Giáo viên và công nhân khốn đốn mùa dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh éo le. Công nhân, giáo viên là 2 trường hợp khó khăn vô kể…
Đại diện Quận đoàn 12 phối hợp với nhà tài trợ tặng quà cho công nhân khó khăn – Ảnh: Lê Thanh
Hai chị em Dương Thị Thái (34 tuổi) và Dương Thị Diên (24 tuổi), ở trọ tại số 233/14 Tân Thới Hiệp 07, tổ 18, KP.3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12 (TP.HCM) cùng là giáo viên của Trường mầm non Sóc Bông (P.Trung Mỹ Tây, Q.12). Cuộc sống của cả hai vốn dĩ bình yên, đủ sống, bỗng dưng dịch Covid-19 đến đã ảnh hưởng trầm trọng, khiến cả hai rơi vào tình cảnh khó khăn.
Như tâm sự của cô Diên, vì là giáo viên của trường tư thục, nên từ tháng 2 đến nay, không được nhận lương như trước đây. Thay vì mỗi tháng trung bình nhận được 5 – 6 triệu đồng, thì tổng cộng cả hai tháng 2 và 3, cô Diên chỉ được nhà trường hỗ trợ 2,5 triệu đồng. Trong khi đó, vật giá leo thang, mua gì cũng đắt đỏ, nên cả hai phải tiết kiệm hết mức có thể, dè sẻn trong chi tiêu mới có thể sống lây lất qua ngày.
“Hiện 2 chị em đang ở trọ nên mỗi tháng mất 2,1 triệu đồng, chưa kể điện nước. Trước đây đi dạy thường xuyên, ở trường nhiều hơn ở nhà nên chẳng tốn nhiều tiền điện, tiền nước. Bây giờ có dịch, phải ở nhà suốt ngày, nên điện nước cứ thế tăng lên gấp nhiều lần. Cuộc sống theo đó mà khó khăn và thiếu thốn hơn rất nhiều”, cô Diên tâm sự.
Chung tay giúp đỡ người khó khăn
Thấu hiểu nỗi vất vả của công nhân, người khó khăn như vậy, nên thời gian qua nhiều tổ chức, Đoàn thanh niên các quận đã có những động thái hỗ trợ bằng các phần quà ý nghĩa. Anh Lê Thành Đạt, Chủ tịch Hội LHTN Q.12, cho biết đã vận động mạnh thường quân, các đơn vị, tổ chức nhằm có kinh phí tặng quà là một ít tiền mặt, gạo, nhu yếu phẩm cần thiết… cho những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thể vượt qua thời gian khó khăn vì dịch Covid-19.
Khó khăn đến mức, trong cuộc trò chuyện với PV, không ít lần cô Diên ngậm ngùi, chực khóc. “Có những lúc không đủ tiền để sống, cái ăn còn thiếu thốn, nên phải sống nương nhờ bằng đồng lương của anh rể. Mà anh rể làm công nhân, nên cũng vất vả rất nhiều”, cô Diên tâm sự thêm.
Còn anh Đinh Văn Đẹp (30 tuổi, quê TP.Cần Thơ), hiện ở trọ tại số 30, KP.1, P.Trung Mỹ Tây (Q.12), thất thần cho biết dù biết rằng dịch Covid-19 làm xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người, và với những người công nhân mưu sinh kiếm sống như anh thì hệ lụy để lại bởi dịch Covid-19 rất lớn.
Video đang HOT
Anh Đẹp cho biết trước tết làm công nhân may cho một cơ sở may gia công tư nhân tại nhà ở Q.12. Dù tiền lương không cao, nhưng cũng đủ để anh trang trải cuộc sống, đủ để trả tiền nhà và lo cho cái ăn, cái mặc.
Nhưng rồi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gần 3 tháng nay, anh Đẹp rơi vào tình cảnh thất nghiệp, để rồi không có tiền ăn. Và ngay cả việc mong muốn được mua các nhu yếu phẩm như kem đánh răng, bột giặt… cũng trở thành những điều quá đỗi xa xỉ.
“Từ hai tháng trước tôi đã phải chạy vạy, năn nỉ mượn tiền người thân và bạn bè để mua thức ăn và đóng tiền phòng trọ. Không biết rồi những ngày sau sẽ như thế nào nếu tiếp tục thất nghiệp vì dịch Covid-19 nữa. Đến tháng vừa rồi, vì không biết phải vay mượn tiền ở đâu nên phải xin chủ nhà trọ cho khất lại. Giờ chỉ mong đi làm có tiền ăn và đóng tiền chỗ trọ chứ nếu kéo dài thêm nữa không biết phải tính sao”, anh Đẹp thở dài.
