Giáo sư Trung Quốc bất lực khi con gái ‘đội sổ’
Giáo sư Đại học Bắc Kinh than phiền chuyện con gái kém thông minh, thành tích học tập kém, nhưng quyết định không gây thêm áp lực cho con nữa.
Trong video chia sẻ tháng trước trên Douyin, phiên bản của TikTok tại Trung Quốc, giáo sư Ding Yanqing thuộc khoa Giáo dục sau Đại học của Đại học Bắc Kinh (PKU) cho biết con gái ông đang theo học trường tiểu học thuộc PKU và đứng cuối lớp về thành tích học tập.
“Tôi dạy kèm con gái mỗi ngày, nhưng con vẫn cảm thấy khó khăn trong việc học. Có khoảng cách lớn giữa điểm số của con bé và học sinh đứng thứ hai từ dưới lên”, Ding nói. “Tôi không biết phải nói gì, đây là số trời rồi. Tôi không thể làm gì được cả”.
Video này đã nhận được hơn 1,7 triệu lượt thích trên TikTok. Ding cho biết mỗi ngày sau khi đón con gái tan trường, ông đều đưa con đến văn phòng để “ép con học bài hoặc làm bài tập về nhà”.
“Cứ vào khoảng thời gian đó trong ngày, mọi người trên tầng ba, nơi đặt văn phòng của tôi, có thể nghe thấy tiếng la hét của bố con tôi”, ông nói trong video.
Giáo sư Đại học Bắc Kinh Ding Yanqing chia sẻ việc học của con trong video tháng trước. Ảnh: Baidu .
PKU, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc, xếp thứ 23 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS, bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds, Anh.
Video đang HOT
Video của giáo sư được xem hơn 460 triệu lần trên Weibo, với 45.000 bình luận.
“Đây là thực tế cuộc đời”, một người viết.
“Tôi rất vui khi thấy ngay cả giáo sư PKU cũng phải đối mặt với nỗi khổ như những bậc cha mẹ bình thường chúng ta”, một người khác nhận xét.
Các bậc cha mẹ Trung Quốc luôn đặt nhiều kỳ vọng rằng con cái sẽ học tập xuất sắc. Nhiều bậc cha mẹ trong các gia đình trung lưu mong con đạt thành tích tốt hơn mình.
Ding tốt nghiệp PKU và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Columbia ở New York. Ông tự gọi mình là “đứa trẻ kỳ diệu”, khẳng định có thể ghi nhớ từ điển tiếng Trung khi lên 6. Vợ ông cũng tốt nghiệp PKU.
“Con gái tôi chắc chắn không phải đứa trẻ kỳ diệu. Chỉ số IQ của con bé thấp hơn nhiều so với vợ chồng tôi”, Ding nói. “Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận sự thật này. Không chấp nhận thì tôi có thể làm gì đây”.
Trong một video khác, Ding cho biết ông đã chấp nhận con mình chỉ là một đứa trẻ “tầm thường”. “Dù bạn xuất sắc đến đâu, con bạn có thể chỉ là một người bình thường. Thừa nhận điều này sẽ hữu ích cho mọi người”, Ding cho hay.
Ông cũng thừa nhận có tới 95% khả năng con gái ông không thể đỗ vào PKU. Ông quyết định từ bỏ phương pháp “áp lực cao” sau khi nhận thấy dù đạt điểm cao hơn, cô bé trở nên lo lắng và chán nản việc học.
Theo Ding, mỗi trẻ em là duy nhất và cha mẹ không nên sử dụng tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá.
“Cha mẹ nên xác định những phẩm chất độc đáo của con mình ở những khía cạnh khác nhau ngoài học tập. Họ nên tìm ra con đường phù hợp để bọn trẻ phát triển và hỗ trợ các con theo hướng đó”, Ding nói.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm của Ding. “Ông có thể nói, nhưng tôi không nghe”, một người viết trên Weibo. “Yếu tố duy nhất để ghi danh vào đại học là điểm số, điều kiện tiên quyết để tìm được công việc tử tế là bằng cấp và thậm chí tìm người yêu cũng bao gồm kiểm tra trình độ học vấn trước”.
