Giáo viên mầm non trong khu công nghiệp lại thêm một lần lo lắng…
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các trường học tại Hà Nội, trong đó có trường mầm non tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh) tạm thời phải đóng cửa một lần nữa.
Các giáo viên mầm non lại thêm một lần nữa thấp thỏm, lo lắng khi đời sống, thu nhập của họ vốn bình thường đã khó khăn, nay, càng thêm khó khăn hơn.
Chị Trần Thị Vân Anh trông các cháu trong thời giam tạm thời nghỉ làm. Ảnh: NVCC
Chưa rõ tháng này liệu có lương không…
Sau dịp nghỉ lễ 30.4, chị Lê Thị Uyên – giáo viên trường Mầm non Ngôi Sao Nhỏ ( xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) – buồn bã khi nghe thông báo trường phải tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19. Mặc dù rất lo lắng khi thêm một lần phải tạm nghỉ làm, nhưng chị bày tỏ đồng tình với biện pháp này, bởi lẽ, tình hình dịch diễn biến phức tạp, nếu vẫn để các cháu đến trường thì không đảm bảo an toàn cho các cháu và cộng đồng.
Lương của chị Uyên hiện chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng; chồng chị mở cửa hàng bán xe điện, thu nhập không ổn định. Thời gian này, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại xã Kim Chung, chị phải nghỉ ở nhà; còn cửa hàng rất vắng khách. “Hiện giờ trường mới nghỉ được 10 ngày, tôi chưa rõ là có lương tháng này hay không.
Nếu phải nghỉ cả tháng thì chắc chắn tôi sẽ không có lương, mà nếu như vậy, thì cuộc sống của cả gia đình sẽ thêm phần khó khăn”- chị Uyên chia sẻ. Chị Uyên cũng cho biết thêm, vào năm 2020, khi phải nghỉ làm 3 tháng vì dịch, chị đã làm hồ sơ theo hướng dẫn để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng cho đến bây giờ, chị cũng như nhiều giáo viên mầm non khác vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Những ngày phải tạm nghỉ dạy, chị Uyên cũng muốn làm thêm một việc gì đó, nhưng do phải trông con nhỏ mới 10 tháng tuổi; hơn nữa, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, nên chị không đi đâu, chủ yếu ở nhà để đảm bảo an toàn. “Thôi đành cố gắng thắt chặt chi tiêu, chờ thời gian khó khăn này trôi qua nhanh vậy. Mong dịch chóng qua để cuộc sống trở lại bình thường”- chị Uyên nói.
Ở nhà trông con
Video đang HOT
Giống như chị Uyên, chị Trần Thị Vân Anh – giáo viên trường Mầm non Sakura – Hoa Anh Đào cơ sở 2 (xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) – cũng đang phải nghỉ ở nhà thời gian này do trường tạm thời đóng cửa. Đã 9 năm làm việc tại trường, thu nhập của chị là 6 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm công nhân, thu nhập vào khoảng 8-9 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị đang ở cùng nhà với bố mẹ, không tốn tiền thuê trọ, nhưng do hai cháu còn nhỏ, phải chi tiêu nhiều, nên cuộc sống của gia đình khá khó khăn ngay cả trong thời điểm bình thường.
Chị Vân Anh có 2 cháu học lớp 4 và lớp 1. Tạm nghỉ dạy ở lớp, nhưng chị không thể sắp xếp thời gian làm thêm việc gì khác để kiếm thêm thu nhập, khi thời gian cả ngày đều dành để trông 2 con nhỏ. Cũng giống như chị Uyên, chị đoán tháng này sẽ không có thu nhập, “đành trông chờ vào chồng vậy”- chị nói.
