Giật mình: Quán cơm thu mua lợn… chết
Nhiều người đi qua km 62 trên quốc lộ 62, địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đều không khỏi “sốc” khi ở ngay trước một quán cơm, phở ngang nhiên treo biển “Mua heo chết”.
Không biết lợn chết được mua để làm gì nhưng việc mua bán này vẫn làm nhiều người lo ngại vì rất có thể trong số đó có cả lợn chết vì dịch bệnh, qua kênh này hay kênh khác lại bị tuồn ra chợ để bán cho người tiêu dùng…
“Bao nhiêu… cũng cân tất!”
Chúng tôi có mặt tại quán Quê chuyên bán cơm phở – canh cá – thịt chó, mèo có treo tấm biển “Mua heo chết” kèm số điện thoại 0987. 099…, chỉ có vợ chủ quán ở nhà. Quán lèo tèo dăm ba thực khách. Trong vai những người chủ trang trại có lợn chết, chúng tôi tiếp cận một người phụ nữ khoảng 30 tuổi. Trái với những hình dung của chúng tôi, người phụ nữ này tỏ ra khá xởi lởi tự giới thiệu tên mình là Nhiễm, chồng là Nghĩa.
Thu mua lợn chết… vẫn treo biển công khai
Khi chúng tôi đặt vấn đề có mấy chục con lợn đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra chết, qua giới thiệu nên tìm đến đây, hy vọng vớt vát được chút nào hay chút đấy. Không chút hoài nghi, người phụ nữ này tỏ ra vồn vã: “Trang trại của các anh ở đâu? Lợn chết có nhiều không, khoảng bao nhiêu con? Các anh tìm đến đây là đúng chỗ rồi? Có bao nhiêu nhà em cũng cân tất! Chúng tôi hỏi giá cả, người phụ nữ cho biết chỉ mua lợn mới chết, giá 1 triệu đồng /con khoảng 50 kg. Cố nài thêm nhưng chị ta bảo: “Giá này là tốt lắm rồi! Nhưng nếu vừa chết xong thì để em gọi cho nhà em hỏi xem sao? Anh ấy đang đi ăn cưới ở xã bên”. Nói rồi chị rút điện thoại gọi cho ai đó, xong quay qua bảo chúng tôi: “Giá đó là chốt rồi, không cao hơn được nữa! Anh chị cứ đi khảo giá mấy nhà trên kia, nếu hơn thì bán, không thì quay lại đây để cho em. Nhưng anh phải chịu chi phí vận chuyển”.
Trước mặt những thực khách đang ăn sáng tại đây, chị chủ quán vẫn vô tư: “Nhà em bắt đầu mua lợn chết từ khoảng trung tuần tháng 11/2010, và treo biển từ đầu tháng 12 vừa qua. Mỗi ngày có hàng chục xe chở lợn từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua đây ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ, trong quá trình vận chuyển, vì nhiều lý do, lợn chết cũng kha khá. Mới đầu chúng em cũng chả để ý nhưng từ khi có người bên Hải Phòng sang đặt vấn đề, thấy có lãi nên đứng ra thu mua luôn”.
Người phụ nữ này cho biết, chuyến đầu tiên vợ chồng chị mua được 30 con từ những xe chở lợn từ Móng Cái về. Lần đầu mua cũng run tay lắm, của một đống tiền. Nhưng gọi điện thoại cho bên Hải Phòng, người ta bảo sẽ sang ngay nên vợ chồng chị ta liều xoay tiền gom. Ai ngờ chuyến đó lãi gần 2 triệu đồng. Chuyến thứ hai mua được ít hơn, có bốn con giá 3 triệu đồng. “Từ đó, thấy nhiều người có lợn chết muốn bán và cũng có nhiều người thường xuyên đến hỏi mua nên vợ chồng em treo tấm biển này lên để làm ăn cho “chuyên nghiệp” (!?). Nói chung, cứ hai, ba ngày em làm một chuyến, khoảng 2- 3 chục con; cũng có ngày nhiều mua được vài chuyến. Nhưng chỉ mua lợn mới chết và người bán phải chở đến đây chứ chúng em không đi gom lẻ”, người phụ nữ này kể.
Ngay khi chúng tôi có mặt ở đó để tìm hiểu vụ việc thì có người chở 3 con lợn chết đến bán. ông Nguyễn Văn Đ. (Đông Hưng, Thái Bình) cho biết, đàn lợn nhà ông đang khỏe mạnh, sắp được xuất chuồng thì mấy ngày gần đây bỗng có dấu hiệu biếng ăn, lờ đờ và da phừng phừng đỏ như say rượu, hay thở dốc. Sau khoảng 10 ngày thì kiệt sức, đứng không nổi, nằm lăn ra và chết. “Trước đó, nhà tôi đã bán mấy con cho một người ở Thủy Nguyên (Hải Phòng) nhưng giá thấp quá. Nghe nói ở đây giá cao hơn nên tôi đem đến bán”, ông Đ. nói.
Chính quyền không biết!?
“Theo quy định thì chỉ được mua bán gia súc gia cầm khoẻ mạnh, có đóng dấu kiểm dịch. Không cần biết người mua với mục đích gì, thu mua lợn chết là sai. Phát hiện lợn chết là phải báo cáo chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tiêu huỷ theo đúng quy định. Để xảy ra tình trạng mua bán trái phép như trên, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền điạ phương, sau đó đến các quan chức năng khác trong đó có thú y…”. (Cục trưởng Cục thú y Hoàng Văn Năm)
Sau khi có được số điện thoại của chủ quán thu mua lợn chết, khoảng một tiếng sau, trong vai người bán thịt lợn ở chợ Tứ Kỳ (Hải Dương) chúng tôi gọi điện thoại cho người đàn ông tên Nghĩa số 016. 525. 77… đặt vấn đề mua lợn chết. Sau một hồi úp mở, dạo này giá thịt tăng cao, muốn mua thêm thịt lợn mới chết để “pha” vào, mang đi tiêu thụ. Chúng tôi đặt vấn đề mua thịt lợn chết nhưng không mua nội tạng và dò hỏi giá cả. Người đàn ông này lúc đầu thừa nhận có lợn chết nhưng sau tỏ ra cảnh giác hỏi chúng tôi ở đâu, mua lợn chết làm gì? Khi chúng tôi nói lại rất cần mua, bao nhiêu cũng mua, sẽ trả giá hời, người đàn ông này ậm ừ cho biết: “Hiện trong nhà không còn lợn chết. Nếu có sẽ gọi sau”.
Video đang HOT
Trưa cùng ngày chúng tôi gọi lại vào số điện thoại nói trên thì người đàn ông này bảo không có lợn chết bán. Thỉnh thoảng có thì bán cho trang trại ở Hải Phòng mua về cho cá sấu ăn, họ đã đặt hàng từ trước (!?). Tuy nhiên, một chủ trang trại nuôi cá sấu với hàng nghìn con ở Hải Phòng khẳng định vào mùa đông cá sấu không ăn mấy nên chẳng ai dại gì đi mua lợn chết làm gì! Thêm nữa, giá cá sấu hiện tại tụt thê thảm, nếu mua lợn chết với giá cao như thế cho cá sấu ăn thì sạt nghiệp. “Có khi thịt lợn còn cao hơn thịt cá sấu” - chủ trang trại này hài hước trả lời.
Chúng tôi đem câu chuyện này trao đổi với Chủ tịch xã An Lễ nơi có quán Quê chuyên thu mua lợn chết qua điện thoại thì nhận được trả lờiC: “Không biết, sẽ cho kiểm tra”. Vị Chủ tịch này còn nói thêm “Có khi người ta mua lợn chết cho cá sấu ăn thật” (!?). Điều đáng nói là địa điểm kinh doanh lợn chết lại đối diện với trụ sở các cơ quan công quyền xã An Lễ.
Không biết những người mua lợn chết với mục đích gì, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này trong những số báo tiếp theo.
Theo Đời sống & Pháp luật
Hốt bạc với nghề thu mua lợn chết, ốm
Chỉ sau cuộc điện thoại khoảng 30 phút, một thanh niên với chiếc sọt khá to và cồng kềnh đỗ xịch xe tại sân nhà ông H. Sau vài phút ngã giá và làm một vài động tác thuần thục, 4 con lợn ốm đã nằm yên trong sọt rồi được lặng lẽ mang đi chuẩn bị cho khâu chế biến.
Đây là cảnh người ta thu mua những con lợn chết và ốm mang về thịt, rồi sau đó... tung ra thị trường mà chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến. Và theo ghi nhận thì hiện nay tại một số địa phương, việc thu mua lợn chết, ốm đã trở thành một nghề kiếm ăn khá hốt bạc.
Cái khó cái khổ "muôn thuở" của người nông dân
Chúng tôi có dịp đến xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một xã thuần nông, ngoài cấy lúa, gần như 100% các hộ gia đình nuôi lợn.
Lúc chúng tôi có mặt là thời điểm mà cả làng cả xã đang lo lắng nhất vì nguy cơ dịch lợn tai xanh có thể bùng phát. Và điều lo lắng hơn cả là khi UBND xã có cam kết đối với tất cả các hộ khi phát hiện lợn ốm chết phải báo ngay cho cơ quan chức năng giải quyết.
Ông L.T, một nông dân của xã Mỹ Hưng thật thà cho biết: "Chúng tôi nuôi nhiều thế này, kiểu gì thỉnh thoảng chẳng có con ốm con đau, cũng phải bán đi gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó. Đấy, đang dịch thế này, giá thì rẻ, trong khi đó đầu tư giống rồi thức ăn cho nó rất nhiều! Quả này chắc chết đói cả làng mất ...".
Một trong số những con lợn ốm từ hôm trước của nhà anh H. nằm ở khe nhà chờ chết.
Theo sự chỉ dẫn, chúng tôi được đưa vào nhà anh L.C một trong những hộ nuôi lợn nhiều nhất nhì trong xã. Tuy nhiên, khi chúng tôi có mặt, tất cả các chuồng đều không còn bóng dáng con lợn nào.
Anh C. đang loay hoay sửa lại phanh cho chiếc xe chở nước cơm, phở làm thức ăn cho lợn... Anh cho biết vừa bán hết lợn. "Chúng có hiện tượng khác khác, mình phải chịu lỗ thôi, chứ để đằng nào cũng chết...".
Được hỏi tại sao khi đã ký cam kết mà vẫn bán lợn ốm, anh C. trả lời thật lòng: "Bây giờ chẳng nhẽ mang tiêu hủy hết? Cả nhà trông cậy vào đàn lợn, các anh cấp trên biết chắc cũng thông cảm thôi! Người làng người xóm với nhau mà...". Một lúc sau anh nói tiếp: "Đấy, như mấy năm trước, có dịch vứt đi chẳng hết lợn chết, mang ra sông quẳng nghĩ mà thấy xót ruột".
