Giao tài liệu “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì
Theo Nghị định của Chính phủ, trường hợp giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (BMNN) thuộc độ “ Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa BMNN, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN).
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ BMNN về xác định BMNN và độ mật của BMNN; sao, chụp tài liệu, vật chứa BMNN; giao, nhận tài liệu, vật chứa BMNN; mang tài liệu, vật chứa BMNN ra khỏi nơi lưu giữ; địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN; chế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN.
Trong đó, Nghị định quy định giao, nhận tài liệu, vật chứa BMNN. Cụ thể, việc giao tài liệu, vật chứa BMNN được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu, vật chứa BMNN phải đăng ký vào “Sổ đăng ký BMNN đi”. Tài liệu, vật chứa BMNN độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định BMNN đồng ý.
- Tài liệu, vật chứa BMNN phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng 2 lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa BMNN, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”.
Tài liệu, vật chứa BMNN độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng 1 lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa BMNN bên trong.
- Việc giao tài liệu, vật chứa BMNN phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao BMNN”.
Việc nhận tài liệu, vật chứa BMNN được thực hiện như sau:
Video đang HOT
- Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa BMNN phải đăng ký vào “Sổ đăng ký BMNN đến”.
- Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết.
- Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ BMNN thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa BMNN hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa BMNN gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.
Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa BMNN phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa BMNN. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa BMNN phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản; việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung BMNN trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu; việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Trường hợp tài liệu, vật chứa BMNN đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa BMNN không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu sổ đăng ký BMNN đến, mẫu sổ đăng ký BMNN đi và mẫu sổ chuyển giao BMNN.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Theo danviet.vn
Chủ tịch UBND quận 12 Lê Trương Hải Hiếu: 'Mình xuống niêm phong thì họ tháo niêm phong'
Chủ tịch UBND quận 12 (TP.HCM) Lê Trương Hải Hiếu cho biết có cơ sở gây ô nhiễm môi trường xé niêm phong để tiếp tục hoạt động nhưng địa phương không đủ thẩm quyền xử lý triệt để.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, TP.HCM cho biết nhiều quy định xử lý vi phạm hành chính còn chưa cụ thể khiến địa phương khó thực hiện. Ảnh: Sỹ Đông
Chiều 26.2, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với UBND quận 12 về tình hình thực hiện luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn từ tháng 7.2013 đến tháng 12.2019. Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 cho biết việc thực hiện luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quận đang vướng phải những bất cập.
"Mình niêm, họ phá"
Ông Lê Trương Hải Hiếu dẫn chứng một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở phường Đông Hưng Thuận từ nhiệm kỳ trước đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm do thiếu quy định cụ thể khắc phục hậu quả.
Chính quyền địa phương đã đề xuất biện pháp cắt điện nhưng theo văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương tới các công ty điện lực thì không cho phép cắt điện.
"Chúng tôi phải cho lực lượng chốt trực 24/7 để ngăn đưa nguyên liệu và bên trong cơ sở nhưng họ vẫn lén lút thực hiện. Mình xuống niêm phong thì họ tháo cả niêm phong ra để hoạt động tiếp mà chính quyền không có cách nào xử phạt", ông Hiếu cho biết.
Ông Võ Tấn Khoa, Chủ tịch UBND phường An Phú Đông cũng nhận định về lĩnh vực môi trường, các quy định liên quan không nói rõ biện pháp cưỡng chế bắt buộc trong trường hợp người vi phạm không thực hiện.
Ông Khoa dẫn chứng phường có trường hợp phạt 350 triệu một công ty về mút xốp, quyết định xử phạt yêu cầu đình chỉ 9 tháng nhưng chủ cơ sở không đóng phạt và tiếp tục nhởn nhơ hoạt động khiến người dân rất bức xúc.
Người nghiện dưới 18 tuổi đưa vào đâu?
Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó trưởng Công an quận 12 cho biết quy định về xử lý tang vật vi phạm hiện nay đang khiến cả các phường và công an phải tốn nhiều thời gian, thủ tục để giải quyết khiến kho tạm giữ ngày càng chật chội. Nguyên nhân chính là do dự chồng chéo, ràng buộc trong các quy định.
Ông Hải dẫn chứng nhiều máy bắn cá bị công an thu giữ nhưng chỉ mang về chất đống ở kho mà chưa thể tiêu hủy. Đối với phương tiện vi phạm giao thông, nhiều người không đóng phạt, bỏ luôn xe nhưng công an phải chờ đủ thời gian mới có thể thanh lý.
Bên cạnh đó, đối tượng nghiện ma túy dưới 18 tuổi hiện không biết đưa vào đâu vì cả trung tâm bảo trợ xã hội và cơ sở cai nghiện ở Nhị Xuân (huyện Hóc Môn) đều từ chối. Trong khi nếu bỏ rơi những trường hợp này bên ngoài xã hội thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn bởi không ai đảm bảo họ sẽ không vi phạm pháp luật.
Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó trưởng Công an quận 12 cho biết địa phương đang lúng túng trong việc xử lý người nghiện dưới 18 tuổi. Ảnh: Sỹ Đông
Ông Võ Tấn Khoa nêu thực tế ở lĩnh vực xây dựng, đang có sự chồng chéo trong sử dụng từ ngữ giữa "tháo dỡ" của luật Xử lý vi phạm hành chính với "phá dỡ" trong luật Xây dựng.
Cụ thể, khi phường dùng xe cơ giới cưỡng chế công trình thì bị người dân phản ứng, bắt bẻ từ ngữ "tháo kiểu gì mà nhà thành đống xà bần". Trong khi đó, nếu tháo dỡ bằng biện pháp thủ công thì phải mất nhiều ngày mới xong một công trình.
Do đó, ông Khoa kiến nghị phải thống nhất từ ngữ trong các quy định để địa phương dễ thực hiện. Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để cấp phường đủ cơ sở xử lý các công trình vi phạm do UBND TP.HCM ban hành quyết định cưỡng chế.
Lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung hơn 70 điều khoản
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM thông tin có hơn 70 điều khoản trong luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ được lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn của các địa phương. Trong 2 ngày 25 - 26.2, đoàn khảo sát đã làm việc với 4 cơ quan gồm: Công an TP, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và UBND quận 12.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã khảo sát 4 cơ quan để lắng nghe những vướng mắc, bất cập trong thực hiện luật Xử lý vi phạm hành chính. Ảnh: Sỹ Đông
Bà Tuyết cho biết sau 4 buổi làm việc, đoàn đã ghi nhận nhiều ý kiến từ cấp cơ sở trong xử lý hành chính để kiến nghị điều chỉnh.
Đáng chú ý, một số đơn vị đề nghị tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp phường để giảm tải cho quận và sát với thực tiễn hơn. Bà Tuyết cho rằng điều này là phù hợp bởi TP.HCM là đô thị lớn, khối lượng công việc nhiều nên nếu đẩy nhanh được việc xử lý vi phạm sẽ tăng hiệu lực quản lý và tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo thanhnien.vn
Địa phương nói gì về hình ảnh "Xã mừng thọ cụ bà 10.000 đồng"? Liên quan tới thông tin "Xã mừng thọ cụ bà 10.000 đồng" gây xôn xao mạng xã hội, lãnh đạo xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã giãi bày. Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một cụ bà ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cầm trên tay một phong bì, bên trong có...