Giao thông Hà Nội sáng ngày thứ 50 giãn cách xã hội
Sáng 11/9, phố phường Hà Nội vắng vẻ xe cộ lưu thông. Cảnh tượng này trái ngược với những gì xảy ra vào cùng thời gian trong vài ngày qua.
Vài ngày trước, lúc 7h, xe cộ tấp nập trên phố. Hôm nay (11/9), cũng trong khoảng thời gian đó, đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) vắng vẻ.
Tại chân cầu vượt Ngã Tư Sở, nút giao huyết mạch nối nhiều quận cũng thưa thớt phương tiện hơn hẳn.
7h15, tại cầu vượt Thái Hà – Tây Sơn, lượng xe cộ đi lại khác so với cùng thời điểm này ngày thứ 6.
7h20, khung cảnh thưa thớt người qua lại trên phố Chùa Bộc.
Video đang HOT
Cùng thời điểm, phố Thái Hà vắng vẻ phương tiện lưu thông.
Nút giao Xã Đàn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng thông thoáng. Những ngày trước đó, nơi đây vẫn đông người qua lại.
Phố Phạm Ngọc Thạch im lìm. Nơi đây tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng.
Ngã tư Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đông Tác và Chùa Bộc lúc 7h40.
Cầu vượt Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh.
Lượng xe cộ đi lại trên đường Láng lúc 7h50.
Nối liền hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, đường Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng giao với Đại lộ Thăng Long, thường ngày có nhiều xe tải trọng lớn di chuyển nhưng nay cũng ít dần đi bởi việc cấp giấy phép luồng xanh đang dần được siết chặt.
Bất động sản cho thuê 'lao đao'
Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết.
Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách.
Giá thuê "lao dốc" vẫn không có khách
Chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có cửa hàng cho thuê trên phố Hàng Ngang cho biết, từ đầu năm nay, khách thuê đã trả cửa hàng và nhà chị chăng biển cho thuê, nhưng đến nay vẫn không có ai thuê. Trước đó, cửa hàng 16 m2 của chị Thanh Vân cho thuê với giá 18 triệu đồng/tháng, mặc dù đăng báo hạ giá chỉ còn 12 triệu đồng/tháng, thậm chí, nếu khách hàng đồng ý thuê lâu dài, chị sẵn sàng rút xuống còn 9 triệu đồng, nhưng vẫn chưa nhận được liên hệ nào.
Tuyến phố kinh doanh sầm uất Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) "đóng băng" do dịch COVID-19.
Dọc các tuyến phố kinh doanh sầm uất của Hà Nội như Chùa Bộc, Thái Hà, Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa), Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), Đội Cấn, Ngọc Hà (quận Ba Đình), Lò Đúc, Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng)... trước đây mặt bằng kinh doanh quý hơn vàng. Chỉ cần, chủ cửa hàng có cầu, cung "đắt như tôm tươi" và luôn kín lịch xếp hàng thuê. Song, hiện nay, băng rôn, áp phích cho thuê nhà, kèm theo nhiều ưu đãi chăng đỏ rực các tuyến phố này.
Theo nghiên cứu thị trường của Kênh thông tin số 1 về BĐS Việt Nam batdongsan.com.vn, 8 tháng đầu năm, giá BĐS cho thuê "lao dốc" không phanh, nhưng vẫn ế ẩm, với các sản phẩm mặt bằng nhà phố, căn hộ dịch vụ, văn phòng... Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 5, khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, nhiều thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16, khiến thị trường bán lẻ gặp khó khăn, kéo theo BĐS cho thuê chịu sự đìu hiu, vì khách thuê không thể trụ vững.
Tại Hà Nội giá thuê trung bình tại các trung tâm thương mại giảm mạnh trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh. Trong khu vực trung tâm hành chính, giá thuê được ghi nhận giảm 10%, từ gần 2,5 triệu đồng /m2/tháng xuống còn 2,25 triệu đồng/m2/tháng; tỷ lệ trống trung bình khoảng 11%. Phân khúc nhà phố cho thuê, do tiềm lực của khách thuê không mạnh như khách thuê tại khu trung tâm thương mại, nên mức giá thuê giảm sâu, bình quân tới 40-50% so với giá trước khi diễn ra dịch bệnh.
Phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê cũng liên tục ghi nhận giá chào thuê trung bình giảm. Giá chào thuê trung bình ở phân khúc hạng A giảm từ 138.000-184.000 đồng/m2/tháng và 69.000-115.000 đồng/m2/tháng đối với phân khúc hạng B. Tỷ lệ lấp đầy quý II/2021 trung bình giảm từ 15-25% so với quý I, sang quý III còn "thê thảm" hơn. Trước thực tế này, các chủ đầu tư trung tâm thương mại, chủ mặt bằng, nhà trọ... đã chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách thuê như: Giảm tiền thuê nhà, miễn hóa đơn điện, nước... nhằm kéo dài nhu cầu thuê đến khi dịch được kiểm soát, hồi phục. Tuy nhiên, diễn biến dịch đến thời điểm này vẫn chưa có hồi kết.
Nhận định về khó khăn chưa từng có của BĐS cho thuê hiện nay, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội cho biết: Ở thời điểm trước dịch, yếu tố vị trí thuận tiện và trung tâm giúp các chủ cửa hàng mặt phố dễ dàng hút khách, nên lượng cung cầu ổn định. Song, trong giai đoạn dịch COVID-19 tiếp diễn, các đợt giãn cách xã hội kéo dài đã thúc đẩy quá trình tham gia vào thương mại điện tử của nhiều khách hàng đi thuê mặt bằng, nên nhu cầu thuê mặt bằng giảm là tất yếu.
Khó hồi phục nhanh
Thị trường BĐS cho thuê sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng kéo dài đến cuối năm bởi những tác động của dịch bệnh. Hiện nay, các địa phương trong cả nước, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đang căng sức phòng chống dịch, việc phong tỏa và siết chặt quy định hạn chế di chuyển, khiến thị trường cầu khó gặp cung, vì khách hàng đang thường trực nỗi lo về tài chính, khó ưu tiên dòng tiền đầu tư vào thuê BĐS kinh doanh.
Thị trường BĐS cho thuê đang thừa cung thiếu cầu.
Dịch bệnh kéo dài đã khiến nhiều ngành nghề kinh tế, từ tiểu thương đến các doanh nghiệp lớn kinh doanh các mặt hàng như: Thời trang, dịch vụ ăn uống, cắt tóc, gội đầu, rửa xe, buôn bán vật liệu xây dựng, vận tải... bị tạm dừng hoạt động vì giãn cách xã hội, dẫn tới gia tăng số lượng người lao động trong các ngành nghề này thất nghiệp, phải trả mặt bằng thuê, rời thành phố về quê tạm lánh dịch. Và hệ quả là phân khúc BĐS cho thuê dư thừa nguồn cung, đó chính là nguyên nhân của tình trạng giá nhà cho thuê giảm thê thảm thời gian qua.
Chưa hết, trong bối cảnh dịch bệnh, các kênh mua sắm trực tuyến trên không gian mạng, sàn thương mại tập trung như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, hệ thống chuỗi siêu thị... và thanh toán điện tử ngày càng phát triển, đang khiến khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn mua sắm thuận tiện. Điều này sẽ mang đến sự cạnh tranh không nhỏ đối với kênh mua sắm truyền thống bắt nguồn từ các mặt bằng thuê.
Về vấn đề này, ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thừa nhận, nhu cầu thuê, giá thuê mặt bằng, văn phòng và công suất cho thuê trên thị trường ghi nhận quý II giảm so với quý I và quý III vẫn tiếp tục giảm sâu. Nhất là mặt bằng cho thuê giảm cả về giá, tổng lượng thuê bình quân.
Trước thực tế trên, các chuyên gia đưa ra dự báo, thị trường BĐS nói chung sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt phân khúc cho thuê tiếp tục thiếu thanh khoản cho đến khi chiến dịch phổ cập vaccine được hoàn thành và dịch COVID-19 được kiểm soát, bị đẩy lùi. Theo ông Trần Hiếu, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty Cung cấp giải pháp dịch vụ BĐS (DKRA Việt Nam), trước mắt thị trường BĐS cho thuê vẫn trầm lắng, nếu thời điểm đầu quý IV, các địa phương kiểm soát được dịch COVID-19 thông qua tiến độ tiêm vaccine, BĐS cho thuê có thể xuất hiện những "gam màu sáng". Ngược lại, thị trường sẽ vẫn trầm lắng và phải chờ đến sau kỳ nghỉ Tết 2022 mới bắt đầu tái khởi động trở lại.
Chủ tịch Hà Nội nêu các mục tiêu làm cơ sở xem xét nới lỏng giãn cách Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, thành phố đặt ra mục tiêu cụ thể như xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin... làm cơ sở để xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng...