Giáo viên xoay xở mùa dịch – Kỳ 2: Về quê ‘lánh nạn’

Theo dõi VGT trên

Mùa dịch dã, nhiều giáo viên được nghỉ dạy đã về quê nhà “lánh nạn”. Sống chung với cha mẹ, họ tiết kiệm chi phí và có thể tìm được việc làm thích hợp …

Giáo viên xoay xở mùa dịch - Kỳ 2: Về quê lánh nạn - Hình 1

Mai Ly thêu chữ trên túi vải để bán qua mạng cho khách – Ảnh: DIỆU QUÍ

Dù gì cũng là nhà mình

Sau tết, Phan Thị Kim Nguyên – giáo viên một trường mầm non tư thục tại Q.9, TP.HCM – đã vui vẻ tạm biệt ba mẹ, tất tả vào Sài Gòn để gặp lại những cô cậu học trò nhí của mình.

Theo lịch, trường Nguyên sẽ hoạt động trở lại vào ngày 10-2 khi ăn tết xong, nhưng cô vừa từ Quảng Ngãi vào thì nhận được thông báo nghỉ dạy do dịch bệnh. Cứ thế suốt 2-3 tuần liền khiến cô giáo “không biết đâu mà lần”.

Từ khi trường tuyên bố đóng cửa… vô thời hạn, biết mình chính thức rơi vào cảnh nghỉ việc tạm thời không lương nên sau 2 lần về quê vì tưởng chỉ nghỉ thêm tuần nữa, Kim Nguyên ở lại thành phố tìm việc để trả tiền trọ, điện nước, xăng cộ, ăn uống.

Cô nhận đóng gói sản phẩm, tiếp thị một số sản phẩm cho cửa hàng có nhu cầu, giao hàng cho người bạn bán đồ online.

Tùy việc mà số tiền Nguyên nhận khác nhau, nhưng đang là giai đoạn ai cũng khó khăn nên tiền lương cô nhận được chẳng bao nhiêu.

“Làm một lúc nhiều việc mệt lắm, cả ngày ngủ chừng 4-5 tiếng. Không phải tôi chưa từng vất vả, nhưng giờ một thân mình làm 2-3 việc ở thành phố nên tủi thân. Có hôm đi làm về đến nhà đã hơn 11h khuya, kiệt sức và chỉ biết khóc…”, Nguyên nấc nghẹn.

Gọi điện video thấy con gái ngày càng tiều tụy, xanh xao, cha mẹ Nguyên khuyên con về quê: “Về đi con, dù gì cũng là nhà mình, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”. Tối đó Nguyên khóc, nhưng khóc vì xúc động. Và cô giáo 23 tuổi đã về với gia đình sau 13 tiếng ngồi trên xe khách.

Ở quê nhà, được người bạn thân giới thiệu, Nguyên xin phục vụ cho một quán lẩu gia đình. Mỗi ngày cô làm 8 tiếng, từ 2 giờ chiều với thu nhập 180.000 đồng/ngày. “Các quán ăn ở quê mình đa số đã đóng cửa vì ế ẩm bởi ít ai dám ra đường tụ tập. Chỗ mình làm lượng khách vắng hơn trước nhưng vẫn bán tạm. Giờ tìm việc quá khó, mình cố gắng xoay xở phụ bố mẹ”, Nguyên nói.

Hôm nào rảnh rỗi, cô giáo được mẹ dạy nấu các món có dinh dưỡng, để khi vào thành phố biết tự chăm sức khỏe. Có khoảng sân nhỏ phía trước, Nguyên trồng luống rau. “Mùa này ít ra đường, ở nhà tìm những thứ mình thích để làm cho bớt nhớ đi dạy. Nếu còn nghỉ dài hạn, tôi thật lòng không biết mình phải làm gì để kiếm sống” – Nguyên nói.

Giáo viên xoay xở mùa dịch - Kỳ 2: Về quê lánh nạn - Hình 2

Kim Nguyên làm phục vụ một quán ăn ở quê để xoay xở mùa dịch – Ảnh: NVCC

“Dịch bệnh buộc tôi phải biết làm nhiều việc để sống”

Vừa trở về nhà sau buổi làm “gia sư bất đắc dĩ”, Trần Thị Mỹ Xuyên (xin đổi tên, quê Nam Định) kể rằng mới làm việc này khoảng tuần nay.

Từ lúc nghỉ dạy trường mầm non ở Gò Vấp. TP.HCM, Xuyên xin đi phụ bán quần áo ở làng đại học Thủ Đức thêm được đồng nào hay đồng nấy. Lương cơ bản không bị ảnh hưởng do dạy công lập, nhưng cô vẫn không chịu được cảnh “ngồi chơi xơi nước”.

