Giáo sư Đại học Harvard nói về bằng chứng người ngoài hành tinh
Vật thể kỳ lạ, được đặt tên là Oumuamua, có lẽ là một dạng công nghệ xuất phát từ nền văn minh ngoài hệ mặt trời, hoặc cũng có thể là “rác” của người ngoài hành tinh.
Hình ảnh mô phỏng Oumuamua ĐÀI QUAN SÁT GEMINI / AURA/NSF/
Đó là giả thuyết mới nhất về Oumuamua, thiên thể bí ẩn từng xâm nhập hệ mặt trời vào năm 2017, theo trang Slash Gear hôm 3.1 dẫn lời giáo sư Avi Loeb, trưởng khoa thiên văn của Đại học Harvard trình bày trong quyển sách chuẩn bị lên kệ vào ngày 26.1 tại Mỹ.
Giáo sư Loeb thậm chí cho rằng dấu hiệu đầu tiên mà con người có thể đoán được sự hiện diện của người ngoài hành tinh không phải là phi thuyền, mà có thể là “một mảnh rác” từ nền văn minh ngoài Trái đất.
Vật thể mà trưởng khoa Đại học Harvard đề cập là Oumuamua, thiên thể bí ẩn vào tháng 9.2017 đã xâm nhập mặt phẳng quỹ đạo của hệ mặt trời chúng ta từ hướng của chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.
Video đang HOT
Mô phỏng thời điểm Oumuamua đi vào mặt phẳng quỹ đạo của hệ mặt trời NASA
Thiên thể này có bề ngoài kỳ lạ, với hình dáng như điếu xì gà, chiều dài 400 m trong khi bề ngang chỉ khoảng 40 m.
Bên cạnh đó, mức độ phản xạ ánh sáng của Oumuamua cao gấp ít nhất 10 lần so với bất kỳ tiểu hành tinh hoặc sao chổi nào của hệ mặt trời.
Ngoài ra, giáo sư Loeb còn lưu ý một điểm quan trọng: thiên thể trên đột nhiên bứt phá tốc độ khi đi ngang mặt trời, bất chấp lực hút mãnh liệt từ ngôi sao trung tâm của chúng ta.
Cụ thể, đến ngày 9.9.2017, Oumuamua đã đến gần mặt trời nhất, trước khi đi ngang Trái đất vào ngày 7.10 cùng năm với tốc độ 94.790 km/giờ và nhanh chóng hướng về chòm sao Phi Mã.
Vì thế, giáo sư Đại học Harvard cho rằng Oumuamua phải là “một mảnh rác vũ trụ” của nền văn minh chưa xác định, đã bị trôi dạt từ rất lâu trong vũ trụ.
6 vật thể kỳ lạ từng rơi xuống Trái Đất
Ngoài những thiên thạch mang hợp chất được hình thành từ hàng tỷ năm trước, tàu vũ trụ cũng từng rơi xuống Trái Đất.
Tại bờ biển phía nam Tasmania, Australia, các nhà nghiên cứu đã quay lại được đoạn video hiếm có về một thiên thạch ánh sáng xanh. Đoạn video này được tàu nghiên cứu Investigator, do cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) điều khiển, quay lại khi quả cầu lửa lao qua bầu khí quyển của Trái Đất. Thiên thạch ngay sau đó băng qua bầu trời và tan rã trên vùng biển Tasman. Những người tận mắt chứng kiến cho biết thiên thạch này tỏa ánh sáng màu xanh lục. Ảnh: CSIRO.
Một tảng đá không gian 7 sắc cầu vồng đã va chạm xuống khu vực Costa Rica vào năm 2019. Mảnh vỡ của chúng phân tán rải rác giữa các làng La Palmera và Aguas Zarcas. Theo một số nghiên cứu, thiên thạch này có thể chứa các nguyên tố hóa học hình thành nên sự sống. Thiên thạch 7 màu vốn tách ra từ một tiểu hành tinh, có nguồn gốc từ một tinh vân cổ đại. Theo LiveScience , tinh vân này đã tạo nên Hệ Mặt Trời của chúng ta. Thiên thạch cầu vồng chứa các hợp chất carbon phức tạp, có khả năng bao gồm các amino acids. Những hợp chất này có thể kết hợp với nhau để tạo thành protein hay các phân tử như DNA. Ảnh:Laurence Garvie.
