Giật mình làng ung thư giữa lòng Hà Nội
Mỗi năm, nơi đây có hàng chục người mắc và chết vì bệnh ung thư, đa phần trong số đó là những người đang ở độ tuổi lao động và là trụ cột của gia đình.
Anh Lê Văn Minh đang trò chuyện với PV về bệnh tật
Khi họ mắc bệnh, kinh tế gia đình trước đây đã khó khăn nay càng bần cùng hơn, vì những khoản nợ chồng chất trong quá trình điều trị bệnh.
Thế nhưng, điều người dân hoang mang, lo lắng ở chỗ, với số lượng nhiều người mắc và chết vì bệnh ung thư như vậy, nhưng không hiểu sao các ngành chức năng vẫn chưa vào cuộc nhằm xác định rõ nguyên nhân gây nên căn bệnh quái ác này?
Xã có kho ảng 200 ng ười ch ết vì ung th ư
Chúng tôi tìm về xã Phú Châu (huyện Ba Vì, Hà Nội) vào những ngày cuối năm. Trái ngược với không khí nơi phố phường nhộn nhịp mừng lễ giáng sinh và chào đón năm mới, nơi đây bao trùm không khí trĩu nặng, đau buồn.
Vùng quê vốn yên bình là vậy nhưng khoảng vài năm trở lại đây bỗng “dậy sóng”. Họ không tin và cũng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà số lượng người mắc và chết vì bệnh ung thư nhiều đến vậy.
Thậm chí, một số người lớn tuổi trong xã tỏ ra lo lắng bằng câu nói cửa miệng: “Chẳng biết thế nào, hôm nay sống bình thường khoẻ mạnh thế này, mai đi khám bệnh mới hay mình mắc, bị bệnh ung thư từ lâu, tóm lại sống chết có số cả rồi!”. Nhiều gia đình kinh tế khá giả còn đỡ, chứ những nhà nghèo mắc bệnh chỉ biết nằm nhà chờ chết mà thôi?!
Trong căn nhà mái ngói chỗ đỏ, chỗ đen cùng với lớp vôi vữa đã ngả màu theo thời gian, anh Lê Văn Minh (SN 1966, trú tại xóm 3, thôn Phong Châu, xã Phú Châu) cố gắng gượng dậy khỏi giường, ra ghế ngồi uống nước tiếp chúng tôi.
Anh cho biết: “Cách đây hơn một năm, tôi đi mổ sỏi mật ở bệnh viện Việt – Đức. Trong quá trình mổ, người ta đã cắt túi mật để điều trị cho tôi. Những tưởng sau lần cắt túi mật đó, sức khoẻ sẽ dần hồi phục để có thể về nhà làm ăn, gánh vác trọng trách cho gia đình, nào ngờ chưa đầy một năm sau, tôi lại bị đau dạ dày, viêm đại tràng.
Qua theo dõi thấy người luôn trong trạng thái mỏi mệt, sức khoẻ suy giảm một cách nhanh chóng, vợ tôi lại vội vàng khăn gói cùng chồng xuống dưới bệnh viện 19/8 của bộ Công an thăm khám, điều trị bệnh.
Khi làm xét nghiệm máu, siêu âm và các loại chiếu chụp, các bác sĩ ở đây kết luận tôi bị xơ gan và bị di căn đường mật, trong ổ bụng có nhiều ổ dịch tự do và nhiều hạnh mạc treo”.
Cũng theo anh Minh, điều trị bệnh được khoảng 20 ngày thấy bệnh không biến chuyển nên anh xin về nhà mua thuốc lá nam uống, đến nay uống được hơn một tháng nhưng bệnh tình cũng không chuyển biến là mấy.
Video đang HOT
Không giấu được nước mắt, chị Ngô Thị Thuỷ (vợ anh Minh) tâm sự, do kinh tế của gia đình rất khó khăn nên tôi chỉ biết trông chờ và hy vọng vào việc điều trị thuốc nam, chứ chẳng có điều kiện nào khác để có thể chữa trị cho anh Minh bằng thuốc tây.
“Trước đây, tôi còn đi làm phụ xây, thêm nghề làm nón để góp thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình nhưng kể từ khi anh Minh đổ bệnh đến nay, tôi đành phải ở nhà chăm sóc chồng.
Ở nhà, nhưng hàng ngày tôi vẫn phải xoay sở để lo lắng cho gia đình, nhất là bố anh Minh, năm nay ông đã 86 tuổi. Quả thật cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn. Chính vì vậy mà gia đình tôi mãi vẫn chưa thể thoát được hộ nghèo trong xã.
