Giáo viên Trường Quốc tế Mỹ nghỉ hàng loạt vì nợ lương
Gần 1.400 học sinh đang theo học tại Trường Quốc tế Mỹ (gọi tắt là AIS) phải nghỉ học do giáo viên không đến trường vì trường nợ lương
Chiều 21/3, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã yêu cầu Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường TH, THCS và THPT Quốc tế Mỹ (gọi tắt là AIS) báo cáo phương án xử lý để đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh. Trong điều kiện trường không thể duy trì hoạt động dạy và học được liên tục thì phải hỗ trợ phụ huynh học sinh như thế nào?
Ngày 18/3/2024, Chủ tịch Hội đồng trường gửi email thông báo cho tất cả học sinh nghỉ học. Sở GD&ĐT đã cử chuyên viên xuống làm việc với lãnh đạo trường về việc cho học sinh toàn trường nghỉ học, nắm tình hình hoạt động dự kiến của trường vào ngày 19/3/2024 và những ngày sắp tới.
Trường Quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT đã làm việc trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng nhà trường vào chiều 19/3/2024 để tìm phương án giải quyết tình hình hoạt động của nhà trường, nhưng chưa có sự hợp tác của đơn vị. Trong các báo cáo, nhà trường luôn trình bày đang xử lý tài chính, nhưng Sở GD&ĐT tạo nhận thấy việc không đảm bảo duy trì hoạt động nhà trường đang ảnh hưởng chất lượng dạy và học, ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Sở GD&ĐT yêu cầu nhà khẩn trương thực hiện giải pháp xử lý, chấm dứt tình trạng giáo viên xin nghỉ đồng loạt để đảm bảo việc tổ chức hoạt động giáo dục ổn định tại trường, đảm bảo tối đa quyền lợi học tập cho học sinh.
Tối 17/3, phụ huynh có con học tại Trường Quốc tế Mỹ nhận được thông báo tạm cho học sinh nghỉ vào ngày 18/3 vì giáo viên không đến trường, không đảm bảo an toàn và giảng dạy. Nguyên nhân giáo viên không đến trường được cho là vì bị nợ lương, bảo hiểm. Với thông báo này, khoảng 1.400 học sinh của trường đã phải nghỉ học.
Sau 1 ngày học sinh nghỉ học, đến tối 18/3, nhà trường gửi thông báo cho học sinh đến trường trở lại từ ngày 19/3. Tuy nhiên, trong ngày 19/3, rất nhiều học sinh đến trường rồi lại về nhà vì không có giáo viên đến dạy.
Sau khi sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh đã đến Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh để cầu cứu, mong các cơ quan chức năng giải quyết để học sinh sớm được ổn định học tập, tránh gây hệ lụy xấu cho xã hội và ngành giáo dục.
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, trong trường hợp phụ huynh học sinh có nhu cầu chuyển trường, Sở đã công khai danh sách cơ sở giáo dục, địa chỉ, mức học phí công lập và ngoài công lập để phụ huynh tiến hành các thủ tục chuyển trường theo quy định. Sở cũng thành lập tổ chuyên trách xử lý đơn thư của Trường Quốc tế Mỹ. Hằng ngày có bộ phận tổng hợp báo cáo tình hình học sinh, giáo viên của này đến Ban Giám đốc trước 17h. Sở tiếp nhận thông tin của phụ huynh học sinh trường qua số điện thoại 028.38294016 và địa chỉ mail tiepcongdan@hcm.edu.vn
Giúp trẻ em tương tác, sáng tạo trên môi trường mạng
Nhiều trẻ em tham gia internet 5 - 7 giờ/ngày nhưng chỉ 36% trẻ được dạy an toàn trên môi trường mạng.
Để trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng cần sự đồng hành của phụ huynh, giáo viên, doanh nghiệp công nghệ.
Trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội ngày càng nhiều.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong những năm vừa qua internet mang lại nhiều lợi ích cho mọi người, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên các em cũng gặp một số nguy cơ rủi ro khi tham gia môi trường mạng. Để trẻ em tham gia môi trường mạng thực sự được an toàn, bổ ích thì cần có sản phẩm để trẻ được tương tác lành mạnh và sáng tạo. Bởi vậy, ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830 phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025".
Chương trình bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng cần sự quan tâm, vào cuộc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin để sản xuất và đưa ra những ứng dụng, mà quan trọng nhất là dành cho trẻ em. "Khi mà các em có được môi trường và sáng tạo thì sẽ giảm bớt thời gian chơi các nội dung vô bổ, không có ích, thậm chí xấu độc liên quan đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ, giáo viên và nhà trường cũng cần đồng hành với con để biết được sự phát triển của công nghệ cũng như nội dung con em mình đang tham gia trên môi trường mạng", bà Nguyễn Thị Nga cho biết.
Sự sáng tạo trên môi trường mạng đối với trẻ em thể hiện ở 2 khía cạnh. Trước tiên là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các dịch vụ trên môi trường mạng chủ động có những sản phẩm để trẻ em có thể được cùng tham gia sáng tạo. Tiếp đến, trẻ em có nhiều ý tưởng và trẻ em sẽ học hỏi những bạn đồng trang lứa để biết những sản phẩm nào phù hợp, thu hút được trẻ em khi tham gia môi trường mạng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các phương thức để truyền thông hay là hấp dẫn người xem, người chơi liên quan đến hình thức, thời gian, thời lượng. "Vì thế sản phẩm, những nội dung cũng cấp kiến thức, kỹ năng để trẻ phát triển toàn diện cũng phải phù hợp với từng lứa tuổi mầm non, bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở (THCS). Sản phẩm dành cho trẻ ở mỗi lứa tuổi cần có sự khác biệt; chúng ta không thể lấy sản phẩm dùng cho lứa tuổi nhỏ để áp dụng đưa kiến thức kỹ năng cho các bạn ở lứa tuổi THCS, trung học phổ thông (THPT). Không chỉ vậy, sản phẩm đó còn phải thực sự hấp dẫn đối với trẻ em, thậm chí là nó cũng phải bắt trend phù hợp" bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Hiện nay, các sản phẩm đến được với trẻ em qua 3 kênh đều rất là quan trọng là gia đình - nhà trường - xã hội. "Vai trò của các thầy cô giáo trong nhà trường, các anh chị tổng phụ trách Đội là kênh rất quan trọng khi thông tin định hướng trên mạng. Kênh thứ hai là vai trò của gia đình; trong bối cảnh hiện nay nếu cha mẹ không có nhiều kiến thức kỹ năng cũng như đầu tư thời gian để tìm hiểu về những tiêu chuẩn cộng đồng hay ứng dụng của các doanh nghiệp, nhà mạng để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thì thực tế rất khó để bảo vệ con em mình. Đối với kênh thứ ba là vai trò của các cơ quan báo chí cũng như là các mạng xã hội. Chúng ta tăng cường luật pháp chính sách nhưng quan trọng hơn là giới thiệu mô hình, hoạt động, sản phẩm hay ứng dụng lành mạnh dành cho trẻ em. Như vậy, vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội đều phải song hành cùng nhau. Không thểi riêng môi trường nào làm tốt công tác bảo vệ trẻ em nếu đứng một mình", bà Nguyễn Thị Nga cho biết.
Thăm ngôi trường mà giáo viên nữ 'không dám' lên công tác 14 năm kể từ ngày thành lập, Trường tiểu học - THCS Cao Sơn ở xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) chưa từng có một giáo viên nữ nào 'dám' về đây công tác. Gập ghềnh đường "gieo chữ" Cao Sơn là tên gọi chung cho 3 bản Son, Bá, Mười - nơi sinh sống của đồng bào dân...