Sau khi cất cánh tại Boca Chica, Texas, nguyên mẫu tàu bay SN8 của công ty công nghệ vũ trụ SpaceX đã hạ cánh thất bại. Trong quá trình bay thử nghiệm, SN8 đã đạt độ cao lên tới 12,5 km. Tuy nhiên, do tốc độ hạ cánh tới vị trí được chỉ định quá nhanh, SN8 đã va chạm với mặt đất và phát nổ. Kể từ thời điểm cất cánh cho đến lúc phát nổ, hành trình thử nghiệm của SN8 diễn ra chỉ trong 6 phút 42 giây. Ảnh: SpaceX.
Tháng 1/2018, một thiên thạch đã vỡ vụn trên bầu trời khu vực Hamburg, Michigan và rơi xuống hồ nước đóng băng. Sau khi được phân tích vào năm 2020, các nhà khoa học cho biết thiên thạch này chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ có niên đại hàng tỷ năm. Những hợp chất này vốn xuất hiện từ những ngày đầu tiên của Hệ Mặt Trời. Ảnh: Larry Atkin.
Phát hiện này đồng nghĩa các thiên thạch rơi trong thời kỳ Trái Đất trẻ có thể mang các phân tử tương tự. Nhóm nghiên cứu cho biết vào thời điểm đó, các hợp chất hữu cơ từ thiên thạch có thể được tích hợp vào các vi sinh vật nguyên thủy. Việc nghiên cứu thiên thạch rơi tại Michigan sẽ cho con người có được cái nhìn khái quát về sự sống sơ khai trên hành tinh. Ảnh: Veronica Meadow.
Ngôi làng tiền sử Abu Hureyra ở miền bắc Syria là nơi sinh sống của những người nông dân đầu tiên được biết đến trên Trái Đất. Tuy nhiên, một sự kiện đã phá hủy toàn bộ thị trấn, để lại đó các tàn tích phủ carbon. Ảnh: Jennifer Rice.
Trong đống đổ nát, thiết bị khai quật đã tìm thấy những quả cầu thủy tinh được hình thành từ đất nung, sắt nung, lưu huỳnh nóng chảy và kim cương nano. Sau quá trình phân tích, các nhà khoa học cho biết những vật liệu này được hình thành ở nhiệt độ khoảng 2.000 độ C. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các mảnh vỡ từ một sao chổi phát nổ trên ngôi làng đã giải phóng một làn sóng nhiệt dữ dội, thiêu đốt ngôi làng và lớp đất bên dưới. Ảnh: Nature.
Theo các nhà khoa học, với góc va chạm khoảng 60 độ so với đường chân trời, tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất cách đây 65 triệu năm đã xóa sổ hoàn toàn loài khủng long. Quỹ đạo này khiến tiểu hành tinh phun ra lượng lưu huỳnh và carbon dioxide lớn gấp 3 lần vào khí quyền. Khí thoát ra từ vụ va chạm gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và giết chết 75% sự sống trên Trái Đất, bao gồm tất cả các loài khủng long không phải chim. Ảnh: Daily Mail.
Tín hiệu bí ẩn xuất phát từ hệ sao gần nhất Trong lúc săn lùng manh mối của người ngoài hành tinh, các nhà thiên văn học đã phát hiện "một tín hiệu bí ẩn, gây tò mò" từ hướng Proxima Centauri (Cận Tinh), hệ sao gần Thái Dương hệ nhất. Mô phỏng hệ sao của Cận Tinh Các nhà nghiên cứu vẫn đang soạn thảo báo cáo về khám phá mới, và dữ...