Giáo viên mặc áo lông chồn 100 triệu bị tố nhận hối lộ, sau đó cô liền nói 1 câu khiến hội phụ huynh xấu hổ
Chỉ vì thấy cô giáo mặc chiếc áo đắt tiền mà phụ huynh đã cho rằng cô nhận hối lộ nhưng sự thật đều khiến ai nấy ngỡ ngàng.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một môi trường giáo dục tốt cho học sinh, ngoài sự nghiêm túc và đề cao chất lượng học tập thì văn hoá ăn mặc, ứng xử cũng là một phần vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những giáo viên, người có ảnh hưởng nhiều nhất đến các học sinh ở trường học thì càng cần phải thận trọng trong ăn mặc cũng như phải đảm bảo sao cho phù hợp.
Mới đây, cư dân mạng đã vô cùng xôn xao trước một câu chuyện phụ huynh chỉ trích cô giáo vì chuyện ăn mặc. Cụ thể, một cô giáo Tiểu học ở Trung Quốc bình thường luôn là một cô giáo giản dị, mẫu mực, luôn bận rộn đến mức không có thời gian trang điểm. Tuy nhiên, vì là giáo viên đứng lớp nên cô cũng ý thức được trách nhiệm của mình với học sinh.
Vì sắp đến dịp Tết Nguyên đán và cũng lâu chưa sắm sửa nên cô giáo này đã mạnh tay chi tiêu cho những bộ quần áo vừa đẹp vừa ấm áp để bản thân đi làm tự tin hơn. Vì thế, cô đã mua chiếc áo lông chồn mình đã thích từ lâu với giá trị là 28.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng) và vui vẻ diện đi làm.
Cô giáo mặc chiếc áo lông chồn 100 triệu bị phụ huynh chỉ trích
Nhưng thật không ngờ là khi phụ huynh đưa con đi học, nhìn thấy cô giáo mặc một chiếc áo hàng hiệu lại tỏ ra nghi ngờ và xì xào. Vị phụ huynh này cho rằng, lương giáo viên 1 tháng chỉ được vài nghìn NDT thì tại sao lại có thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy. Rồi sau đó, càng nhiều thêm phụ huynh bàn tán về việc này, cho rằng cô giáo đã nhận hối lộ của những phụ huynh giàu có.
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, dù không có bất kỳ chứng cứ xác thực nào cho việc này mà một vài phụ huynh đã cả gan nộp đơn tố cáo lên nhà trường để yêu cầu điều tra. Cô giáo sau khi nhận được thông tin đã vô cùng sốc và thất vọng với suy nghĩ của phụ huynh.
Tuy vậy, cô vẫn từ từ giải thích rằng chiếc áo này được trích từ một phần lương của cô và có góp thêm từ tài chính của gia đình. Vì theo lối sống tiết kiệm nên trước đó cô cũng tiết kiệm được khá nhiều, chiếc áo này chỉ coi như là món quà tự thưởng cho sự cố gắng của cô.
Giải thích xong xuôi, cô giáo bắt đầu nói đến hành vi vô căn cứ của phụ huynh. Cô cho rằng: “Hành vi của các vị không chỉ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, mà còn ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và uy tín của tôi. Điều này có thể khiến phụ huynh trở thành tấm gương xấu cho học sinh khi đặt điều, vu khống giáo viên”.
Đối với giáo viên, việc giáo dục học sinh cũng có nhiều áp lực, vì vậy giáo viên rất cần sự tin tưởng, động viên của phụ huynh để có động lực hơn. Nếu chỉ vì một chiếc áo mà đặt điều xấu cho giáo viên thì điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của giáo viên, từ đó dẫn đến giảm tinh thần với công việc. Do đó, rất có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập và tiếp thu của học sinh.
Vì vậy, phụ huynh hãy dành cho giáo viên sự tin tưởng và tôn trọng nhất định, sẵn sàng ủng hộ thầy cô trong nhiều trường hợp để họ có được những bước phát triển vượt trội. Và nếu như giáo viên có sai thì cũng cần có bằng chứng cụ thể, bên cạnh đó là cần phải có sự xử lý khéo léo, ôn hoà, khách quan.
Học sinh làm văn kể "ở Sài Gòn, đồng lúa mênh mông bát ngát", cô giáo nhận xét 1 câu, phụ huynh bức xúc: Sao lại dạy con tôi nói dối?
Một câu văn của học sinh tiểu học đang thu hút nhiều tranh luận với những ý kiến trái chiều.
Một phụ huynh mới đây "đăng đàn" bức xúc vì bài làm của con mình bị cô giáo phê bình thiếu thực tế. Cụ thể, bà mẹ này chia sẻ như sau:
"Chuyện là con mình hôm nay học online. Tiết luyện từ và câu. Cô giáo kêu con mình viết câu văn về quê hương, có sử dụng biện pháp từ láy. Nhà mình bên quận 7 một số nơi vẫn còn trồng lúa rất nhiều, cả 1 cánh đồng luôn. Nên con mình viết là "Ở Sài Gòn, đồng lúa mênh mông bát ngát". Cô giáo phê bình con mình, kêu Sài Gòn không phải quê hương, không thực tế. Mình mới hỏi cô thì cô kêu bé phải tưởng tượng này kia, quê hương là phải vùng nông thôn, đường đất, nhà tranh, người dân nghèo khổ các thứ chứ ở SG viết vậy không phù hợp. Mình bó tay nên cũng ậm ừ cho qua sợ con mình bị đì.
