Giật mình số liệu xe chạy quá tốc độ ’soi’ từ hộp đen
- Trong tháng 4 vừa qua đã có 19.800 xe vi phạm tốc độ, tăng 7.00 phương tiện vi phạm so với tháng 3. Đây là số liệu được Tổng Cục đường bộ VN (Bộ GTVT) “soi” từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (hộp đen).
Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Đường bộ cho thấy, tính đến hết tháng 4, số phương tiện đã truyền dữ liệu từ thiết bị hộp đen về máy chủ tại Tổng cục Đường bộ là 50.364 phương tiện. Tổng số lần vi phạm quá tốc độ của phương tiện trên toàn quốc là 1.130.388 lần.
10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất lần lượt gồm TP.HCM (hơn 500.000 lượt), Hà Nội (trên 60.000), Đà Nẵng (trên 41.000), Bình Thuận (trên 43.000), Thanh Hóa (gần 40.000)…
Chỉ trong tháng 4 có gần 20.000 xe chạy quá tốc độ (Ảnh: GTVT)
Cũng trong tháng 4, vi phạm về thời gian lái xe cũng khá phổ biến với gần 7.950 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ, trong đó TP.HCM là địa phương có số lượng vi phạm cao nhất với hơn 2.400 lần, Đà Nẵng 426 lần.
Đặc biệt, có tới gần 2.000 lần vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày.
Trước thực trạng trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố thực hiện nhắc nhở, họp kiểm điểm, ký cam kết không vi phạm tốc độ và thời gian lái xe, xử lý vi phạm theo quy định đối với các đơn vị vận tải có nhiều phương tiện vi phạm tốc độ ở mức cao đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh việc quản lý lái xe tại các đơn vị vận tải.
Để đảm bảo dữ liệu từ thiết bị được truyền đầy đủ, chính xác và liên tục về máy chủ, Tổng cục Đường bộ VN đề nghị các Sở GTVT kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên hệ thống với dữ liệu hiện Sở đang quản lý.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, các Sở đôn đốc các đơn vị vận tải trên địa bàn chưa có dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ liên hệ với các đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát hành trình yêu cầu truyền dữ liệu của các phương tiện thuộc đơn vị về Tổng cục.
Ngoài ra, từ ngày 25/4, trên hệ thống máy chủ của Tổng cục đã thực hiện áp tốc độ tối đa theo sức chứa và loại xe, kết quả phân tích cho thấy, số lượng xe vi phạm quá tốc độ tăng cao. Vì vậy, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở GTVT bố trí cán bộ theo dõi trực tuyến để thực hiện nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời đối với các trường hợp vi phạm.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Ráo riết lập chốt cân xe quá tải và phạt nặng
Từ ngày 1/4 các địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Tuy nhiên, trong ngày 1/4 Tổng Cục Đường bộ VN cho biết, mới có 35 địa phương triển khai trạm kiểm soát tải trọng xe di động (KSTTX) ...
Từ sáng 1/4, trên QL1 đoạn thuộc địa phận xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội lực lượng CSGT và TTGT Hà Nội đã triển khai trạm KSTTX theo như chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ VN.
Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết: Lực lượng Thanh tra chọn vị trí này để đặt trạm cân vì khu vực xung quanh không có các đường nhánh và khảo sát lượng phương tiện qua lại tuyến.
Xe quá tải được lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra tải trọng.
Theo ông Hải, đội liên ngành sẽ cắm chốt 24/24h và chia làm 3 ca. Nếu các địa phương trên dọc tuyến đều thực hiện chắc chắn tình trạng chở quá tải sẽ bị ngăn chặn.
Ghi nhận của PV cho thấy, điểm hạ tải được chọn ở một bãi trống gần cầu vượt Vạn Điểm. Phía trên QL1, lực lượng CSGT và TTGT tiến hành chốt chặn ở cả hai hướng Bắc - Nam.
Tuy nhiên, từ 9h - 12h lượng xe tải qua khu vực này không lớn. Nhiều xe tải khi lưu thông qua đây đã chủ động bỏ tấm phủ ở thùng xe để có thể quan sát xe không chở hàng hoặc chở rất ít hàng hóa.
Trong buổi sáng ra quân, đội liên ngành đã xử lý được 4 trường hợp lái xe chở quá tải trọng cho phép từ 40 - 60%. Một trong những xe chở quá tải xe mang BKS 82C - 004.57 có tải trọng 17 tấn đã chở 25 tấn dưa hấu đã bị lực lượng liên ngành xử phạt. Với lỗi chở quá tải lái xe bị xử phạt 6 triệu đồng và tước bằng lái 2 tháng và buộc phải hạ tải.
Tài xế xe quá tải bị lực lượng liên ngành lập biên bản.
Tài xế lái xe quá tải cho biết: "Tôi có nghe thông tin sẽ lập chốt cân xe nhưng không nắm được thời điểm tiến hành. Nếu biết đã không dám nhận nhiều hàng thế này, nhất là dưa hấu khi hạ tải chờ đem lên biên giới thì bán không ai mua".
Ông Hoàng Văn Giáp, Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho rằng: Một số trường hợp khi kiểm tra khó xử lý như xe chở hàng đông lạnh, xe container kẹp chì hay xe chở nông sản.
Về nguyên tắc, đối với hàng hóa tươi sống hoặc hoa quả theo quy định phải hạ tải. Vì vậy, lực lượng thanh tra khuyến cáo chủ hàng, chủ phương tiện, lái xe khi chở hàng phải tự giác chấp hành, khi đã vi phạm dứt khoát phải xử lý.
"Chủ hàng, lái xe chắc chắn có thiệt hại, nhưng cái thiệt hại đó của một số cá nhân so với thiệt hại lớn như hư hỏng cầu đường, chấp hành kỷ cương không phải là lớn", ông Giáp nói.
Trong ngày 1/4, Tổng cục Đường bộ VN đã thành lập 8 đoàn kiểm tra công tác cân tải trọng xe của các địa phương. Mục đích là nắm bắt việc chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về công tác kiểm soát tải trọng xe
Tính đến cuối ngày 1/4, theo thống kê của Tổng cục Đường bộ VN mới có 35 địa phương triển khai các trạm KSTTX di động theo tinh thần chỉ thị đã ban hành.
Trong khi đó, chỉ thị của Tổng cục Đường bộ nêu rõ: các địa phương đã được cấp bộ cân lưu động phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục để đưa bộ cân vào hoạt động từ ngày 1/4; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, duy trì liên tục sự hoạt động của trạm cân, giáo dục và có biện pháp ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, kiên quyết xử lý kỷ luật và thay thế những tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực và không làm đúng chức trách nhiệm vụ được phân công.
Gia Văn
Xem "xe vua" tự hạ tải dưới nắng 40 độ
Theo_VietNamNet
Tổng cục Môi trường vào cuộc vụ tàu nghìn tấn "mất tích" Với tư cách là cơ quan cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, Tổng Cục Môi trường đã có công văn chỉ đạo các sở ngành liên quan khẩn trương kiểm tra lại vụ tàu Phương Nam 45 chở bụi lò đang bị tạm giữ tại Vũng Tàu. Ngày 29/4, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, ông Bùi...