Giáo sĩ hàng đầu Liban cảnh báo quốc gia đang trên bờ vực hoàn toàn sụp đổ
Ngày 27/8, Đại giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni của Liban, ông Sheikh Abdul Latif Derian cảnh báo nước này đang tiến tới bờ vực hoàn toàn sụp đổ nếu không có hành động kịp thời nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính của quốc gia Trung Đông này.
Các phương tiện xếp hàng dài tại trạm xăng ở Beirut, Liban, ngày 11/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ năm 2019, kinh tế Liban bắt đầu khủng hoảng và đến tháng 8/2021, nợ công của nước này đã lập mốc kỷ lục mới, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu từ đó gây hệ lụy tê liệt các dịch vụ thiết yếu và gây ra hàng loạt vụ việc phức tạp về an ninh do giá nhiên liệu leo thang. Hàng loạt chính sách sai lầm của các chính phủ tiền nhiệm đã đưa tỷ lệ nợ công tăng chưa từng có, lạm phát phi mã, dự trữ ngoại hối “bốc hơi” chóng mặt, và đồng nội tệ trượt giá sâu.
Người đứng đầu cơ quan an ninh, Thiếu tướng Abbas Ibrahim đã ra lệnh cho các sĩ quan dưới quyền kiên định trong đối mặt với cuộc khủng hoảng và dự báo tình hình này có thể kéo dài, đồng thời cảnh báo tình trạng hỗn loạn có thể dẫn đến hậu quả sụp đổ đất nước.
Trong bài thuyết giáo chiều 27/8, giáo sĩ Sheikh Derian nêu rõ: “Chúng tôi lo ngại rằng… người dân Liban sẽ sớm mất lòng kiên nhẫn và rơi vào vòng xoáy hỗn loạn bởi chúng ta đã thấy điều đó hiển hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống… Điều này cần phải có giải pháp nghiêm túc và ngay lập tức… Nếu không thì chúng ta thực sự đang tiến tới điều tồi tệ nhất và hoàn toàn sụp đổ”.
Những cảnh báo từ các nhân vật cấp cao nhất đang cho thấy tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tại Liban. Liên hợp quốc hôm 26/8 đã kêu gọi Liban khẩn cấp thành lập một chính phủ mới nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ của quốc tế.
EU thông qua khuôn khổ pháp lý trừng phạt đối với Liban
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/7 đã thông qua một khuôn khổ pháp lý áp đặt trừng phạt với những cá nhân liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Liban.
Người biểu tình đốt lốp xe và thùng rác chặn nhiều tuyến đường chính ở Beirut, Liban, ngày 17/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo khung pháp lý này, các cá nhân trong danh sách trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh vào EU, đóng băng tài sản, cấm tài trợ từ EU. Những biện pháp này nhằm giúp thúc đẩy quá trình thành lập chính phủ mới và các cải cách cần thiết tại quốc gia Trung Đông này.
Lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có hành vi ảnh hưởng đến tiến trình chính trị dân chủ như liên tục cản trở việc thành lập chính phủ hoặc tổ chức các cuộc bầu cử và các hành vi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại Liban bùng phát từ năm 2019 và càng trở nên tồi tệ với việc chính phủ phải từ chức sau vụ nổ kinh hoàng của một nhà kho ở cảng Beirut hôm 4/8/2020 khiến hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Do bất đồng giữa các đảng phái chính trị lớn, từ đó đến nay Liban vẫn chưa thành lập được chính phủ. Ngày 26/7, Tổng thống Michel Aoun đã chỉ định tỷ phú Najib Mikati, người từng 2 lần giữ chức thủ tướng, đứng ra thành lập chính phủ mới càng sớm càng tốt.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau gần 1 năm chia rẽ nội bộ nghiêm trọng, Liban đã rơi vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới kể từ năm 1850.
Liban vẫn bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới Không có thỏa thuận nào về việc thành lập nội các mới của Liban sau cuộc họp diễn ra theo kế hoạch ngày 22/3 giữa Tổng thống Michel Aoun và Thủ tướng được chỉ định Saad al-Hariri. Ông Saad al-Hariri phát biểu sau khi được Tổng thống Liban chỉ định làm Thủ tướng để thành lập Chính phủ mới, tại Beirut ngày 22/10/2020....