Mọi chi phí chữa bệnh cho chồng đều phải vay mượn của ngân hàng, người thân bạn bè, lên đến hàng chục triệu đồng rồi mà không biết đến bao giờ mới có thể trả nổi”, chị Thuỷ rơm rớm nước mắt nói.
Tương tự anh Minh là trường hợp của chị Đỗ Thị Hà (SN 1986, trú tại xóm 10, thôn Phú Xuyên, xã Phú Châu). Chị Hà cho biết: Cách đây gần một năm, khi sinh đứa con thứ 2 được một thời gian, tôi mới phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư (ung thư ca đại tràng, di căn vào xương).
Khi biết mình bị bệnh, lo sợ ảnh hưởng đến con nên chị Hà đành cai sữa, không cho con bú mà để con uống sữa ngoài. Đồng thời, chị Hà cũng xuống bệnh viện Bạch Mai nằm điều trị và truyền hoá chất.
Đến nay, chị đã truyền được 7 lần nhưng chuyển biến bệnh cũng không có gì khả quan. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ chị đành phải nhờ hết vào ông bà nội trông nom, kinh tế ngày càng kiệt quệ.
Ven bờ sông Hồng ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì
C ần s ớm xác đ ịnh căn nguyên gây b ệnh?
Đề cập tới trường hợp chị Đỗ Thị Hà, bà Nguyễn Thị Thân (xóm trưởng xóm 10, thôn Phú Xuyên) cho biết: “Trường hợp cháu Hà thật thương tâm, hai con còn nhỏ nhưng đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Mọi chi phí thuốc men, truyền hoá chất đến nay đã xấp xỉ gần 200 triệu đồng nhưng gia đình cháu quá nghèo không biết xoay sở ở đâu ngoài vay ngân hàng để đi chữa bệnh.
Vừa rồi, chúng tôi cũng đã làm danh sách hộ nghèo, đề xuất cho cháu Hà hưởng chế độ bảo hiểm y tế và phía bảo hiểm đã đồng ý cho cháu được hưởng chế độ bắt đầu từ năm 2013″.
Cũng theo bà Thân, để hỗ trợ gia đình chị Hà chữa bệnh, một số tổ chức, hội như hội Phụ nữ xã, thôn, hội Cựu chiến binh xã, Quỹ hỗ trợ người nghèo xã, mỗi hội đã ủng hộ cháu 300.000 đồng nhằm chia sẻ với gia đình để điều trị bệnh.
Bà Thân cũng cho biết thêm, không hiểu sao, những người mắc bệnh ung thư trong thôn, trong xã lại nhiều như vậy. Nguyên nhân từ đâu, người dân không được biết nhưng những hôm gió nồm y như rằng, người dân sẽ phải hứng chịu mùi hoá chất, giống như mùi thuốc trừ sâu từ bên Phú Thọ đưa sang, nồng nặc.
Khi gặp mùi hoá chất này, người lớn cũng bị hắt hơi, sổ mũi, lăn ra ốm, chứ huống gì là người già hay trẻ con. Điều thật lạ ở chỗ, tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành y tế chưa thấy vào cuộc nhằm khảo sát, nghiên cứu để bảo vệ sức khoẻ người dân trên địa bàn?!
Ông Dương Văn Hoà, chủ tịch UBND xã Phú Châu cho biết: “Môi trường sống của xã so với các địa phương khác không có gì khác biệt. Tuy nhiên, không hiểu sao thời gian gần đây, số người mắc bệnh ung thư lại cao như vậy.
Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, xã đã có khoảng 200 người chết vì ung thư, trong đó đều đang ở độ tuổi lao động, lứa tuổi từ 35 – 40 tuổi và trải đều ở 17 xóm trong xã.
Hiện tại, chúng tôi nghi ngờ do nguồn nước và nguồn không khí bị ô nhiễm. Riêng về không khí, chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề của sự tác động từ phía nhà máy hoá chất Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đặc biệt là những hôm thay đổi thời tiết, trời trở gió”.
Ông Hoà cũng cho biết thêm, trước thực trạng bệnh tật của người dân như vậy, chính quyền xã đã phản ánh với HĐND huyện qua các lần tiếp xúc cử tri và HĐND huyện cũng đã có ý kiến bằng văn bản gửi lên thành phố nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm về vụ việc?!
Nhiều ca bệnh thương tâm
Ông Nguyễn Công Sửu, trạm trưởng trạm Y tế xã Phú Châu, cho biết: Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình hình bệnh tật trên địa bàn xã nhưng qua thống kê sơ bộ, xã có từ 20 – 30 người mắc bệnh ung thư và tử vong hàng năm.
Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, vòm họng và máu. Đây thực sự là nỗi ám ảnh đối với người dân địa phương. Y tế địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền để người dân trong xã hiểu về bệnh, phòng tránh bệnh tật, thế nhưng vẫn rất nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo.
Có người bị bệnh nhưng không đi khám, chữa nên y tế cũng đành chịu. Nhiều người mắc bệnh nặng rồi mới đi khám, lúc đó không còn khả năng cứu chữa, rất thương tâm.
Theo xahoi
Sống "ký sinh" bệnh viện Kỳ 3: Nạn móc ngoặc nuôi dưỡng cò mồi
Đổ lỗi cho nạn cò mồi tại các bệnh viện, phần lớn người ta hay viện ra những lý do muôn thuở: Quá tải.
"Cò" thường xuyên trà trộn vào bệnh nhân tại cổng BV Mắt Trung ương
Tuy nhiên, với những người làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, câu chuyện này lại được nhìn nhận dưới góc độ khác. Một cán bộ công an còn nói thẳng: "Dẹp "cò", chúng tôi làm chỉ trong nửa buổi sáng là xong. Nhưng thử hỏi có dẹp được không nếu bệnh nhân chấp nhận chi tiền nhờ "cò" để được việc. Nếu không có người tiếp tay, "cò" không bao giờ có đất sống".
Truy quét cũng chỉ giải quyết phần ngọn
Thời gian trước đây, bệnh viện Saint Paul vốn là mảnh đất khá màu mỡ để cho các loại "cò" hoạt động. Trước cổng bệnh viện này luôn thường trực hàng chục quán cóc chuyên bán trà đá vỉa hè. Với hai mặt tiền là phố Chu Văn An và Trần Phú, chính những quán cóc này là nơi đám "cò" vạ vật và tăm tia con mồi. Trung tá Nguyễn Văn Huệ - Phó trưởng Công an phường Điện Biên, quận Ba Đình kể lại: " Có những lúc, nạn "cò" trở nên nhức nhối tới mức, ngoài việc dắt mối chúng còn cướp giật khi những "thương vụ chăn dắt" bệnh nhân không thành". Điển hình như ngày 13/10, đối tượng Lê Văn Bình, trú tại phường Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) sau khi giở chiêu "tiếp thị" với bệnh nhân không thành đã xoay ra móc túi. Rất may sau đó, lực lượng công an đã bắt được đối tượng và thu hồi tang vật trả người bị hại.
Để triệt phá những tụ điểm này, Công an phường Điện Biên đã kiên quyết dẹp toàn bộ hàng rong, quán nước lấn chiếm vỉa hè ở tất cả những tuyến phố trọng điểm. Kết quả ban đầu khá mỹ mãn: Bệnh viện Saint Paul sạch bóng quán xá và những đối tượng tụ tập làm dịch vụ ăn theo. Những tuyến phố lân cận cũng nhờ đó mà trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, việc duy trì tình trạng này cũng khá mệt mỏi. Chúng tôi phải thường xuyên cắm chốt từ 6h - 22h hàng ngày, đồng thời phải có 1 tổ tuần tra liên tục và xử lý quyết liệt không để tình trạng "đá ném ao bèo" - Trung tá Huệ cho biết.
Cũng theo Trung tá Huệ, việc trấn áp và truy quét các đối tượng cò mồi phải luôn gắn với giải tỏa hàng quán. Nói một cách hình ảnh, "cò" cũng giống như cỏ dại, chỉ đợi bóng các lực lượng chức năng rút đi là chúng đua nhau mọc. Thậm chí, khi bị xử lý mạnh chúng lại rút ngay vào trong khuôn viên bệnh viện giả làm người nhà bệnh nhân. Trong khi đó, theo chức năng của mình, bên trong khuôn viên bệnh viện là phạm vi trách nhiệm của lực lượng bảo vệ. Nếu những lực lượng này không kiên quyết đẩy đuổi thì mọi nỗ lực của công an cũng bằng... hòa.
Nhờ qua "cò", PV đã có thể vào khám tại bệnh viện K và bệnh viện Mắt Trung ương hết sức nhanh chóng và thuận tiện
Bệnh viện cần tự làm sạch
Trong cuốn sổ dày cộp chuyên theo dõi và xử lý đối tượng của Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm trên tuyến và địa bàn, Phòng CSHS Công an thành phố Hà Nội, chúng tôi đếm được hàng chục cái tên của đám cò mồi chuyên ký sinh tại các bệnh viện. Nhắc đến những đối tượng này, Trung tá, Đội phó Lê Kim Đồng lắc đầu ngán ngẩm: "Chúng tôi bắt và xử lý liên tục. Nhưng theo luật thì không có trường hợp nào phải xử lý hình sự. Và cứ hễ thả ra là lại đâu đóng đấy".