Áp lực từ phụ huynh Trung Quốc đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa học sinh. Ding cho biết ông rất sốc khi biết nhiều học sinh tại trường tiểu học thuộc PKU đã thuộc hơn 1.000 từ tiếng Anh.
“Nhiều năm trước, mọi người đều tin rằng đối với trẻ 5 tuổi, chỉ cần học 1.500 từ tiếng Anh là đủ nếu sống ở Mỹ, nhưng không đủ để cạnh tranh với bạn học nếu các bé sống ở quận Hải Điến của Bắc Kinh. Trước đây tôi nghĩ đó là trò đùa, giờ mới nhận ra điều đó khá đúng”, Ding cho hay.
Quận Hải Điến, nơi có một số trường đại học tốt nhất cả nước, gồm PKU và Đại học Thanh Hoa, là một trong những khu vực cạnh tranh nhất đối với sinh viên Trung Quốc và cũng là nơi tập trung các trường tiểu học và trung học ưu tú nhất, Ding cho biết.
Mỹ tăng hoạt động do thám ở Biển Đông
Mỹ đã thực hiện 65 chuyến bay do thám Biển Đông vào tháng 4, theo dữ liệu tổng hợp của tổ chức Sáng kiến Thăm dò Biển Đông (SCSPI).
Báo cáo do SCSPI công bố ngày 30/4 nêu rõ Mỹ đã sử dụng 5 loại máy bay trinh sát trên khắp Biển Đông, để thực hiện nhiều hoạt động từ tuần tra hàng hải tới thu thập tình báo điện tử.
Trong 65 hoạt động vào tháng 4, máy bay tuần thám P-8A Poseidon đã đảm nhận 43 nhiệm vụ, trong khi máy bay tương tự khác là E-8C Orion thực hiện 5 chuyến bay. Cả hai máy bay đều có thể theo dõi hoạt động tàu nổi, cũng như tìm kiếm tàu ngầm bằng cách sử dụng thiết bị phát hiện bất thường.
Máy bay EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ bay qua Biển Địa Trung Hải ngày 28/2/2019. Ảnh: Sputnik.
Ngoài ra, một số máy bay khác của Mỹ hoạt động trong khu vực thời gian này bao gồm máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay do thám U-2 Dragon Lady, hay máy bay thu thập tình báo điện tử P-3E Aries II.
SCSPI chưa công bố dữ liệu chuyến bay của Mỹ vào tháng 3, nhưng nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh trước đó cho biết ghi nhận 75 chuyến bay do thám của Mỹ trong tháng 2.
Các hoạt động bay diễn ra trong bối cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tập trận trên Biển Đông, với hơn 100 máy bay và hàng nghìn lính thủy đánh bộ. Hai tàu sân bay của Trung Quốc cũng vào vùng biển này sau khi tiến hành cuộc tập trận riêng ở Biển Philippines.
Ngày 29/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, máy bay trinh sát của Mỹ đã tăng 40% hoạt động xung quanh Trung Quốc, và tàu chiến Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Mỹ thường xuyên điều tàu và máy bay thực hiện các hoạt động ở các vùng biển và không phận xung quanh Trung Quốc, làm leo thang quân sự hóa khu vực và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực", phát ngôn viên Ngô Khiêm nói. "Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó".
Trong khi đó, Mỹ nhiều lần tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và khẳng định Washington bảo vệ các quyền của quốc gia khác trong khu vực, cũng như bảo vệ luật quốc tế.
Định kiến sai lầm về những đứa trẻ bị bỏ lại ở Trung Quốc Những trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa thường thấu hiểu sự hy sinh và kìm nén khao khát đoàn tụ, cố gắng học tập để đền đáp công ơn của phụ huynh. Đã gần 6 năm sau vụ 4 anh chị em ở khu nghèo khó thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) uống thuốc độc tự tử vì bị cha...