Trước đây mình cũng từng đọc được một câu chuyện trên mạng kể về một một học sinh tả ông bà đi xe tay ga, còn khoẻ mạnh làm giám đốc nhưng bị giáo viên chỉnh là phải tưởng tượng ông bà già lụm khụm, chống gậy, tối hay ho, mắt kém. Mình tưởng là chuyện vui chứ ai ngờ giờ chính mình gặp trường hợp này luôn. Tại sao lại phải dạy học sinh nói dối như vậy chứ?" , người này đặt câu hỏi.
Nhiều phụ huynh khác cũng đồng tình với nhận xét của người mẹ này, bởi trên thực tế, thực trạng học theo "văn mẫu, bài mẫu" là một hiện tượng khá là phổ biến hiện nay. Khi yêu cầu tả cô giáo thì phần nhiều học sinh sẽ dùng mỹ từ để diễn đạt, như: Mắt cô long lanh, mắt bồ câu, sống mũi dọc dừa... Tả ông bà như một bà tiên, ông thánh với râu tóc bạc phơ, chống gậy hiền lành... theo văn phong, suy nghĩ của người lớn.
Một phụ huynh chia sẻ: "Bây giờ nhiều cô vẫn giữ cái tư duy gò ép trẻ, là quê thì phải là ở nông thôn, ông bà thì phải già tóc bạc các thứ. Trong khi thế hệ bây giờ như cháu em, đến nay là 3 đời đều ở thành phố, chứ cô đòi quê nông thôn thì lấy đâu ra, rồi bà của cháu vừa mới nghỉ hưu mấy năm, tóc nhuộm váy vóc sành điệu, chơi facebook, uống trà sữa các thứ, cứ bắt phải tả bà lưng còng, tóc bạc móm mém cơ. Nhiều lúc cháu hỏi dì chẳng biết trả lời sao cho hợp ý cô giáo luôn".
Nhiều phụ huynh cho rằng học sinh viết văn theo khuôn mẫu vì nhà trường, giáo viên khuyến khích, cho điểm cao. Chính cách dạy trong nhà trường khiến học sinh buộc phải theo khuôn mẫu và bỏ qua tính sáng tạo, chân thật.
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại cho rằng, trong việc này chưa hẳn cô giáo không có lý. Vì Sài Gòn nổi tiếng là một đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam nên một câu văn ngắn chưa đủ diễn tả được hết hoàn cảnh. Để rèn con viết Văn, phụ huynh trong trường hợp này có thể hướng dẫn con mở rộng câu, tả chung về Sài Gòn sau đó mới tả đến quận 7 có đồng lúa.
Ảnh minh họa.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, một cô giáo tiểu học cho biết: "Thật ra, cá nhân mình thấy cô giáo nói đúng, chỉ là phụ huynh nghĩ theo chủ quan nhiều quá nên phát sinh vấn đề. Trước hết, có thể cô nói "không phù hợp" nhưng phụ huynh nghĩ là cô "phê bình". Dạy trẻ không nói dối/ nói xạo là đúng, nhưng trong trường hợp viết văn, nhất là tả cảnh, bạn nên "xạo" 1 xí thì bài văn mới vừa có tượng hình, vừa có tượng thanh, thì nó mới hay và cuốn hút chứ. Bài văn tả... chân thực quá sẽ vướng lỗi khô khan.
Thay vì nhìn theo hướng tiêu cực, phụ huynh nên giải thích với con một cách tích cực rằng: Cô giáo khuyên con nên biết linh động một chút, vì thực tế, trong suy nghĩ của mọi người, đúng là TP.HCM là nơi phồn hoa, chớ không bao giờ nta nghĩ thành phố mình trồng lúa cả đâu con ạ. Có thể điều chỉnh 1 chút thành câu "TP. Hồ Chí Minh trong con mắt của mọi người có thể xa hoa, diễm lệ, ồn ào tấp nập, nhưng đâu đó như nơi em đang sinh sống, vẫn còn rợp một màu xanh rờn của cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, thẳng cánh cò bay". Nghĩ mọi chuyện đơn giản hơn, từ hai phía sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nhiều".
Cô giáo tiểu học đăng một status, phụ huynh bình luận: "Bạn nên nghỉ nghề giáo viên và đi cày ruộng", cư dân mạng tranh cãi nảy lửa Một dòng trạng thái xin ý kiến của cô giáo tiểu học bỗng trở thành "nguồn cơn" khiến hội phụ huynh tranh cãi nảy lửa. Nhiều người cho rằng đừng cho con đi học trước 6 tuổi, hãy để trẻ có tuổi thơ đúng nghĩa. Nhưng cũng có phụ huynh phản biện, trang bị cho con những kiến thức cơ bản trước khi...