Theo một số gia đình nuôi lợn ở thôn Quảng Minh, xã Mỹ Hưng thì một số người ở làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín được họ thường xuyên gọi để "giải quyết" những con lợn ốm, thậm chí đã chết.
Giải quyết gọn chỉ sau một cú điện thoại
Mặc dù dịch lợn tai xanh mới có chiều hướng ổn định, nhưng việc thu mua lợn ốm, chết vẫn diễn ra khá công khai mà không thấy bóng dáng cơ quan chức năng kiểm tra xử lý.
Tại một số hộ gia đình thuộc xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, không khó để hỏi xin được một vài tấm card visit của các ông chủ chuyên thu mua lợn ốm, chết và phế thải.
Giải thích cho việc lợn ốm chết mà vẫn bán, anh L.T cho biết: "Ở thôn tôi gần như 100% các gia đình đều nuôi lợn, người thì lợn thịt, gột lợn con, người thì lợn nái đẻ... Tránh sao được chuyện ốm và chết, lợn chết và ốm mà vứt đi tiếc lắm chú ạ! Bán đi kiếm đồng nào hay đồng đó...Mấy hôm trước thú y xã có mang bản cam kết không mua bán lợn ốm, mắc bệnh nhưng chúng tôi bán giấu bán giếm đấy chứ..." - anh T. ngại ngùng nói tiếp.
4 con lợn ốm với giá 700 nghìn được cho vào sọt chuẩn bị đưa đi.
Sau một hồi tâm sự về nỗi khổ, nỗi nhọc nhằn của những người nuôi lợn khi có dịch bệnh, anh T. đưa chúng tôi qua hàng xóm có 4 con lợn đang bị bệnh chờ chết.
Lúc đầu ngỡ chúng tôi là... cán bộ thú y, ông H. có vẻ giấu giếm mấy con lợn đang ngắc ngoải (có con nằm bất động ở khe nhà từ tối hôm trước). Cho đến khi biết rõ khách không phải "cơ quan chức năng", ông H. mới vội vã cầm điện thoại gọi ngay cho chủ thu mua lợn ốm. Sau đây là nguyên văn cuộc điện thoại:
"... T. à? Ngủ dậy chưa? Mày xuống nhà bắt cho tao mấy con lợn!
To hay bé ạ?
- Độ 30 cân, gần chết rồi...
Dạo này tai xanh, tầm 25 đến 30kg chúng cháu có bán được đâu.
- Bọn mày không làm được à?
Bọn cháu bây giờ chỉ làm loại hơn 40 cân
- Chắc cũng được 40 cân, cứ đến xem nào, 3 con đấy nhé....
- Vâng, vâng..."
Sau gần 2 tiếng đồng hồ mà tay lái lợn ốm chưa đến, ông H. tỏ vẻ sốt ruột và luôn miệng nói câu: "Lại tai xanh tai đỏ rồi, chắc không ai ăn lợn quay nữa nên lợn bé không bán được đây...". Trong khi ông H. đang lẩm bẩm thì có cú điện thoại gọi tới với nội dung: Lợn bé không bán được.
Theo anh L.T, rất có thể tay lái lợn kia là người chuyên mua lợn chết, ốm rồi bán cho lò mổ ngoài thành phố chứ không mổ trực tiếp ở nhà. Cho nên khi gọi ra lò ở thành phố, chủ lò không mua mới gọi lại thông báo cho an H.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi lợn ở đây, nếu muốn bán lợn ốm, chết mà nhanh nhất chỉ có gọi cho những tay lái lợn mua về mà mổ tại nhà. Vì họ có tủ ướp lạnh nên to bé đều được tống cả vào, chế biến thành phẩm dần dần còn không sẽ ém hàng cho đến khi hết dịch, giá cao là xuất kho.
Với tầm quan hệ và kinh nghiệm của mình, anh T. chẳng khó khăn gì đưa cho ông H. một số điện thoại "đảm bảo bán được ngay và nhanh gọn". Quả đúng, chỉ sau cuộc điện thoại khoảng 30 phút, một thanh niên với chiếc sọt khá to và cồng kềnh đỗ xịch xe tại sân nhà ông H.
4 con lợn bệnh khoảng 30kg hai bên ngã giá với nhau chỉ 700 nghìn.
Nói chuyện với tay mua lợn ốm, chúng tôi mới thấy hết sự kinh hoàng. "Độ này tai xanh tai đỏ kiếm ăn được quá còn gì ông anh?". Tay lái lợn thản nhiên trả lời: "Họ cấm hết các vùng dịch mạnh nên có mua được đâu, phải mua những khu vực này". Chúng tôi hỏi tiếp: "Tai xanh tai đỏ thì ai ăn thịt lợn mà mua?". Tay lái lợn tỏ vẻ coi thường, trả lời nhanh: "Mua về thịt để tủ chứ, bao giờ hết dịch mới tung ra, chú này ngây thơ quá!".
Sau những động tác thuần thục, trong chớp mắt tay lái lợn bỏ ngon lành 4 con lợn ốm vào sọt rồi lặng lẽ mang vào thành phố....
Theo Vietnamnet
Đột nhập 'tổng hành dinh' gà chết cho hàng cơm Cách Hà Nội chừng 20km, chợ gà lớn nhất Thủ đô hằng ngày vẫn buôn bán tấp nập. Tại đây, gà sắp chết được bẻ quặt cho chết, gà yếu cũng được vội vàng cắt tiết và nhanh chóng chuyển về nội đô bán cho các nhà hàng, tiệm ăn hay các quán cơm bình dân. Đột nhập chợ gà lớn nhất miền...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một gian hàng của Hằng Du Mục thu hơn 58 tỷ đồng trong 3 tháng