Theo Trung tá Đồng, việc để cò mồi tồn tại trước tiên cần nhắc tới trách nhiệm của chính các bệnh viện. Có một thực tế không thể chối cãi là bệnh nhân khi thông qua "cò", chấp nhận chi một khoản phí bôi trơn thì đều được việc. Họ được chen ngang, được bác sỹ khám nhanh và ân cần hơn hẳn những người đi khám theo cách xếp số thứ tự".
Trong suốt quá trình thực tế tại 2 bệnh viện Mắt Trung ương và bệnh viện K chúng tôi ghi nhận, tính trung bình, nếu 1 "cò" dắt được 5-10 bệnh nhân/ngày và cứ một bệnh nhân, "cò" ăn được 100 nghìn thì một ngày chúng bỏ túi ít nhất 500 - 1 triệu đồng. Những món lợi nhuận như vậy dĩ nhiên các nhân viên y tế cũng có phần. Có một bài học mà bất cứ "cò" nào cũng sẽ thuộc nằm lòng khi bị công an sờ gáy, đó là nhất quyết: "Không quen bác sỹ nào". Nếu bị bắt quả tang thì lập tức chuyển hướng: "Đây là thỏa thuận miệng, thuận mua vừa bán. Bệnh nhân nhờ thì em giúp chứ có ai ép họ đâu?". Vậy là thoát hiểm. Cùng lắm thì chỉ bị phạt hành chính rồi... cho về.
Thực tế, bản thân các lãnh đạo bệnh viện không phải không biết nạn "cò" đang tồn tại ngay trước cổng - Trung tá Đồng cho biết. Khi chúng tôi họp giao ban với họ, bệnh viện nào cũng than rằng cò mồi rất phức tạp. Nhưng khi chúng tôi hỏi: Các bác sỹ khi khám bệnh cho những bệnh nhân mà "cò" đưa đến có biết không? Cò mồi vào trong bệnh viện, bảo vệ của các anh có biết không? Chắc chắn là biết bởi chúng tụ tập ở đó suốt ngày. Vậy tại sao "cò" ra vào tự do mà bảo vệ làm ngơ thì không ai trả lời được. Chính bảo vệ đã không chịu làm hết trách nhiệm của mình. Họ vẫn còn tâm lý e ngại hoặc không loại trừ việc ít nhiều có quan hệ với chính các đối tượng này. Nếu nhân viên bệnh viện còn dung túng, tiếp tay cho "cò" thì mọi cố gắng của công an cũng trở nên thừa thãi. Gốc của vấn đề nằm ở đó.
Ngoài việc các bệnh viện cần tự làm trong sạch đội ngũ cán bộ của mình, tới đây chúng tôi sẽ lập hồ sơ các đối tượng cò mồi vi phạm nhiều lần trong một năm để đưa đi cơ sở giáo dục. Có lẽ biện pháp này sẽ là liều thuốc mạnh để trấn áp dứt điểm nạn "cò" bệnh viện - Trung tá Đồng cho biết.
Đại tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội: Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế đang công tác tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội thì "cò" khó có thể qua mặt lực lượng bảo vệ bệnh viện vào các khoa, phòng khám. Chính vì vậy, để triệt tận gốc "cò" bệnh viện thì vấn đề cốt lõi là ngành y tế cần có biện pháp nâng cao y đức của đội ngũ nhân viên y tế, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm những y bác sỹ cố tình vi phạm, tiếp tay cho "cò". Lực lượng CSHS - CATP tiếp tục phối hợp với công an các quận, phường tăng cường xử lý, "quét vét" số "cò" hoạt động tại cổng các bệnh viện, ngăn không cho chúng tiếp xúc với bệnh nhân...
Theo xahoi
Kỳ quái chuyện ăn bào thai rắn để "đêm về sung sướng" Khi ông chú đập mấy quả trứng ra, tôi suýt nôn mửa. Những con rắn ngúc ngoắc cái đầu, uốn éo như giun, các chất nhầy nhầy, tanh tanh sộc tới tận đỉnh đầu. Ăn bào thai rắn để tăng cường sinh lực? (Ảnh minh họa) Tôi có ông chú họ năm nay đã ngoài lục tuần, ông có thân hình vạm vỡ,...