Giao thông đánh thức tiềm năng đảo ngọc Cô Tô
Hiện, huyện Cô Tô ( Quảng Ninh) đã sở hữu một hệ thống giao thông trên đảo hiện đại, đồng bộ, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng, miền.
Nhớ một thủa đường đất, cách trở, khó khăn
Những năm gần đây, huyện đảo Cô Tô đã trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của mình, Cô Tô cũng là đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Đóng góp vào sự phát triển của hòn đảo ngọc Cô Tô, có vai trò quan trọng của hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại.
Một góc huyện đảo Cô Tô hôm nay
Chiều cuối tháng 9 vừa qua, dẫn PV Báo Giao thông đi thăm một số tuyến đường thảm nhựa phẳng lỳ, rộng rãi ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân, ông Đỗ Huy Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô chia sẻ: Huyện đảo Cô Tô được thiên nhiên ban tặng cho 40 đảo lớn nhỏ, trong đó, có 3 đảo lớn: Đảo Cô Tô lớn là 1.780 ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha, đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác.
Cô Tô có các bãi biển đẹp, thơ mộng, đặc biệt, còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ. Bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy, Nam Hải, Ba Châu, Hải Quân với không khí trong lành, cát trắng mịn trải dài…
Bên cạnh đó, các ghềnh đá mang màu huyền thoại phần nổi phần chìm dưới làn nước quanh năm xanh ngắt và hàng nghìn ha rừng nguyên sinh… Đó chính là tiềm năng bền vững để thực hiện chủ trương xây dựng Cô Tô thành đô thị sinh thái biển thông minh, hiện đại của tỉnh Quảng Ninh và cả nước.
Những tuyến đường bê tông kết nối xuyên qua các cánh rừng nguyên sinh trên huyện đảo Cô Tô
“Tuy tiềm năng, lợi thế nhiều như vậy, nhưng có một thời gian dài, Cô Tô ít người biết đến. Bởi lẽ, hạ tầng thiếu và không đồng bộ; nhiều tuyến giao thông trên đảo là đường đất nhỏ, hẹp; hạ tầng phục vụ phát triển du lịch hầu như chưa có. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ”, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô chia sẻ.
Nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ, các bãi biển trên địa bàn Cô Tô nườm nượp khách đến nghỉ dịp cuối tuần
Những người dân Cô Tô khi nhớ lại thời điểm hơn chục năm về trước, cũng bày tỏ sự ngỡ ngàng, không nghĩ giao thông thuận lợi, huyện đảo lại phát triển như ngày hôm nay.
Anh Phạm Tiến Linh, chủ một cơ sở du lịch cộng đồng ở xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô khoe, 5 năm nay, từ khi hệ thống giao thông từ huyện đến xã và xuống các bãi biển được đầu tư mở rộng, gia đình anh xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại nhà.
Trừ thời điểm phải tạm dừng hoạt động do Covid-19, bình quân mỗi năm, nhà nghỉ của anh Linh cũng cho doanh thu từ 400-500 triệu đồng/năm. Phấn khởi hơn là từ khi mở cửa du lịch trở lại, cơ sở của anh Linh đều “cháy phòng” vào những dịp nghỉ lễ dài ngày.
Du khách thích thú đạp xe trên những tuyến đường khang trang trên huyện đảo Cô Tô
Anh Nguyễn Thế Văn, nhà ở thôn Nam Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô cho hay: “Hơn chục năm trước, bãi tắm vẫn đẹp như bây giờ, nhưng do đường sá toàn đường đất, cỏ mọc um tùm, nên chẳng mấy khi có người vãng lai.
“Giờ đường thẳng tắp, phẳng lỳ, các bãi biển thì nườm nượp khách đến tắm, nghỉ dưỡng vào dịp nghỉ lễ, cuối tuần”, anh Văn khoe.
Xây dựng hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ
Để hiện thực hóa chủ trương phát triển thành đô thị sinh thái biển thông minh, hiện đại, huyện Cô Tô đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của cấp trên, phát huy nội lực, tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là giao thông trên đảo.