Video đang HOT

“Tôi bán hàng ở chợ đêm cách nhà trọ 8km. Đó giờ đâu quen bán hàng nên mỗi lần mời khách cũng hơi mắc cỡ. Mỗi ngày bán từ 5 giờ chiều tới 10 giờ đêm được trả 200.000 đồng, hôm nào đắt thì được thưởng thêm” – Xuyên nói.

Bán được một tháng, Xuyên về quê chăm sóc người mẹ đang bệnh. Ở nhà, cô dạy kèm toán và tiếng Việt cho cậu bé 6 tuổi trong xóm. Là chỗ quen thân với gia đình Mỹ Xuyên, sợ con nghỉ học quên bài nên mẹ bé mời cô giáo sang dạy mỗi tuần 2 buổi với 80.000 đồng/buổi. Nhờ vậy, Xuyên có việc để làm, phụ thuốc thang cho mẹ trong lúc chờ trở lại trường.

Mới trở thành cô giáo chính thức được vài tháng đã phải dừng, Xuyên chùng giọng: “Hụt hẫng lắm, năm đầu đi dạy mà dính ngay dịch bệnh là kỷ niệm khó quên trong đời”. Cô cho hay vài người bạn ở trường tư thục đã xin nghỉ hẳn, có người bỏ nghề vì không có lương. “Chưa khi nào tôi thấy nghề giáo lao đao như lúc này!” – Xuyên nói.

Sợ dịch bệnh, những ngày này nếu không có việc cần thiết cô không ra đường. Xuyên kể ở nhà lâu, bí bách, cứ nghĩ linh tinh. Xuyên cảm giác mình còn đi làm mà như thất nghiệp thật sự. Ngoài việc chăm mẹ, Xuyên lên mạng học vài điều thú vị, rảnh rỗi lại ôm cây đàn guitar của ba ra sân nghêu ngao vài bản cho đỡ buồn.

“Tôi đang tính bán hàng online. Bán những cái người ta cần trong mùa này như khẩu trang, nước rửa tay, cách này an toàn nhất. Bên ngoại có nguồn cung cấp hoa quả nên cũng muốn lấy về bán để chi tiêu và thuốc thang cho mẹ. Trong lúc khó khăn, cái gì làm được phải làm, không biết thì học. Dịch bệnh buộc tôi phải biết làm nhiều việc hơn để kiếm sống, đó có phải gọi là trong cái rủi có cái may không nhỉ?”, cô giáo cười.

Thử thách bản thân

Ngồi trong căn nhà hướng ra núi đồi Di Linh, Lâm Đồng, Mai Ly kể cô mới về Trường mầm non tư thục Thiên Nga gần cha mẹ. “Tôi muốn gần gia đình nên quyết định về đây dạy. Tôi cũng thích khí hậu ở quê nhà hơn. Dạy ở đâu cũng vậy, nên tôi chọn được ở cạnh săn sóc ba mẹ”, Ly tâm sự nguyên nhân về quê không chỉ vì dịch bệnh.

Ở quê, Ly làm quen học trò mới được mấy hôm, chưa kịp nhớ hết tên 25 bé trong lớp đã phải tạm nghỉ khi trường đóng cửa. Nơi Ly làm việc có hỗ trợ lương cho giáo viên 30-50% tùy người.

Ly thông cảm sự khó khăn mà trường đang phải chịu, dù bản thân cũng chẳng khá hơn. “Bây giờ, nhà trường và giáo viên chỉ biết động viên nhau cùng cố gắng. Nhưng tôi nghĩ nếu tiếp tục đóng cửa, nguồn thu từ học phí bị đứt, không còn khả năng hỗ trợ cho giáo viên thì trường khó trụ nổi”, Ly bày tỏ.

Nghỉ dạy, Ly về nhà phụ việc gia đình và bán hàng online kiếm sống cùng chút tiền tiết kiệm riêng. Là cô giáo mầm non, Mai Ly rất khéo tay, cô làm hoa voan và sản phẩm thêu tay truyền thống với nhiều mẫu mã đa dạng để bán.

“Tôi mới bán lại nên chủ yếu là khách quen ủng hộ, chứ khách mới chưa nhiều nên nguồn thu cũng không ổn định. Trung bình mỗi sản phẩm trừ chi phí ra lời được hai, ba chục ngàn đồng”.

May mắn hơn một chút so với nhiều đồng nghiệp, Mai Ly ở cùng gia đình nên không phải tốn tiền trọ và ăn uống. Thu nhập bấp bênh, việc này chỉ giúp cô cầm cự thời gian ngắn. “Sắp tới nếu vẫn chưa được đi dạy, buộc lòng tôi phải ra ngoài tìm việc mới thôi, ở nhà trông tới ngày đi dạy khác nào như… hòn vọng phu!”, Ly thở dài.