Bà Phạm Thị Duyên – Hiệu trưởng trường Mầm non Sakura- Hoa Anh Đào – cho biết, trường có 3 cơ sở, với 32 giáo viên. Học sinh của trường hầu hết đều là con em công nhân. “Nếu tiếp tục phải tạm thời đóng cửa, trường không có nguồn thu, trong khi đó tiền thuê nhà cho 3 cơ sở là 100 triệu đồng vẫn phải trả hằng tháng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, trường sẽ phải chịu gánh nặng rất lớn, đời sống của các giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng” – bà Phạm Thị Duyên chia sẻ.
Bà Duyên cho hay, trong thời gian tạm thời đóng cửa, trường vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho các giáo viên lâu năm; còn lương thì không có nguồn để trả. Theo bà Duyên, thu nhập của các giáo viên trong trường rơi vào khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đa số họ đều muốn làm thêm, nhưng rất khó, nhất là khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
“Dù khó khăn nhưng các giáo viên đều đồng cảm, chia sẻ với trường khi trường phải trả tiền thuê mặt bằng cùng các chi phí khác. Họ đều mong sớm khống chế dịch để họ được tiếp tục công việc của mình, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống”- bà Duyên chia sẻ.
Không nên để giáo viên mầm non dạy các cháu khi tuổi đã cao
Trước kiến nghị giáo viên Mầm non được đưa vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại để được nghỉ hưu sớm, nhiều nữ giáo viên Mầm non bày tỏ đồng tình.
Công việc của giáo viên Mầm non là rất vất vả, nhiều áp lực. Ảnh minh hoạ: Anh Thư
Muốn được về hưu lúc 50 tuổi
"Không chỉ riêng mình tôi mà giáo viên trong trường ai cũng muốn về hưu sớm. Phụ nữ khi ở tuổi 55 thì sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ; đến 60 tuổi thì sẽ rất vất vả để trông các cháu" - chị Q - một nữ giáo viên Mầm non trường công tại Hà Đông (Hà Nội) - chia sẻ khi được hỏi về vấn đề này.
Hiện chị Q cùng một đồng nghiệp nữa đang phải trông hơn 40 cháu. Lớp đông, khiến hai chị phải luôn tay luôn chân, không lúc nào ngơi nghỉ.
"Mệt nhất là khi phải trông các cháu nghịch ngợm, hiếu động. Khi ấy, các cô phải để ý nhiều hơn, vất vả hơn. Một lớp có 6-7 cháu như vậy thì các cô giáo sẽ rất mệt mỏi"- chị Q cho hay.
Theo chị Q mặc dù công việc của giáo viên Mầm non có thể chỉ cần gạch đầu dòng, nhưng thực tế, các cô phải làm rất nhiều những việc không tên.
"Ví dụ, khác với các cấp học trên đã có sẵn giáo án, để giảng dạy trực quan, giáo viên Mầm non phải tìm kiếm nguyên vật liệu, lịch kịch ngồi làm buổi trưa để chuẩn bị đồ dùng học tập ngày hôm sau cho các cháu. Buổi trưa, các cháu ngủ thì một trong 2 cô vẫn phải thức để trông các cháu.
Thứ 2 hằng tuần, các giáo viên còn được huy động để làm vệ sinh toàn trường"- chị Q kể. Không chỉ vậy, các cô trông trẻ 2-3 tuổi còn vất vả hơn vì các cháu hết ăn uống, khóc lại đòi đi vệ sinh khiến giáo viên phải luôn tay. Nếu lớn tuổi, chắc chắn các cô sẽ không đủ sức khoẻ để "theo" các cháu.
Chị Q nói thêm, giáo viên phải đi sớm để đón các cháu (vì phụ huynh gửi trẻ xong rồi mới đi làm); về muộn hơn. Trong khi đó, họ cũng có gia đình, có con cái cần chăm sóc, nên gặp rất nhiều áp lực, khó khăn.
"Vừa rồi, nghe thông tin về tăng tuổi nghỉ hưu, giáo viên Mầm non chúng tôi nản lắm vì đến tuổi 50, sức khoẻ đã yếu, môi trường lại chỉ có phụ nữ, trong khi đó các cháu đông nên rất vất vả. Nếu theo lộ trình đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu thì rất khó khăn cho giáo viên.