Các tuyến đường ở khu vực trung tâm huyện Cô Tô đều được đầu tư xây mới
Chỉ tính trong giai đoạn 2010-2015, huyện Cô Tô đã đầu tư hoàn thiện 100% tuyến đường bê tông trên địa bàn. Cụ thể, trong giai đoạn này, huyện đã cứng hóa được 12,04km đường giao thông nông thôn, trong đó, đường trục xã, liên thôn là 1,2km, đường trục thôn, ngõ xóm là 10,84km…
Quá trình triển khai các dự án giao thông, huyện Cô Tô đều rất thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng và không hề xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp trong thực hiện chính sách đều bù. Nhiều người dân còn sẵn sàng hiến hàng chục mét vuông đất để tham gia mở rộng đường.
Tuyến đường từ trung tâm huyện Cô Tô đến xã Đồng Tiên đang được đầu tư mở rộng
Đến nay, Cô Tô đã và đang triển khai thêm rất nhiều dự án giao thông có tính động lực, đột phá. Điển hình, dự án mở rộng, nâng cấp đường xuyên đảo Cô Tô giai đoạn 1 được triển khai từ tháng 10/2015 có tổng chiều dài các tuyến 3,42km; chiều rộng đường và vỉa hè là 17m với tổng mức đầu tư gần 120 tỷ đồng được hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018.
Ngay sau đó, dự án mở rộng, nâng cấp đường xuyên đảo Cô Tô giai đoạn 2 được thực hiện từ tháng 10/2017 với chiều dài 5,171km, rộng 7,5m, tổng mức đầu tư trên 102 tỷ đồng. Dự án hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào sử dụng đã hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ với đường giai đoạn 1 của dự án đường xuyên đảo Cô Tô.
Kết cấu giao thông liên thôn ở Cô Tô
Hay như dự án nâng cấp đường xuyên đảo Thanh Lân được triển khai từ tháng 10/2018, dài 11,392km, rộng từ 12-13m, tổng mức đầu tư 95 tỷ đồng được đưa vào sử dụng năm 2020 đã thực sự phá thế cô lập, chia cắt các thôn trên đảo và tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế du lịch, thủy sản.
Ông Đỗ Huy Thông cho biết: Hiện, huyện đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án tuyến đường vành đai với mục tiêu từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trên đảo, kết nối những địa điểm du lịch trên địa bàn.
“Với hệ thống giao thông như vậy cùng nhiều công trình, dự án khác sẽ tạo động lực để Cô Tô phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, thực chất hơn”, ông Thông kỳ vọng.
Hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ phát triển du lịch ở Cô Tô ngày càng nhiều.
Giao thông mở ra đã làm cho kinh tế – xã hội của Cô Tô bắt nhịp và có sự phát triển nhanh chóng. Hiện, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn. Trong đó, dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nếu như thu nhập bình quân đầu người của người dân Cô Tô năm 2010 chỉ đạo 900 USD thì năm 2014 đã lên tới 2.050 USD. Đến cuối năm 2021 thu nhập bình quân của người dân nơi đây đã đạt trên 110 triệu đồng/người/năm. Hiện, toàn huyện không còn hộ đói, số hộ giàu tăng mạnh sau mỗi năm.
CSGT giúp người dân thu gom cá bị đổ trên đường phố
Trong quá trình làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, Cảnh sát giao thông (CSGT) TP.Hà Nội đã giúp đỡ người dân nhặt hơn 1 tạ cá bị đổ ra đường.
Theo đó, lúc 14 giờ ngày 23/9, tổ CSGT thuộc Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, do Thiếu tá Nguyễn Duy Khánh làm tổ trưởng; Thiếu tá Nguyễn Việt Anh, Đại úy Hoàng Trung Phong là tổ viên, trong quá làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, phát hiện xe máy do một người đàn ông điều khiển đang chở hơn 1 tạ cá gặp sự cố, bị đổ ra đường.
Hình ảnh cắt từ video
Ngay lập tức tổ CSGT cùng người dân nhanh chóng hỗ trợ nhặt giúp toàn bộ số cá chở lại cho người đàn ông, sau khoảng 10 phút CSGT cùng người dân đã nhặt xong chỗ cá bị đổ ra đường.
Hà Nội phân làn đường Nguyễn Trãi: Hiệu quả 'khiêm tốn' Sau 1 tháng thí điểm phân làn cứng trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), mọi nỗ lực của ngành giao thông Thủ đô chưa đạt hiệu quả như mong đợi, ô tô, xe máy, xe đạp... vẫn lưu thông lộn xộn. Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, sau hơn 1 tháng Hà Nội thí điểm sử dụng giải phân cách cứng...