Giáo viên LGBT phải kết hôn giả vì sợ bị kỳ thị
Cac giang viên la ngươi đông tinh thương tranh giao thiêp vơi đông nghiêp, sông kin tiêng va tranh chu đê giơi tinh nhăm che giâu xu hương tinh duc.
Năm 2015, Cui Le, một giảng viên đại học ở Trung Quốc, công khai là người đồng tính.
Hành động này nhằm thể hiện sự ủng hộ Qiu Bai, sinh viên ĐH Sun Yat-sen (tỉnh Quảng Châu). Nữ sinh này là người đệ đơn kiện Bộ Giáo dục vì miêu tả đồng tính là “một chứng rối loạn tâm thần” trong sách giáo khoa.
“Vậy nên tôi quyết định hành động. Tôi công khai giới tính thật và bày tỏ thái độ ủng hộ cô ấy với hy vọng mọi người sẽ bớt ác cảm và định kiến với người đồng tính”, Cui kể lại.
Giảng viên Cui Le từng bị kỳ thị, chèn ép tại nơi làm việc vì công khai mình là người đồng tính. Ảnh: Cui Le.
Sau khi khẳng định mình thuộc cộng đồng LGBT, Cui Le bị lãnh đạo nhà trường khiển trách, cấm đề cập tới các vấn đề giới tính, xu hướng tính dục trên lớp học.
Nhưng sức ép dư luận không dừng lại ở đó. Năm 2017, Cui Le buộc phải xin nghỉ việc và chuyển tới New Zealand.
Suốt những năm qua, Cui Le theo học tiến sĩ ngành Giáo dục và Công tác xã hội tại ĐH Auckland. Hiện tại, anh đang nghiên cứu về cuộc sống của các giảng viên đại học là người đồng tính ở quê nhà.
Cui Le từng phỏng vấn hơn 40 nhân vật. “Đa số đều lựa chọn che giấu xu hướng tính dục vì sợ chịu kỳ thị, chèn ép”, anh chia sẻ với Inkstone .
Nghiên cứu do Cui Le thực hiện cho thấy phần lớn giảng viên thuộc cộng đồng LGBT có xu hướng tránh đề cập, thảo luận về các vấn đề giới tính, xu hướng tính dục ở môi trường học đường.
Trả lời Inkstone , Cui Le cho biết một số trường đại học xứ tỷ dân có quy định khuyến khích sinh viên báo cáo các buổi thảo luận về LGBT trên lớp. Điều này khiến các giáo viên thêm áp lực, sợ hãi.
Video đang HOT
“Một số người từ chối giao tiếp xã hội, tự thu mình vào vỏ ốc và phấn đấu để được lãnh đạo, đồng nghiệp công nhận trong công việc”, anh nói.
Cộng đồng LGBT và những người ủng hộ ở Trung Quốc đang tích cực vận động thay đổi định kiến xã hội, khiến chính quyền thừa nhận sự tồn tại của mình. Ảnh: The Beijinger.
Trong quá trình phỏng vấn cho nghiên cứu, Cui Le ấn tượng nhất với câu chuyện về một thầy giáo từng kết hôn giả để che mắt đồng nghiệp.
Trước đó, người này luôn cố gắng giữ khoảng cách với các cán bộ, nhân viên trong trường; buộc phải tham gia các buổi hẹn hò, xem mắt do đồng nghiệp giới thiệu.
Sau khi kết hôn, công việc của anh ấy đã ổn định hơn. “Cuối cùng, tôi cũng có thể bắt kịp nhịp sống với đồng nghiệp rồi”. Dù cảm thấy tồi tệ khi lừa dối vợ, anh khẳng định đây là cách duy nhất để có thể theo đuổi sự nghiệp dạy học.
Mặt khác, Cui Le khẳng định nhiều giáo viên vẫn sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên thuộc cộng đồng LGBT chấp nhận bản thân. Các thầy cô sẽ cung cấp kiến thức về bản dạng giới, an toàn tình dục cho các em trong khi giữ kín danh tính của mình.
“Hình thức hỗ trợ cá nhân này an toàn hơn, khả thi hơn cho cả các giảng viên và sinh viên”, anh nhận xét.
7 năm sau khi rời khỏi Trung Quốc, Cui Le không hề hối hận về quyết định của mình.
“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi công khai mình là người đồng tính. Dù áp lực dư luận khiến tôi vụn vỡ, tôi vẫn muốn lên tiếng cho những người thuộc cộng đồng mình”, anh nhấn mạnh.
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật 'ngọt ngào' sao đủ sức răn đe?
Từ vụ học sinh tát cô giáo trên bục giảng, nghĩ về việc khi môi trường học đường thiếu sự tôn nghiêm sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục? Liệu "kỷ luật ngọt ngào" có đủ sức răn đe?
Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục. (Nguồn: Tuổi trẻ)
Clip học sinh đánh cô giáo ngay trên bục giảng đã được xác minh sự việc là hoàn toàn có thật xảy ra tại một Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Nội. Câu chuyện được kể lại, học sinh tên T.M.S sử dụng tai nghe trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng em vẫn không nghe.
Cô giáo đã tịch thu tai nghe và nói: "Cô thu để đây, cuối giờ sẽ trả lại" nhưng S. không đồng ý và văng tục, xông thẳng lên bục giảng lớn tiếng chửi thề cùng câu nói "trả tao"! Và nhanh như cắt, đưa tay giáng mạnh lên mặt cô giáo một cái tát đầy lực và dứt khoát.
Cú tát thẳng tay của S. vào mặt cô giáo đang đứng trên bục giảng đã làm cả lớp ồ lên vì ngỡ ngàng. Hình ảnh cô giáo đứng chết lặng trong bất lực, phần do cô giáo quá bất ngờ trước phản ứng không thể tin nổi của em học sinh, phần vì cô cũng chẳng thể làm gì lúc đó.
Sự việc xảy ra vào những ngày cuối năm học 2019-2020 và năm học này, em học sinh ấy vẫn tiếp tục đi học bình thường. Nếu quả thật, học sinh này mắc bệnh trầm cảm, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động... còn có thể tha thứ được.
Nhưng nếu là một học sinh bình thường mà có hành động vô lễ với thầy cô như thế thì không thể chấp nhận được. Tuy thế, theo quy định mức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là tạm đình chỉ học có thời hạn (khoảng 2 tuần).
Kỷ luật "ngọt ngào" không có tính răn đe
Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục.
Môi trường học đường thiếu đi sự tôn nghiêm sẽ dễ dàng dẫn đến việc thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò thì sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục?
Từ bao giờ bạo lực học đường xảy ra như "chuyện thường ngày ở huyện"? Trong rất nhiều nguyên nhân, một phần cũng xuất phát từ những quy định mang tính nhân văn như thầy cô không được trách phạt học trò, không được nhắc nhở trước lớp, không có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Phần nữa, do nhiều gia đình quá nuông chiều con, bất hợp tác với nhà trường. Học sinh luôn trở thành trung tâm, thành "thượng đế" mà thầy cô chỉ đóng vai trò phục vụ.
Thế nên, thầy cô lỡ phạt roi học sinh trong lúc dạy bị quy kết là bạo hành trẻ em, mức kỷ luật cao nhất là đuổi khỏi ngành dù mục đích phạt roi của giáo viên cũng chỉ là muốn tốt cho học trò.
Nhưng, học sinh đánh giáo viên ngay trên bục giảng không chỉ vi phạm về đạo đức còn vi phạm pháp luật nhưng luôn được bảo vệ theo kiểu "cần dùng tình thương để cảm hóa".
Trên trang cá nhân của mình, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, hành vi hỗn hào này khó có thể điều chỉnh được bằng giáo dục đạo đức thông thường mà phải để pháp luật trừng trị.
Trong thực tế giảng dạy của chúng tôi, một số đồng nghiệp cũng cho biết, có những học sinh không thể giáo dục bằng sự tỉ tê tâm sự, bằng những lời nhắc nhở thông thường, thậm chí bằng sự cảm hóa yêu thương của người thầy.
Những học sinh thế này thì phụ huynh thường rất bênh con. Khi được thầy cô phản ánh những hành xử không đúng mực, có phụ huynh lên tiếng kiểu không có lửa làm sao có khói? Thầy cô phải thế nào nó mới phản ứng mạnh như vậy chứ "con tôi vốn dĩ rất ngoan hiền".
Bất lực với những học trò hư, giáo viên chỉ còn cách im lặng. Và, khi không có kỷ luật nghiêm khắc, bạo hành học đường cũng khó chấm dứt. Đau lòng hơn, một số học sinh khác lại noi theo gương xấu của bạn bè.
Để bảo vệ mình, không ít thầy cô sẽ... "mackeno"
Bao nhiêu năm trong nghề, chúng tôi không ít lần được nghe đồng nghiệp kể, được chứng kiến tận mắt cảnh phụ huynh vào trường đánh giáo viên, cảnh học sinh cầm cây, cầm gậy phang thầy cô, cảnh học trò chửi thầy cô bằng những ngôn từ thậm tệ.
Một số phụ huynh sau khi hành hung giáo viên còn viết đơn thưa gửi khắp nơi. Thế là giáo viên khi ấy trở thành "tội đồ" của nhà trường vì nguy cơ trường học sẽ bị cát các danh hiệu thi đua.
Chẳng có lãnh đạo nào đứng ra bênh vực dù trong lòng họ đều biết thầy cô bị oan. Cách lãnh đạo nhà trường thường làm là khuyên giáo viên "một điều nhịn là chín điều lành" để hạ mình xin lỗi cho yên chuyện.
Thầy cô bị "vây ráp" giữa phụ huynh và lãnh đạo nhà trường nên trở nên cô độc. Vì thế, họ thường chọn cách làm lơ, im lặng, mặc kệ trước những sai phạm của học trò mà chúng tôi hay nói đùa với nhau rằng "mackeno" (mặc kệ nó). Thế là trò hư cũng mặc, trò làm sai cũng làm lơ hoặc nhắc nhở qua loa cho xong chuyện để mua sự bình yên cho bản thân.
Ở nhà được cha mẹ cưng chiều, đến trường được thầy cô "ưu ái", những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không được chỉ dạy đến nơi đến chốn dễ sinh ra kiêu căng tự mãn và chẳng coi ai ra gì. Phải chăng đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bi kịch xảy ra trong xã hội hiện nay?
Cô gái hay ăn tóc bị rách dạ dày vì búi tóc 'khủng' gần nửa mét Thói quen ăn tóc khiến dạ dày một cô gái 17 tuổi ở Anh chứa đầy tóc. Tóc trong dạ dày cuộn lại thành búi dài đến 48 cm. Thậm chí, búi tóc lớn đến mức khiến thành dạ dày của cô bị rách. Búi tóc lớn trong bụng đã khiến dạ dày cô gái trẻ bị rách - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...