Giáo sư Carl Thayer: ‘Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển’
Giáo sư Carl Thayer (Úc) đã nói như vậy ngay sau khi chứng kiến tàu của bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam vào ngày 26.5.
Các chuyên gia và phóng viên nước ngoài trò chuyện với bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngoài cùng bên phải), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 26.5 – Ảnh: An Dy
Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét như trên trong lúc các chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều nay 21.6, đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì?…
Giáo sư Carl Thayer (Úc)
Như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 26.5, khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá ĐNa 90152 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 2 trong số 10 người dân bị thương. Rất may, các ngư dân này được cứu nạn kịp thời.
Video đang HOT
Giáo sư Thayer nói với Thanh Niên Online: “Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì? Cái quan trọng hơn nữa là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có những hành động như thế này mà không gặp bất cứ trừng phạt nào từ chính phủ của họ”.
Ông Thayer kết luận: “Cái Trung Quốc thường hay ra rả tuyên truyền là “chúng tôi chỉ thực thi pháp luật bình thường”. Và hôm nay, với bằng chứng giới học giả có cơ hội mục sở thị, cộng với những video Việt Nam cung cấp cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cộng đồng thế giới sẽ biết thêm là Trung Quốc đã và đang nói dối. Và ai sẽ tin những gì Trung Quốc nói là tàu Việt Nam đâm tàu của họ trên 1.500 lần?”.
Tàu cá ĐNa 90152, bị tàu tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam, khi kéo về vịnh Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú
Đồng quan điểm với ông Thayer, tướng Daniel Schaeffer (Chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp chuyên nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông) khẳng định: “Ngay cả trong thời chiến, nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên là cứu ngư dân trên biển, chứ không phải có những hành động hoàn toàn đi ngược lại đạo lý và luật pháp quốc tế”.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer.
Giáo sư Carl Thayer (phải) phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo sáng nay 20.6 - Ảnh: An Điền
Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã có bài tham luận mở màn hội thảo quốc tế chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức, khai mạc sáng nay 20.6 tại Đà Nẵng.
Theo Giáo sư Thayer, với việc Trung Quốc gửi "bản tuyên cáo lập trường" lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon vào ngày 9.6 về giàn khoan Hải Dương-981, vốn đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các nước trên thế giới bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang xung quanh giàn khoan này, cần kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đem vấn đề này ra bàn bạc nghiêm túc và thấu đáo.
Trong "bản tuyên cáo lập trường" nói trên, Trung Quốc ngang nhiên khẳng định rằng hoạt động khoan dầu của giàn khoan Hải Dương-981 "là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc". Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam can thiệp "trái phép" hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 bằng cách điều động tàu có vũ trang và cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc.
Giáo sư Thayer nhận định: "Mỹ và Úc nên thúc đẩy Hội đồng Bảo an tổ chức tranh luận về vấn đề này. Nhật và các quốc gia hàng hải khác có quyền lợi liên quan đến biển Đông cũng nên tham dự. Trung Quốc không nên được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin để đạt được cả hai mục tiêu: tuyên truyền quan điểm của mình lên LHQ thông qua "bản tuyên cáo" lập trường nhưng cùng lúc lại từ chối tham dự một phiên tòa LHQ".
Chính phủ Philippines đã chính thức đệ trình hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, lên Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) vào ngày 30.3.2014. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này.
Trong thông cáo ngày 3.6, PCA cho biết vào ngày 21.5, Trung Quốc một lần nữa "không công nhận phiên tòa do Philippines theo đuổi và sẽ không tham dự bất kỳ phiên xử nào". Tuy vậy, PCA vẫn ra thời hạn cho Bắc Kinh đến ngày 15.12.2014 phải phúc đáp bằng văn bản về vấn đề trên để đảm bảo công bằng cho hai bên.
Theo Giáo sư Thayer, nếu Trung Quốc từ chối có một phiên tranh luận về giàn khoan Hải Dương-981 thì chính nước này sẽ tự hủy hoại nỗ lực dùng LHQ cho mục đích tuyên truyền của mình. Hoặc cũng rất có khả năng Bắc Kinh sẽ dùng tư cách Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào lên án hành vi của mình tại biển Đông. "Thế nhưng, cho dù có như vậy thì ít ra các cuộc tranh luận về tính nghiêm trọng của việc hạ đặt giàn khoan cũng đã được tiếp tục. Và từ đó, cộng đồng quốc tế có quyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan".
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam
- Ảnh: News.cn
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 - 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam.
Trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ "làm những gì mình muốn" để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông.
"Một bước leo thang mới" Phát biểu tại lễ Khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử", PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý "đường lưỡi bò". PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh, hành động này của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines... và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong nước. Sau lễ khai mạc, các đại biểu bước vào các phiên thảo luận kín. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 20 và 21.6.
Theo TNO
Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở "mặt trận" mới Trả lời phỏng vấn của báo Dân Trí, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định Trung Quốc đang mở một mặt trận mới với Việt Nam khi đưa thêm giàn khoan tới Biển Đông,một phần cũng bởi Trung Quốc bực tức khi áp lực của quốc tế đối với nước này gia tăng. Bên lề "Hội thảo Hoàng Sa-Trường...