Hôm trước, tôi có nghe một cô giáo chuẩn bị nghỉ hưu than thở rằng bị đau chân đau tay, chẳng muốn đi làm nữa" - chị Q kể lại. Theo chị Q, chị muốn được về hưu lúc 50 tuổi.
Bà Phạm Thị Thanh Trà - Chủ một nhóm trẻ Mầm non ở Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) - đồng tình để giáo viên Mầm non được nghỉ hưu sớm, khoảng 50 tuổi là phù hợp.
Theo bà Trà, tại các trường tư, đến tầm 50 tuổi là các giáo viên đã nghỉ làm vì không theo kịp.
"Tầm tuổi 50, nhiều người không hào hứng với công việc này, trong khi thế hệ trẻ năng động hơn, tư duy nhanh nhạy hơn. Còn những người nào tâm huyết với nghề thì vẫn cố gắng để theo nghề"- bà Trà chia sẻ.
"Giáo viên mầm non là nghề đặc thù"
Bà Trịnh Thanh Hằng - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - bày tỏ ủng hộ với kiến nghị này vì cho rằng đây là nghề đặc thù.
"Nghề này đòi hỏi sự nhanh nhạy, vì trông trẻ em thì phản xạ phải nhanh, mà các cô giáo nếu lớn tuổi quá thì đôi khi không xử lý kịp, có thể có nguy hiểm xảy ra đối với trẻ" - bà Hằng lý giải.
Bà Hằng cho biết, Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN có tham gia đóng góp về kiến nghị đưa giáo viên Mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để có thể được nghỉ hưu sớm. "Kiến nghị này dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của nhiều giáo viên Mầm non. Và thực tế công việc thì giáo viên Mầm non cũng thấy không phù hợp nếu còn dạy các cháu khi tuổi cao. Qua quan sát của bản thân, tôi cũng thấy điều này" - bà Hằng chia sẻ.
Bà Hằng cho rằng, để xác định một công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải có nghiên cứu khoa học cụ thể.
"Tổng LĐLĐVN có Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động. Tôi mong muốn Tổng LĐLĐVN tạo điều kiện để có nghiên cứu cụ thể" - bà Hằng cho hay.
Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐVN) cho biết, hiện viện chưa có số liệu điều tra, nghiên cứu về điều kiện lao động của giáo viên bậc Mầm non (như mức tiêu hao năng lượng, mức độ căng thẳng nghề nghiệp, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi...).
Ông Đỗ Trần Hải khẳng định, viện có đầy đủ năng lực, cán bộ, công cụ... để nghiên cứu điều tra khảo sát đánh giá đặc điểm điều kiện lao động thực tế của hai đối tượng nêu trên theo quy định tại văn bản số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 1.8.1995 của Bộ LĐTBXH về "Hướng dẫn xây dựng nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
Theo Chỉ thị số 1/TP-VPCP của Thủ tướng Chính phủ về kết luận Hội nghị làm việc của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN có giao Bộ LĐTBXH nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể nhóm giáo viên Mầm non, giáo viên thể chất vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trên cơ sở kiến nghị của Tổng LĐLĐVN.
Nếu được bổ sung vào danh mục, hai nhóm lao động này có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. Trong khi tuổi nghỉ hưu từ 1.1.2021 được điều chỉnh theo lộ trình, đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035.Bảo Hân
Đà Nẵng: Thêm 14 trường hợp dương tính nCoV, có 12 người của Thẩm mỹ viện Amida Trong 14 trường hợp ghi nhận dương tính SARS-CoV-2 chiều 9/5 ở Đà Nẵng, có 12 người làm việc tại Thẩm mỹ Amida, 1 quản lý bar New Phương Đông, 1 giáo viên mầm non. Chiều 9/5, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý các trường hợp nghi...