Giáo sư phải nghỉ việc vì đăng nội dung kỳ thị trên mạng
Giáo sư môn xã hội học và tội phạm học tại Mỹ nghỉ việc sau khi đăng nhiều nội dung kỳ thị phụ nữ, người chuyển giới và phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội.
Giáo sư Mike Adams sẽ nghỉ việc từ tháng 8 sau nhiều bình luận gây tranh cãi trên mạng xã hội – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NY POST
Tờ New York Post ngày 30.6 đưa tin Đại học Bắc Carolina ở Wilmington (Mỹ) cho hay giáo sư Mike Adams sẽ nghỉ việc từ tháng 8, sau khi đăng nhiều nội dung gây bức xúc trên mạng xã hội.
Theo một số người ký tên yêu cầu ông Adams nghỉ việc, giáo sư dạy xã hội học và tội phạm học “có lịch sử đưa ra những lời lẽ thù ghét phụ nữ, kỳ thị người chuyển giới, đồng tính và phân biệt chủng tộc”.
Hôm 29.5, ông Adams viết trên Twitter về việc thống đốc Roy Cooper ra các quy định giới hạn nhằm phòng chống Covid-19 tại Bắc Carolina. Theo đó, ông cho rằng các đại học nên được mở cửa, trong khi nên đóng cửa “các ngành không thiết yếu, như nghiên cứu về phụ nữ”.
Ngày hôm sau, ông tiếp tục viết: “Tối nay tôi ăn pizza và uống bia với 6 người tại một bàn. Hầu như tôi cảm thấy là một người tự do không sống trong bang nô lệ Bắc Carolina. Massa Cooper, hãy để mọi người đi”.
Nhiều người chỉ trích rằng việc dùng từ “Massa” là cực kỳ xúc phạm vì ám chỉ chủ nô lệ, dù ông Adams sau đó cho biết ông chỉ nói về các biện pháp giới hạn của thống đốc trong phòng chống dịch.
Theo Đại học Bắc Carolina, trong vài tuần qua, nhiều người chỉ trích các bình luận của ông Adams, đồng thời cho biết giáo sư này quyết định nghỉ việc từ ngày 1.8 sau khi cuộc họp với hiệu trưởng Jose Sartarelli.
Đầu tư vô bổ, không cần thiết có trường Amsterdam
Trường chuyên ngày càng bị lỗi thời, đặc biệt với quan điểm phát triển năng lực hiện nay trường Amsterdam đang bị lỗi thời rất nhiều
Tiêu cực, lệch lạc
Video đang HOT
Trước đề xuất đóng cửa hoặc bán trường Amsterdam, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đồng tình và cho rằng với việc phát triển lệch lạc, tiêu cực như hiện nay thì không cần sự tồn tại của những trường chuyên như trường Amsterdam nữa.
Chuyên gia đồng tình nên đóng cửa trường Amsterdam. Ảnh: VTC
Vị GS cho hay, trường chuyên trước đây được mở ra với mục tiêu là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh để đào tạo, hình thành lên lớp cán bộ tài năng xuất sắc trong từng lĩnh vực như Toán, Lý, Hóa..., nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Tuy nhiên, sự tồn tại của trường chuyên hiện tại lại đang nảy sinh quá nhiều bất cập. Theo vị GS, trường chuyên bây giờ đã không còn giữ được mục tiêu, mục đích, vai trò lịch sử nữa, thậm chí còn bị biến tướng, tiêu cực.
Thứ nhất, thay vì phát hiện, đào tạo, phát triển nhân tài thì bây giờ trường chuyên lại thành nơi chỉ chăm chăm đào tạo gà nòi.
Chương trình dạy quá nặng lý thuyết, chạy theo bệnh thành tích, chạy theo giải thưởng của các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, học sinh giỏi Quốc gia mà nhồi nhét kiến thức, học như một thói quen vì thế mà học sinh trường chuyên cũng bị đặt trong một môi trường sống quá nặng tính ganh đua, thiếu kỹ năng sống, thiếu cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con người.
Thứ hai, chính vì bị đặt trong một môi trường quá nặng tính ganh đua mà đôi khi học sinh vào trường chuyên không phải toàn là những nhân tố xuất sắc, thậm chí có rất nhiều học sinh học trung bình, thậm chí yếu, kém cũng vẫn lọt cửa.
Việc này có nguyên nhân từ tư duy muốn vào trường chuyên để lấy danh, lấy uy, để muốn có được một môi trường học tập với những thầy cô, bạn bè tốt, học chuyên để có lý lịch tốt, có bệ phóng tốt vào đại học, đi du học... Kể cả những lý do học chuyên vì để thỏa mãn tâm lý, nguyện vọng của chính cha mẹ, gia đình, dòng họ.
Vì tư duy này, nhiều học sinh không có năng khiếu vẫn cố chạy vào chuyên cho bằng được. Cũng vì lý do này, nhiều học sinh trung bình cũng được nâng lên, sửa bảng điểm với những kết quả đẹp như mơ. Và cũng vì lý do này mà trường chuyên ngày càng được nâng giá, việc cạnh tranh, ganh đua ngày càng căng thẳng, gay gắt hơn, bố mẹ muốn con vào học chuyên cũng phải mất không ít tiền của để chạy điểm, sửa điểm, chạy suất vào chuyên. Đây là thực tế có thật, không thể phủ nhận.
Đến khi vào chuyên rồi, học sinh muốn được ở lại trường, muốn theo được thì bố mẹ lại tiếp tục phải mất tiền mất của để thuê người, thuê thầy nhồi nhét, kèm cặp để con theo kịp bạn bè. Cứ tiêu cực này nối tiếp những tiêu cực kia làm cho môi trường trương chuyên bị méo mó, sai lệch.
Thứ ba, rất khó bảo đảm tính công bằng, bình đẳng khi một môi trường tuyển dụng bị méo mó, tiêu cực ngay từ đầu. Với chí phí theo học trường chuyên thì học sinh nghèo, có tài vốn đã khó theo kịp, chưa nói tới việc phải chạy đua, cạnh tranh với những học sinh có tiền nhưng không có tài.
Trong khi đó, hiện nay nhiều trường đại học xét tuyển sinh viên dựa trên hồ sơ, học bạ, vì điều này, những học sinh trường chuyên luôn luôn có lợi thế trước học sinh trường thường và cũng lấy đi cơ hội của nhiều học sinh nghèo có tài nhưng chưa được nền giáo dục phát hiện.
"Vì thế, khi tôi còn công tác, rất nhiều phụ huynh đã nhờ tôi xin xỏ, nói giúp để cho con cái họ vào trường chuyên. Tôi có từ chối vì lo ngại con họ không xuất sắc mà lại đặt trong môi trường xuất sắc thì sẽ là gánh nặng, là áp lực với con cái, thậm chí còn làm hại chính con mình.
Tuy nhiên, ở đây, họ lại tính tới trường chuyên như một lợi thế khi xét tuyển vào trường đại học nên bằng cách này, cách khác họ vẫn tìm cách cho con cái vào trường chuyên bằng được mà khi không vào được bằng năng lực thực sự thì người ta sẽ bỏ tiền ra để được vào. Như vậy lại là kẽ hở cho tiêu cực phát triển", GS Phạm Tất Dong nói.
Thứ tư, mục tiêu của trường chuyên là môi trường đặc biệt để rèn luyện những người có năng lực thực sự nhưng không phải theo cách nhồi nhét, học như một thói quen, tạo ra những con người công cụ như vậy là sai mục đích, mục tiêu của trường chuyên.
Xóa bỏ trường chuyên, giáo dục mở, lấy học điện tử làm nền tảng
Có nên tồn tại trường chuyên như chuyên Amsterdam không? Vị GS trả lời: Không!
GS Phạm Tất Dong khẳng định, nếu trường chuyên chỉ tồn tại với những mục tiêu, mục đích, với những tiêu cực, lệch lạc như hiện nay thì sự tồn tại của trường chuyên là không cần thiết.
Thay vào đó, là chia đều nguồn lực cho các địa phương, thay đổi phương thức đào tạo.
Ví dụ về nguồn lực đầu tư, vị GS thừa nhận những đầu tư cho trường chuyên hiện quá lớn, lớn hơn gấp nhiều lần các trường công lập bình thường khác. Riêng trường chuyên Amsterdam thậm chí còn được đầu tư lớn hơn so với các trường cùng hệ chuyên khác trên cả nước.
Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư lại đang không đi cùng với kết quả, tức là nhà nước đầu tư cho trường chuyên quá nhiều mà lại không thu hồi được vốn.
Nhiều trường hợp học sinh học chuyên xong đã đi du học, ở lại nước ngoài hoặc làm việc cho tư nhân, không phục vụ trong hệ thống công của nhà nước. Điều này là bất cập bởi nguồn lực đầu tư cho trường chuyên là từ ngân sách nhà nước, về lý thì những người được đào tạo ở chuyên phải phục vụ lại cho hệ thống hành chính công của nhà nước.
Mặt khác, trường chuyên được đầu tư nhiều, lương giáo viên dạy chuyên cũng cao hơn nhiều so với lương giáo viên dạy các trường khác thế nhưng ngân sách cũng không thu được gì từ trường chuyên.
"Đầu tư như vậy gọi là đầu tư vô bổ, đầu tư mà không có hiệu quả. Tức là đào tạo xong một đứa trẻ thì lớn lên đứa trẻ đó sẽ làm gì, và đóng góp gì cho nhà nước, phải tính được điều này chứ không thể đầu tư, đào tạo cho một đứa trẻ thật giỏi sau đó lại trở thành giáo sư, cống hiến cho Pháp, hay Mỹ được", GS Phạm Tất Dong nhận xét.
Về điểm này, vị GS cho rằng, chính sách phát triển trường chuyên phải gắn từ tài năng tới chính sách trọng dụng. Nếu chỉ đào tạo tài năng mà không trọng dụng thì cuối cùng chỉ là đào tạo hộ, tìm kiếm tài năng giúp các nước bạn.
Về phương thức đào tạo, vị GS kiến nghị các trường đại học mở ra các gói đào tạo trực tuyến với nhiều chương trình đào tạo ngắn, trung, dài hạn khác nhau và không giới hạn về tuổi tác, tài chính và tâm lý.
Học sinh có thể chủ động đăng ký trực tuyến chương trình học theo các gói đào tạo dựa trên năng khiếu, khả năng của mình. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí cho cả học sinh và quá trình đào tạo mà bản thân học sinh cũng sớm được định hướng theo năng lực, tài năng của mình.
Với cách này, những học sinh thật sự có năng lực không cần phải thi vào trường chuyên mà có thể lựa chọn thẳng chương trình đào tạo của đại học để giảm tải thời gian, áp lực và tiền bạc.
Chỉ cần các trường đại học đi theo hướng này, chắc chắn chuyên hệ THPT sẽ không cần phải tồn tại và cũng không thể tồn tại được nữa.
Hoặc, các trường đại học liên kết mở ra các viện nghiên cứu cho trẻ em, khuyến khích phát hiện, khai phóng những tài năng, năng khiếu của mỗi đứa trẻ.
Với hướng đi này, trẻ em sẽ được tham gia cùng các nhà khoa học ngay từ khi còn bé, qua đó, sẽ có cơ hội trình bày và thực hiện, phát triển các ý tưởng khoa học của mình.
Như vậy, dù một đứa trẻ không phải là học sinh học xuất sắc về lý thuyết, không phải là học sinh trường chuyên nhưng cũng hoàn toàn có cơ hội để bộc lệ hết năng khiếu, sự sắc sảo của mình ở một lĩnh vực khác.
Ví dụ ở Nga, một đứa trẻ cũng từng nghiên cứu, phát minh ra máy nghe, nói chuyện với cá heo, đó là sự thành công của việc cho trẻ em được tiếp xúc với môi trường khoa học từ sớm chứ không phải là trường chuyên.
"Trường chuyên ngày càng bị lỗi thời, đặc biệt với quan điểm phát triển năng lực hiện nay trường Amsterdam đang bị lỗi thời rất nhiều. Vì lý do này, không nên, không cần tồn tại trường chuyên như trường Amsterdam nữa", GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
Vì sao đi máy bay lại hay bị đau tai và làm thế sao để loại bỏ cảm giác khó chịu này? Nguyên nhân của việc bị đau tai hay ù tai trên chuyến bay, đặc biệt là khi cất cánh hoặc hạ cánh, là do sự thay đổi về áp suất không khí. Bạn đã bao giờ cảm thấy tai mình đau khủng khiếp khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh chưa? Đừng lo: đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường....