Giáo sư Nhật Bản bị cáo buộc yêu cầu sinh viên chế thuốc lắc
Một giáo sư Nhật Bản phải đối mặt án tù 10 năm với cáo buộc hướng dẫn sinh viên của mình chế thuốc lắc.
Theo SCMP, vị giáo sư dược học 61 tuổi tới từ Đại học Matsuyama đã yêu cầu sinh viên của mình chế ra MDMA, thường gọi là thuốc lắc vào năm 2013 và một loại thuốc khác gọi là 5F-QUPIC vào năm 2018.
Giáo sư Nhật Bản nói việc yêu cầu sinh viên chế ma túy là để phục vụ cho công tác giảng dạy. (Ảnh: Alamy Stock Photo)
Tuy nhiên, ông này khẳng định việc yêu cầu sinh viên sản xuất các chất trên chỉ nhằm mục đích giảng dạy. Các nhà điều tra cho biết không tìm thấy số thuốc lắc mà sinh viên của vị giáo sư này chế ra và nghi chúng có thể đã bị tiêu hủy.
Nếu bị chứng minh có tội, giáo sư này sẽ phải ngồi tù 10 năm. Luật pháp Nhật Bản quy định một nhà nghiên cứu cần có giấy phép được chính quyền khu vực cấp để sản xuất ma túy phục vụ cho mục đích học thuật.
MDMA là một loại ma túy tổng hợp, hoạt động như một chất kích thích, gây ảo giác và là thành phần chính trong thuốc lắc, mang lại cho người dùng cảm giác tràn đầy năng lượng và khoái cảm cao độ. Nhiều thử nghiệm nghiên cứu gần đây sử dụng MDMA trong điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Trong khi đó, 5F-QUPIC hay còn gọi là 5F-PB-22 là loại ma túy giống như cần sa, bắt đầu bị cấm ở Nhật Bản từ năm 2014 sau khi bị nghi là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tai nạn giao thông.
Video đang HOT
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Phương pháp kỳ lạ giúp Phần Lan chấm dứt nạn bắt nạt trong trường học
Phương pháp chống bắt nạt này hiện được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bởi tính khả thi và mức độ thành công cao của nó mang lại.
Phần Lan được biết đến là một quốc gia luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Một lần nữa, đất nước này khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ khi tạo ra Kiva, một chương trình chống bắt nạt được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Sáng kiến sáng dục này có tầm quan trọng rất lớn vì theo dữ liệt do UIS công bố, 1/3 thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã phải trải qua việc bị bắt nạt ở trường.
Phương pháp Kiva
Phương pháp KiVa bao gồm một chương trình chống bắt nạt do Bộ Giáo Dục Phần Lan tạo ra. KiVa là chữ viết tắt của Kiusaamista Vastaan, có nghĩa là chống lại sự bắt nạt ở Phần Lan. Nó được tạo ra vào năm 2007 và trong cùng năm đó, chương trình này đã giúp giảm 40% các trường hợp bắt nạt. Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng chương trình này.
Mục tiêu của KiVa là làm cho sinh viên, học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của việc bắt nạt và giúp họ trở thành người bảo vệ những người đang bị bắt nạt. Trẻ em không còn là nhân chứng thụ động, nếu tất cả cùng đối mặt với kẻ bắt nạt, chúng sẽ không làm điều đó với bất kỳ đứa trẻ nào nữa.
Chương trình này dựa trên sự can thiệp và phòng ngừa và đây là cách thức hoạt động của nó:
-Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.
-Có một giáo viên được tin cậy vì trẻ em cần một người lớn ở trường lắng nghe, hiểu họ và chăm sóc trẻ. Vào giờ ra chơi, giáo viên sẽ theo dõi hành vi của trẻ.
-Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Bằng cách này, các chuyên gia có thể xác định được các hình thức bắt nạt khác nhau và tùy vào từng độ tuổi để có những cách giải quyết phù hợp.
Các quốc gia đang đưa chương trình này vào thực tế
Do tính hiệu quả và sự thành công của nó mang lại, hiện nay có rất nhiều quốc gia đã áp dụng theo. Năm 2015, giai đoạn đầu tiên thực hiện chương trình chống bắt nạt, KiVa đã được chấp nhận tại các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile. Vào thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó bắt đầu được sử dụng trong các trường song ngữ. Các quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Ý, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong một số trường học của nước mình.
Phụ huynh nên làm gì nếu con bạn bị bắt nạt?
Nếu trẻ nói với bố mẹ rằng mình đang bị bắt nạt, bố mẹ nên làm theo các hướng dẫn sau đây.
-Cho trẻ thấy bố mẹ là người có thể tin tưởng nhất, đó là cách tốt nhất để tạo ra bầu không khí của sự thấu hiểu và chia sẻ.
-Giải thích cho trẻ hiểu dù có chuyện gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng sẽ ở bên cạnh.
-Thông báo cho giáo viên và trường học về vấn đề này. Họ nên nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học của họ và tìm cách loại bỏ điều đó.
-Bên cạnh đó còn có thể nhờ tới sự hỗ trợ tâm lý trong trường hợp trẻ bị sốc hoặc cảm thấy quá sợ hãi.
Theo Danviet
Thấy con gái tốt nghiệp mà vẫn chưa xin được việc, bố đẻ tức tối nện búa vào mặt không thương tiếc Vụ việc này khiến cư dân mạng Malaysia hết sức bàng hoàng và phẫn nộ. Đã là sinh viên thì sau khi ra trường, ai cũng đều mong muốn tìm được một công việc ổn định để có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng làm được điều đó vì có rất nhiều...