Thấy con gái suốt ngày đan vá, ba mẹ Ly nóng ruột. Trước mặt đấng sinh thành, Ly tỏ ra lạc quan để trấn an gia đình, dù trong lòng như lửa đốt.

“Mất việc ai cũng buồn, cũng khó khăn, nhưng mình phải cố thôi chị à. Không lạc quan thì cũng phải nghĩ sống sót. Xem như đây là thử thách trong cuộc sống để thúc đẩy mình vượt qua nghịch cảnh. Sau cơn mưa trời lại sáng mà, phải không chị?”, cô giáo 24 tuổi gượng cười…

Về quê để tiết kiệm

Mấy lần hồi hộp tưởng được đi dạy lại nhưng phải tiếp tục nghỉ vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, thầy giáo T.Đ.T. dạy văn tại một trường tư thục ở quận Tân Bình, TP.HCM đành phải về quê nhà ở Cai Lậy, Tiền Giang.

“Nhà trường chỉ trả được một phần lương, nhưng ban giám hiệu cũng nói sắp tới chưa biết thế nào vì tình hình có vẻ ngày càng khó khăn hơn”, thầy T. nói và kể thêm về quê lúc này cũng không có việc gì làm, dù là lao động tay chân, vì hạn mặn khốc liệt.

Tuy nhiên, thầy giáo trẻ này ở cùng nhà cha mẹ cũng đỡ hơn bám víu thành phố mùa dịch bệnh. Tính chi li, thầy tiết kiệm gần 6 triệu đồng tiền nhà trọ và sinh hoạt xa nhà, dù đó là chi phí đã vô cùng tiết kiệm.

MẠNH DŨNG

So với thầy cô ở thành phố, người dạy ở quê có vẻ tạm ổn hơn nhờ đa số dạy trường công vẫn còn đồng lương. Nhưng nhiều người vẫn phải lăn ra ruộng mùa dịch…

Kỳ tới: Thầy cô xuống ruộng

DIỆU QUÍ

Vật lộn mưu sinh giáo viên chủ nhiệm cũng không thể cống hiến hết mình

Để làm được những điều đó, giáo viên phải có thời gian. Thế nhưng lo vật lộn mưu sinh thì thời gian nào dành cho những công việc này? Để duy trì cuộc sống ổn định ở mức tối thiểu thì bắt buộc giáo viên nào ngoài thời gian giảng dạy cũng phải làm thêm.

Vật lộn mưu sinh giáo viên chủ nhiệm cũng không thể cống hiến hết mình - Hình 1


Nhiều giáo viên làm nghề tay trái bằng việc bán hàng qua mạng. (Ảnh nguồn minh họa: baobinhthuan.com.vn).

"Hầm bà lằng" những công việc mưu sinh

Ngoài việc dạy thêm của một bộ phận giáo viên tiểu học nơi thành phố và giáo viên dạy các môn luôn được gọi là môn chính như Toán, Anh văn... thì phần đông các thầy cô giáo làm đủ thứ nghề để suy trì cuộc sống.

Người chạy bàn tiệc cưới, người đi chạy xe ôm, người chụp hình, làm vườn, làm ruộng, bán bảo hiểm, bán hàng trên mạng...Những công việc này không đòi hỏi vốn liếng hay kinh nghiệm nhưng buộc phải có thời gian dành cho nó khá nhiều.

Bởi thế, giáo viên thường tranh thủ hết giờ dạy trên lớp là tất tả lao về nhà để bắt đầu công việc tay trái (nhưng lại cho thu nhập chính) của mình.

Lo làm ăn còn đâu tâm trí, thời gian nào để lo cho học sinh? Cho công việc chủ nhiệm?

Thầy T. một giáo viên tại tỉnh Bình Thuận dù dạy học đã mười năm nhưng lương tháng cũng chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng.

Vợ thầy không có việc làm ổn định, thầy còn 2 con nhỏ. Thế nên ngày đi dạy, đêm về theo ghe đi câu, khi thì phụ đi thúng đánh cá ven bờ.

Cả đêm dầm sương gió nhưng chỉ kiếm thêm được ít cá và vài trăm ngàn (có đêm lổ cả tiền dầu nên chẳng được chia đồng nào) nhưng dù sao cuộc sống cũng được cải thiện khá nhiều.

Mỗi sáng sớm, ghe vào bờ, thầy chỉ kịp chạy vội về nhà tắm qua loa và lật đật chạy tới trường lên lớp cho kịp giờ.

Thương hoàn cảnh thầy, Ban giám hiệu không phân thầy dạy tiết 1, tiết 2 để thầy thong thả một chút.

Cô giáo M. ngày đi dạy, tan trường là cô chạy thục mạng đến nhà hàng tiệc cưới để phụ việc hoặc đến nhà cô dâu, chú rể để trang trí phòng tân hôn. Để có thu nhập ổn định, cô phải kí hợp đồng với vài ba nhà hàng một lúc.

