Giáo viên ở Tịnh Biên tình nguyện hỗ trợ 150 suất ăn sáng cho thí sinh
Sáng 6-8, 2 giáo viên Trường THPT Tịnh Biên (thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) Trịnh Thị Mỹ Linh và Lê Huệ Diệu đã tự bỏ tiền túi để hỗ trợ 150 suất ăn sáng cho cán bộ, giáo viên và thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2) tại điểm thi Trường THPT Tịnh Biên.
Những suất ăn sáng này sẽ giúp thí sinh có đủ sức khỏe để làm bài đạt kết quả cao
Ngày 7-8, 2 giáo viên Trịnh Đình Thọ và Nguyễn Nhựt Hòa (Trường THPT Tịnh Biên) sẽ tiếp tục hỗ trợ 150 suất ăn sáng cho các thí sinh. Đồng thời, Trường THPT Tịnh Biên hỗ trợ 110 suất ăn trưa cho cán bộ, thí sinh có nhà ở xa điểm thi trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2).
Ngân sách rót 160 triệu đồng/năm, hiệu trưởng lấy đâu ra thưởng Tết giáo viên?
Thực hiện chế độ tiền lương mới, mỗi dịp Tết đến giáo viên ở khắp mọi miền đất nước sẽ có thêm niềm vui đi mua sắm Tết mà không phải giật gấu vá vai như hiện nay.
Gần đến cuối năm, câu chuyện thưởng Tết cho giáo viên lại được nhắc đến với bao cung bậc cảm xúc trái ngược nhau. Nơi giáo viên vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc vì được nhận tiền thưởng lên đến vài ba chục triệu, thậm chí dăm sáu chục triệu đồng.
(Ảnh minh họa: VOV)
Nhưng cũng có nơi, giáo viên buồn rầu vì không nhận được một đồng tiền thưởng. Nơi an ủi thì biếu thầy cô chai nước mắm, chai dầu ăn, túi bột ngọt hay nửa ký cá khô cho đỡ tủi. Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cô phân trần, cũng là giáo viên công lập sao mỗi nơi lại có sự đãi ngộ nhà giáo mỗi khác? Thế rồi, không ít lời ca thán, bàn tán thốt ra.
Video đang HOT
Người bảo hiệu trưởng công tâm, công khai tài chính thì giáo viên được nhờ. Người cho rằng, hiệu trưởng chi tiêu quá tay, ít quan tâm đến đời sống nhà giáo thì giáo viên mất tết. Đi tìm nguyên nhân, nơi giáo viên được thưởng Tết nhiều nơi lại chẳng có gì, chúng tôi đã có nhiều chứng cứ "minh oan" cho một số hiệu trưởng.
Thưởng Tết nhiều hay ít phụ thuộc vào ngân sách cấp của từng địa phương
Thầy giáo Hùng dạy ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: "Tết năm nay, giáo viên trường mình được thưởng Tết 20 triệu đồng/người. So với nhiều trường bạn thì mức thưởng của trường thấp hơn. Có trường thưởng mỗi thầy cô giáo 25 triệu đồng, trường thưởng 30 triệu đồng".
Nói rồi thầy Hùng cho biết, đầu năm địa phương cấp kinh phí hoạt động cho nhà trường dựa vào số lượng giáo viên mỗi trường. Trường càng nhiều giáo viên thì kinh phí cấp cho hoạt động càng nhiều và ngược lại.
Với số tiền được cấp khoảng 38 triệu đồng/giáo viên/năm học, nếu trong năm nhà trường chi các hoạt động không hết thì cuối năm, giáo viên sẽ được chi tiền Tết. Số tiền Tết giáo viên được nhận nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền nhà trường đã chi còn nhiều hay ít.
Chúng tôi được biết có địa phương như 1 tỉnh Nam Trung Bộ, ngân sách cấp trên cấp về (tiền chi cho hoạt động) cho mỗi trường học đều đồng loạt ở mức 160.000.000 đồng/trường. Cấp kinh phí hoạt động cào bằng kiểu này thì trường nhiều học sinh, nhiều giáo số tiền được nhận cũng bằng trường ít giáo viên, ít học sinh.
Thế nên, trường nhiều học sinh, nhiều giáo viên thì hoạt động nhiều đương nhiên tiền phải chi cũng hết nhiều. Trường ít giáo viên, ít học sinh sẽ hoạt động ít nên tiền chi ra cũng ít.
Thế là, trường chi ít còn dư, cuối năm giáo viên sẽ được chi tiền Tết nhiều. Trường nhiều giáo viên nên chi hết tiền hoạt động, cuối năm giáo viên sẽ không có tiền thưởng Tết.
Với kinh phí cấp cho hoạt động một trường là 160 triệu đồng/năm học như một số địa phương, dù có tằn tiện chi tiêu thì cuối năm giáo viên được thưởng khoảng 500 ngàn đã là nhiều.
Nhưng kinh phí cấp mỗi trường cả tỷ đồng (như tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì cuối năm giáo viên được thưởng Tết vài ba chục triệu đồng là điều dễ hiểu.
Trường có tiền xã hội hóa cao, giáo viên cũng sẽ được thưởng Tết nhiều
Trường học không thu tiền hội phụ huynh, không kêu gọi đóng góp ủng hộ từ phụ huynh học sinh thì mọi khoản chi hoạt động phải lấy từ quỹ hoạt động của nhà trường.
Trường thu tiền hội phí cao, kêu gọi được nhiều sự ủng hộ của phụ huynh thì mọi hoạt động của trường sẽ lấy nguồn quỹ phụ huynh ủng hộ để chi nên đương nhiên tiền hoạt động của nhà trường sẽ ít bỏ ra nên dư nhiều.
Nhờ đó, cuối năm giáo viên cũng sẽ có thêm nhiều khoản tiền Tết.
Nếu như tại một số thành phố lớn, phụ huynh vừa phải đóng tiền hội phí dăm trăm ngàn đồng/năm, đóng tiền quỹ lớp vài trăm ngàn đồng (có nơi thu 2 học kỳ chỉ tiền quỹ lớp đã 400 ngàn đồng), thu thêm tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh...
Nhưng tại nhiều trường học thuộc tỉnh Bình Thuận, phụ huynh đóng tiền quỹ hội chỉ bằng tinh thần tự nguyện, người đóng 50 ngàn đồng, người 100 ngàn đồng, người 200 ngàn đồng, có người không đóng đồng nào. Nhà trường không thu tiền điện, tiền nước của học sinh. Do đó, 160 triệu tiền hoạt động được cấp, nhà trường cũng phải gói ghém rất kỹ mới đủ để chi cho các hoạt động trong nhà trường suốt cả năm học.
Vì thế, cuối năm giáo viên ở nhiều trường học trong tỉnh không có tiền thưởng Tết cũng là điều dễ hiểu.
Nhà nước cần có chính sách thống nhất thưởng Tết cho giáo viên
Người lao động nào mà chẳng mong muốn, làm cả năm, cuối năm có một chút tiền thưởng Tết để mua cho con cái manh áo mới, sắm cho gia đình ít hoa trái, quà bánh để chưng Tết, có chút tiền biếu cha mẹ, ông bà.
Ngành nghề nào cũng có thưởng Tết, có ngành vừa thưởng Tết vừa có lương tháng 13 nhưng giáo viên lương đã thấp lại không có thêm một khoản tiền nào cả thì thật là vất vả.
Tiền thưởng Tết mà cứ phải trông chờ kiểu hên xui, trông vào sự thắt lưng buộc bụng chi thường xuyên hay cái tâm, cái tài của hiệu trưởng, kế toán hay hỗ trợ của địa phương thì...
Địa phương giàu, quan tâm đến giáo dục còn đỡ, những địa phương nghèo ngân sách cấp về các trường còn eo hẹp thì giáo viên chẳng bao giờ có nổi một đồng tiền thưởng gọi là an ủi cho đỡ tủi thân.
Nhìn đồng nghiệp có thưởng, mừng cho đồng nghiệp nhưng không khỏi chạnh lòng. Thế nên, mong ước có được chút tiền thưởng Tết theo quy định luôn là nổi khát khao chính đáng của nhiều nhà giáo.
Theo ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết, theo Nghị quyết số 27/NQ-TW, sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Theo đó, khu vực công sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: "Mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp".
Với quỹ tiền thưởng này, các cơ sở giáo dục sẽ chi thưởng cho công chức, viên chức và người lao động. Đồng thời có điều kiện hơn để chăm lo đến đời sống của giáo viên cũng như việc thưởng cho giáo viên để động viên, khích lệ tinh thần đối với các nhà giáo.
Hy vọng, với việc thực hiện chế độ tiền lương mới như thế, mỗi dịp Tết đến xuân về giáo viên ở khắp mọi miền đất nước sẽ có thêm chút niềm vui đi mua sắm Tết mà không phải ngậm ngùi "giật gấu vá vai" như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
https://laodong.vn/giao-duc/nhung-chinh-sach-moi-ve-tien-luong-thuong-tet-cua-giao-vien-773775.ldo
Bí kíp phân công giáo viên trực Tết dù không có tiền cũng không ai bắt bẻ Ngay từ ngày tựu trường đầu tiên đã thực hiện chấm công, bảng chấm công công khai ngay phòng nghỉ giáo viên, nhân viên, có tổng kết hàng tuần, hàng tháng. Có thể nói, những bài viết phản ánh về chế độ của giáo viên nhận được số lượng bình luận và số lượt thích rất lớn, thể hiện sự quan tâm của...