Giáo viên Đắk Lắk năn nỉ học trò: ‘Không chịu làm bài cô sẽ rất buồn’
Lời nhắn nhủ học sinh của cô giáo trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) khiến nhiều dân mạng thấy ấm lòng.
Thùy Dung – học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk – mới đây chia sẻ lên mạng xã hội tập đề cương môn Vật lý khá đặc biệt.
Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm, đề cương có dòng chữ in hoa nằm ở góc trên: “Không chịu làm bài cô sẽ rất buồn, thật đấy”.
Cô giáo Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) khiến học sinh ấm lòng với lời nhắn dễ thương. Ảnh: Thùy Dung.
Chia sẻ ,chủ nhân bài đăng cho biết đây là lời nhắn của cô Quỳnh Mai, giáo viên dạy môn Vật lý.
“ Bình thường, cô rất thích để các câu trích dẫn như ‘Mọi nỗ lực đều đáng giá’ hay ‘Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất’ ở bài tập hay đề thi. Gần đây, thay vì để những câu như vậy, cô lại viết lời nhắn nhủ rồi cả năn nỉ để động viên tụi mình làm bài. Hầu hết học sinh trong lớp vừa buồn cười vừa cảm thấy thương cô khi đọc mấy dòng này”, nữ sinh kể.
Thùy Dung cũng cho biết ở lớp, cô Mai là giáo viên vui tính, tâm huyết với công việc giảng dạy và đặc biệt tâm lý với học sinh.
“ Thay vì ép buộc hay áp đặt việc học, cô thường động viên, khuyến khích sự tự giác của học sinh“, 10X tâm sự.
Video đang HOT
Bài đăng của nữ sinh nhận được hơn 5.000 like (thích) chỉ sau vài giờ được đăng tải. Dân mạng tỏ ra rất thích thú với cách làm của nữ giáo viên.
“ Cô dễ thương thật! Nhận một tập đề dài ngoằng mà được đọc một câu như thế, mình cũng sẽ gắng làm hết“, Hồng Diễm bình luận.
Vượng Nguyễn thì ước giá như thầy mình cũng dịu dàng như cô, thay vì việc chốt tên vào sổ đầu bài.
Những câu nhắn nhủ hài hước của giáo viên dành cho học sinh trên mỗi bộ đề cương. Ảnh: FB.
Bên cạnh đó, không ít người chia sẻ rằng giáo viên của họ cũng thường viết những lời nhắn tương tự dưới đề thi, đề cương, bài tập cho học sinh.
“ Cô mình thì kiểu gì cũng viết ‘Học ngoan, thi tốt nhé!’ ở cuối đề cương“, Kim Yến cho hay.
Còn tài khoản Lâm Oanh bày tỏ thầy dạy Toán của bạn lúc nào cũng viết “ Thầy năn nỉ mấy đứa...” khiến ai cũng quý thầy và cố gắng học bài.
Theo new.zing.vn
Giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết thi trắc nghiệm THPT
GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ) vừa thực hiện một clip ngắn dành cho các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Trong đó, ông chia sẻ những bí quyết để đạt kết quả tốt khi làm bài thi trắc nghiệm.
Theo GS Trương Nguyện Thành, để thi trắc nghiệm tốt thí sinh chú ý 2 vấn đề.
Thứ nhất, bài thi trắc nghiệm được thiết kế và xây dựng thế nào.
Thứ hai, thí sinh phải có chiến lược để trả lời những câu hỏi trắc nghiệm.
GS Thành chia sẻ, câu hỏi trắc nghiệm thường có 4 câu trả lời. Trong đó, một trong những câu trả lời mà thí sinh chỉ có một xíu kiến thức thì dễ dàng nhận ra đó là hoàn toàn sai; đối với một em có trình độ trung bình thì có thể nhận ra nó sai vì nó có khoảng 50% đúng, sai; hai câu còn lại rất khó nhận dạng câu nào đúng và câu nào sai (80% đúng và khoảng 20% sai) và chỉ có 1 câu đúng.
Tuy nhiên, do áp thời gian và trong phòng thi nên thí sinh thường đọc nhanh và không suy nghĩ nên bốc một câu trả lời cảm thấy đúng. Cho nên, một số em sau khi thi trắc nghiệm có cảm giác rằng "Tôi làm bài thi được" nhưng cuối cùng kết quả lại không tốt.
Bí quyết GS Thành chia sẻ là: "Trong bài thi trắc nghiệm, thường những câu hỏi được sắp xếp một cách ngẫu nhiên không theo trình tự từ dễ đến khó. Nhưng theo quán tính, các em thường bắt đầu từ trên xuống dưới, điều này dẫn đến vấn đề thường xuyên gặp là vướng vào một câu hỏi khó và mất hết thời gian và không còn cơ hội làm những câu dễ hơn ở bên dưới".
Do đó, GS Thành dành 3 lời khuyên cho các học sinh:
Thứ 1, chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và trí tuệ. Cần có một giấc ngủ thật ngon ngày trước khi đi thi. Khi vào phòng thi, hít thở thật sâu và chậm để giảm nhịp tim. Vì nếu nhịp tim tăng cao thì não bộ sẽ không hoạt động bình thường.
Thứ 2, khi bắt đầu thi, các em bỏ vài phút đọc hết các câu hỏi, không cần đọc câu trả lời. Nhận dạng được những câu nào dễ và mình có thể trả lời ngay.
Thứ 3, khi bắt đầu trả lời câu hỏi, thay vì chọn câu trả lời đúng thì bắt buộc các em phải đọc từng câu trả lời một và loại bỏ từng cái: cái này sai hoàn toàn; cái này sai 50%; so sánh sự khác biệt giữa 2 câu còn lại. Từ sự khác biệt đó, các em có thể phát hiện ra một điểm hơi vô lý của câu trả lời và loại bỏ câu trả lời đó để còn lại câu trả lời duy nhất.
GS Trương Nguyện Thành sinh năm 1962, là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán do Trường Minnesota (Hoa Kỳ) cấp năm 1990. Năm 1993, ông đoạt giải "Một trong những nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng của Mỹ". Ông tham gia giảng dạy tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) từ năm 1992-2002, tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa hóa của trường này.
GS Trương Nguyện Thành
Năm 2002, ông được phong GS cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp GS ở Mỹ) khi mới 41 tuổi. Năm 2005, ông được Phó chủ tịch UBND TPHCM khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân (nay là Bí thư Thành ủy TPHCM- PV) mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán. Sau đó, GS Trương Nguyện Thành được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TP.HCM.
Từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018, ông Thành đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng điều hành của trường ĐH Hoa Sen. Ông được HĐQT trường đề cử làm hiệu trưởng nhưng không được chấp thuận vì không đạt chuẩn của Bộ GD-ĐT. Sau khi không được chấp thuận làm hiệu trưởng, GS Trương Nguyện Thành đã quay về Mỹ và tiếp tục giảng dạy tại ĐH Utah.
Lê Phương
Theo Dân trí
Nghệ An: Công bố đề thi minh họa môn tổ hợp vào lớp 10 THPT Sở Giáo dục và Đào tạo Nghê An vừa công bố đề thi minh họa bai thi môn tổ hợp Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2018 - 2019. Thơi gian nay cac trương THCS cân bô sung kê hoach ôn tâp cho hoc sinh thi vao lơp 10 THPT Đây la năm đâu tiên Nghê An ap dung bai...