Lê Thanh
Trường làm sai, giáo viên về vườn
Trường CĐ Bình Định cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thay vì chứng chỉ theo quy định, khiến hơn 100 giáo viên không đủ điều kiện dự thi viên chức.
Sau sáu năm đứng lớp, thầy Dương về làm ruộng - Ảnh: THÁI THỊNH
Trong đó, có giáo viên bị cắt hợp đồng phải rời bục giảng về làm ruộng, công nhân, phụ hồ, ra chợ buôn bán...
Bị loại vì giấy chứng nhận
Những ngày đầu tháng 4-2020, thầy giáo Nguyễn Hồng Dương (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mưu sinh bằng công việc đồng áng thay vì đứng trên bục giảng.
Cách đây đúng một năm, Phòng nội vụ huyện Phù Cát đã hủy kết quả thi viên chức của thầy Dương vì không chấp nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định cấp năm 2009.
"Tôi tham gia lớp nghiệp vụ sư phạm bậc THCS ngành tin học ứng dụng tại Trường CĐ Bình Định khóa 2006-2009, chi phí hết 3,5 triệu đồng. Kết thúc khóa học tôi cùng hơn 40 học viên được Trường CĐ Bình Định cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm" - thầy Dương kể lại.
Sau khóa học thầy Dương nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ thầy được nhận vào giảng dạy hợp đồng tại Trường THCS Cát Minh (Phù Cát). Tháng 8-2018, Phòng nội vụ huyện thông báo thi tuyển viên chức ngành giáo dục. Thầy Dương đủ điều kiện và đã có tên trong danh sách dự thi.
Đầu năm 2019, Hội đồng xét tuyển viên chức ngành GD-ĐT huyện Phù Cát thông báo điểm thi và thầy Dương đạt 76,5 điểm.
"Chưa kịp vui mừng thì ngày 12-3-2019, Phòng nội vụ huyện mời tôi lên làm việc và thông báo hủy kết quả thi tuyển vì không chấp nhận giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Trường CĐ Bình Định" - thầy Dương bức xúc.
Tiếp đó, hội đồng này thông báo có 133 trường hợp không đủ điều kiện dự thi, chủ yếu cùng lý do với thầy Dương.
Giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm, thay vì chứng chỉ mới hợp lệ, mà Trường CĐ Bình Định cấp cho thầy Dương - Ảnh: THÁI THỊNH
Không hợp lệ
Ông Lâm Trường Định - trưởng phòng công chức, viên chức Sở Nội vụ Bình Định - cho biết loại giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm được Phòng nội vụ huyện Phù Cát thực hiện theo công văn 445 của Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT.
"Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp là chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng của trường. Giấy này không phải là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ. Điều này đồng nghĩa giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp không hợp lệ" - ông Định nói.
Được biết, theo quy định hiện hành, những cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phải được Bộ GD-ĐT thẩm định, cấp phép.
Theo thông báo kết luận của ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, UBND tỉnh này nghiêm khắc phê bình lãnh đạo UBND huyện Phù Cát trong quá trình chỉ đạo công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục.
UBND tỉnh Bình Định cũng phê bình tập thể lãnh đạo Trường CĐ Bình Định trong việc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không đúng quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển viên chức ngành giáo dục.
"Yêu cầu hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh" - văn bản nêu rõ.
"Chưa nắm con số cụ thể"
Ông Lê Thanh Trúc, hiệu trưởng Trường cao đẳng Bình Định, thừa nhận việc đào tạo và cấp chứng nhận sư phạm đã diễn ra từ trước năm 2015 và trường này đã đào tạo nhiều khóa nghiệp vụ sư phạm cho các thầy cô giáo không phải là sư phạm chính quy.
Về số lượng khóa học và số sinh viên đào tạo, ông Trúc cho biết do thời gian đã lâu, qua các thế hệ hiệu trưởng nên chưa nắm con số cụ thể.
THÁI THỊNH
Giúp giáo viên vượt 'bão Covid-19' Nhận thấy nhiều giáo viên mầm non trong trường tư thục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chị Văn Đinh Hồng Vũ, CEO Elsa Speak, cùng những người bạn đã xây dựng dự án H.A.T (Help a Teacher) nhằm hỗ trợ những giáo viên này. Giáo viên mầm non đi giao hàng online trong thời gian trường đóng cửa vì dịch Covid-19 -...