được đưa vào sản xuất từ năm 1997, nhưng phải tới năm 2004 mới xuất hiện rộng rãi trong các cuộc tập trận.
Shahab 2 có chiều dài khoảng 11,5m, trọng lượng phóng tăng lên 6,1 tấn, tầm bắn 500km, mang đầu đạn nặng 770kg.
Video đang HOT
Trong thời gian phát triển Shahab 2, Iran cũng đồng thời nghiên cứu thế hệ tên lửa mới Shahab 3 trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm trung No Dong của Triều Tiên. Theo một vài nguồn tin, Iran đã ký được thỏa thuận mua tên lửa và chuyển giao công nghệ No Dong vào năm 1993. Ảnh: Shahab 3 trong một cuộc duyệt binh.
Việc phát triển Shahab 3 gặp khá nhiều khó khăn, cuộc phóng đầu tiên được cho là tiến hành vào năm 1998. Tuy nhiên đã không thành công sau khi tên lửa phát nổ trên hành trình tới mục tiêu. Cuộc bắn thứ 2 được thực hiện năm 2000 được cho là thành công với tầm bắn 850km. Các cuộc bắn thứ 4, 5, 6 đều thất bại do tên lửa phát nổ. Sau lần bắn thứ 8 thành công năm 2003 với tầm bắn 1.3000km, tên lửa được chấp nhận trang bị.
Việc bắn thử thất bại liên tục của Shahab 3 khiến người ta phải nghi ngờ rất nhiều về chất lượng của loại tên lửa này. Một số nguồn tin cho rằng, Shahab 3 có độ chính xác tồi tệ, nó có thể lệch mục tiêu đến 2,5km do sử dụng hệ thống định vị quán tính nghèo nàn của Hwasong.
Tên lửa đạn đạo Shahab 3 có chiều dài đến 17m, đường kính thân 1,25-1,38m, mang đầu đạn nặng 1,2 tấn, tầm bắn 1.300km.
Do độ chính xác nghèo nàn, độ tin cậy kém, tên lửa đạn đạo Shahab 3 liên tục được Iran cải tiến với các định danh: Shahab 3A; Shahab 3B; Shahab 3D; Shahab 3M; Ghadr-1 và Qadr-1. Các tên lửa này được cải tiến về hình dạng; thay thế vật liệu chế tạo; kéo dài khung thân để mang thêm nhiên liệu; thay thế hệ thống dẫn đường và thiết kế lại đầu đạn.
Sau hàng loạt cải tiến, tên lửa đạn đạo Shahab 3 được cho là có tầm bắn nâng lên 1.500-2.500km. Ảnh: Shahab 3 đặt trong hầm phóng dưới mặt đất.
Theo tình báo Mỹ, Iran có thể đã mua ít nhất 19 tên lửa đạn đạo BM25 Musudan có tầm bắn 4.000km. Không loại trừ khả năng tương lai gần nước này sẽ tạo ra dòng tên lửa nội địa trên cơ sở BM25.
Theo_Kiến Thức
Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp.
Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân thực sự, hiệu quả và khiến cho Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản phải hoảng sợ. Ảnh: Thiết bị hình cầu được cho chính là đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa của Triều Tiên.
Trong loạt ảnh thiết bị hạt nhân mang trên tên lửa được hãng thông tấn KCNA Triều Tiên công bố, đáng lưu ý có sự xuất hiện của các quả tên lửa đạn đạo KN-08 vũ khí chiến lược nguy hiểm nhất Triều Tiên hiện nay.
Tên lửa đạn đạo KN-08 lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh nhân 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung. Các chuyên gia ước tính, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ 100 kiloton.
Tên lửa đạn đạo KN-08 được thiết kế với ba tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn từ 5.000 tới 12.000km, tức là đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngoài KN-08, Triều Tiên còn có cả một kho tên lửa tầm ngắn - tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đe dọa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo Hwasong 5 được cải tiến dựa trên tên lửa Scud-B (Liên Xô), có tầm bắn 320km, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng 1 tấn.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Hwasong 6 được cải tiến trên cơ sở Hwasong 5, nâng tầm bắn lên 700km, mang được đầu đạn hạt nhân.
Năm 1997, Triều Tiên đã mua được một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn OTR-21 Tochka từ Syria. Trên cơ sở đó, nước này đã sao chép cải tiến và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 đạt tầm bắn 160km, lắp đầu đạn nặng 485kg. Tochka được thiết kế bởi Liên Xô, mang được đầu đạn hạt nhân 100kiloton nên không có gì là quá lạ nếu KN-02 cũng có khả năng tương tự.
Ngoài kho tên lửa tầm ngắn, Triều Tiên còn tự xây dựng được kho tên lửa đạn đạo tầm trung - xa mang được đầu đạn hạt nhân với số lượng vài trăm quả bao trọn mọi mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, lực lượng tên lửa tầm trung của Triều Tiên chủ yếu gồm: Nodong 1, Nodong 2, BM25 Musudan, KN-08.
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong 1 đạt tầm bắn 1.300km, mang đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Theo cơ quan tình báo Mỹ, Triều Tiên đã triển khai khoảng 200 quả Nodong 1.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm xa (chỉ những tên lửa nằm giữa phân khúc tầm trung và liên lục địa) BM25 Musudan đạt tầm bắn từ 2.500-4.000km. Nó được cho là sao chép mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton hoặc thậm chí là 1meganton.
Xét độ đáng sợ chỉ đứng sau KN-08 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong 2 nặng cỡ 80 tấn, tầm bắn ước đạt 4.000-6.000km, có khả năng đầu đạn hạt nhân hoặc phần chiến đấu chứa thuốc nổ 700-1.000kg. Tuy nhiên, Triều Tiên chủ yếu sử dụng Taepodong 2 để phóng vệ tinh. Dẫu vậy, sau mỗi lần phóng thành công của Taepodong 2 đều khiến cho Mỹ-Hàn phải hết hồn, vì việc phóng này được cho là sự thành công lớn trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên.
Theo_Kiến Thức
Tường tận siêu pháo phản lực KN-09 300mm của Triều Tiên Quân đội Triều Tiên vừa tiến hành cuộc bắn thử đầu tiên siêu pháo phản lực KN-09 300mm được cho là có tầm bắn lên tới 80km. Truyền thông Triều Tiên mới đưa tin, hôm 4/3, Quân đội Triều Tiên đã lần đầu tiên bắn thử hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm thế hệ mới. Cuộc bắn có sự góp...