Diễn biến "lạ" ở tiệm vàng: Hết sạch vàng để bán, cửa hàng vắng hoe

Bầu trời Hà Nội bất ngờ tối đen giữa ban ngày

Người đàn ông tử vong trong nhà nghỉ, bên cạnh có thuốc kích dục

Truy tìm tài xế xe máy tông tử vong nữ công nhân môi trường ở Hà Nội

Người đàn ông khuyết tật nằm ngửa trên xe máy di chuyển ở Bình Dương

Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Hai cháu nhỏ ở Lào Cai đuối nước thương tâm

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Động thái mới về việc kinh doanh của vợ Quang Hải, MC Quyền Linh
Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn cuộc đời Giáo hoàng Francis
Thế giới
16:36:38 21/04/2025
Hơn 1 tháng nữa có 2 con giáp gặp thời đổi vận, cuộc sống sung túc giàu có, 1 con giáp thận trọng
Trắc nghiệm
16:29:33 21/04/2025
Nguyễn Xuân Son nhận tin vui từ bác sĩ, sẵn sàng trở lại cho trận đấu quyết định của tuyển Việt Nam
Sao thể thao
16:27:05 21/04/2025
Nghề khóc thuê, "thợ" khóc dập đầu 500 lần/ngày, quỳ đến chai gối
Lạ vui
16:23:58 21/04/2025
Khởi tố giám đốc và thuộc cấp vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Pháp luật
16:21:37 21/04/2025
HOT: Cặp đôi nam vương - mỹ nhân Vbiz yêu 3 năm, từng tham gia Người Ấy Là Ai thông báo chia tay
Sao việt
16:19:18 21/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, nhìn là thèm
Ẩm thực
16:15:07 21/04/2025
Danh sách những mẫu Galaxy được cập nhật One UI 8
Thế giới số
15:42:00 21/04/2025
HOT: Kristen Stewart tổ chức đám cưới với vị hôn thê
Sao âu mỹ
15:26:44 21/04/2025
Jennie gây sốc khi thay trang phục ngay trên sân khấu Coachella 2025
Phong cách sao
15:06:27 21/04/2025