Cô kể, có đêm về đến nhà mệt bở hơi tai chỉ kịp ngả lưng xuống giường là làm một giấc đến sáng mà chẳng biết gì.

Một số giáo viên tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày đi dạy đêm đi bán vé ở các rạp chiếu phim đến tận 1,2 giờ sáng mới về. Đêm nào về đến nhà cũng ngủ vùi đến sáng thì còn thì giờ đâu để làm được công việc chuyên môn?

Những thầy cô giáo bán hàng trên mạng phải đi ship hàng xa vài chục ki-lô-mét vì gọi xe ôm chẳng còn đồng lời. Ngoài ra, còn phải trực điện thoại để xem ai đặt hàng còn biết trả lời kẻo mất khách.

Và, hàng chục, hàng trăm thầy cô giáo khác đang ngày đêm vật lộn để mưu sinh. Dù rất yêu nghề, luôn muốn sống hết lòng vì nghề nhưng lương không đủ ăn làm sao có thể toàn tâm, toàn ý được?

Làm hết trách nhiệm, giáo viên chủ nhiệm sẽ chẳng có thời gian rảnh

Chế độ của một giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học là 3 tiết/tuần, bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông 4 tiết/tuần nhưng phải chia cho giám thị từ 1-2 tiết.

Giáo viên chủ nhiệm ở bậc học này ít có thời gian tiếp xúc với lớp thông qua các tiết dạy.

Bởi thế, có thầy cô 1 tuần chỉ gặp lớp duy nhất 1 lần vào tiết dạy gì đó và thêm 1 tiết sinh hoạt lớp là hai.

Thời gian gặp lớp ngắn ngủi như thế liệu thầy cô chủ nhiệm sẽ làm được gì? Công việc chủ yếu chỉ là nắm lại tình hình của lớp qua cán bộ lớp, qua sổ đầu bài để tuyên dương, rày la hay nhắc nhở học sinh.

Ai chẳng biết để chủ nhiệm đạt hiệu quả thầy cô giáo chủ nhiệm phải làm nhiều công tác chủ nhiệm ngoài lớp.

Cụ thể, phải bám lớp thường xuyên vào đầu giờ học mỗi ngày, phải đến trường năm tình hình lớp dù ngày ấy không có tiết, phải răn dạy, nhắc nhở học sinh thường xuyên...

Về nhà, phải có thời gian đến thăm nhà học sinh xem nơi ăn chốn ở thế nào? Phải tìm hiểu gia cảnh từng em đang sống ea sao? Hoàn cảnh cụ thể của các em như các em đang ở với ai? Vì sao em A. lại không có ba?

Vì sao em B. lại thiếu vắng mẹ? Hay cơ duyên nào để em đến sống ở trại trẻ mồ côi? Ở trung tâm bảo trợ?

Trong thực tế thì những học sinh này hoặc là sống khép kín, khá lầm lì hoặc là quậy phá ngút trời. Các em rất dễ bị tổn thương sù chỉ bằng lời nói.

Thấu hiểu để chia sẻ, cảm thông, để giúp các em vượt qua nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống thì thầy cô phải có sự gần gủi.

Để làm được những điều đó, giáo viên phải có thời gian. Thế nhưng lo vật lộn mưu sinh thì thời gian nào dành cho những công việc này?

Đỗ Quyên

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024
Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé
07:00:12 19/11/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Lý Tử Thất "hốt bạc" hậu ở ẩn 3 năm, thu nhập khủng, ngồi không vẫn có tiền tỷ

Netizen

09:20:06 19/11/2024
Vừa mới đây, huyền thoại trong làng YouTuber tại Trung Quốc đã bất ngờ quay trở lại sau 3 năm tạm dừng hoạt động. Sự trở lại này không chỉ gây bão trên mạng xã hội mà còn củng cố danh tiếng của cô như một nhà sáng tạo nội dung hàng đầu ...

Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động

Góc tâm tình

08:49:31 19/11/2024
Anh trai tôi lấy chị Bích đến nay cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hồi đầu năm anh chị còn khoe với chúng tôi rằng sắp có đám cưới vàng và bảo sẽ làm bữa hoành tránh cho các con biết bố mẹ chúng đã sống hạnh phúc bên nhau như thế nào.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Sức khỏe

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Sao Việt 19/11: Lý Hải kỷ niệm 14 năm cưới, vợ chồng Bình An mua nhà mới

Sao việt

07:14:36 19/11/2024
Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà vẫn tràn ngập hạnh phúc sau 14 năm bên nhau, Bình An cùng Phương Nga khoe căn nhà mới mua tại TP.HCM.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.