Giao nộp cá thể voọc chà vá chân nâu quý hiếm
Chiều 10.6, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của vườn quốc gia đã tiếp nhận và đang điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, chăm sóc phục hồi cho một cá thể voọc chà vá chân nâu quý hiếm.
Tiếp nhận cá thể voọc quý hiếm từ người dân – Ảnh: Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cung cấp
Trước đó, ngày 9.6, gia đình ông bà Phạm Văn Minh và Trần Thị Lan (ở thôn Phú Cường, thị trấn Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy) đã chủ động liên hệ với vườn quốc gia và giao nộp một con voọc nặng 2,5 kg. Đây là cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB.
Ông Minh cho biết con voọc này bị lạc vào vườn cao su của gia đình ông, sau đó được người nhà ông chăm sóc. Khi thấy thể trạng voọc giảm sút, gia đình ông đã liên hệ với vườn quốc gia, mặc dù đã có người hỏi mua con voọc này với giá 1,5 triệu đồng.
Trương Quang Nam
Theo Thanhnien
Thu hồi xe "quá đát": Người tiêu dùng có chịu "nộp" xe cho nhà sản xuất?
"Người tiêu dùng sẽ khó đưa xe đến cho nhà sản xuất mà có thể "tiện" bỏ đâu đó hoặc mang đến nơi thu mua sắt thép, phế liệu. Nếu có chính sách thỏa đáng, hợp lý với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất thu hồi thì mới có tính khả thi".
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định quy định các phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy các loại, xe ô tô các loại hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi và xử lý từ 1/1/2018. Liên quan đến quy định này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ GTVT), người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông và ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội.
Để người dân "chịu khó" đem xe cũ nát giao nộp cho nhà sản xuất, cần một lộ trình với những chính sách động viên thích hợp.
PV: Thưa TS Nguyễn Xuân Thủy, ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết của quy định này?
TS Nguyễn Xuân Thủy: Việc sản phẩm đã hết hạn sử dụng được các khách hàng thải ra, nhà sản xuất thu hồi lại theo quy định của Nhà nước là cần thiết. Vì ngoài việc đảm bảo an toàn giao thông còn đảm bảo vấn đề về môi trường. Nhưng nếu thực hiện tại thời điểm này thì khó khả thi. Còn đến năm 2018 thì phải có lộ trình.
Những khó khăn sẽ gặp phải khi quy định này được đưa vào cuộc sống là gì, thưa Tiến sỹ?
TS Nguyễn Xuân Thủy: Thứ nhất là thói quen của người Việt Nam. Người Việt Nam vẫn thường sử dụng xe cộ theo cấp bậc thu nhập một cách rất tự nhiên.
Ví dụ khi người tiêu dùng mua một chiếc xe máy hay ô tô thì họ hay chạy một thời gian rồi bán cho người khác. Những người có điều kiện thu nhập kém hơn thì họ thường mua những đồ vật do người có điều kiện kinh tế hơn thải ra. Cuối cùng, khi phương tiện đó hỏng thì chúng ta tái chế, nấu ra để lấy sắt thép hoặc tháo ra để tận dụng những linh kiện còn dùng được...
Thứ hai là khi ra chính sách thì phải có cơ chế, chế tài rõ ràng. Nếu không có những chính sách thu hút mang tính chất khích lệ cả hai bên (người tiêu dùng và người sản xuất) thì sẽ khó thực hiện.
Ví dụ như nếu tôi đưa một chiếc ô tô hỏng đến nơi sản xuất mà không được gì thì sẽ rất mất thời gian và chiếc xe đó nếu được thu hồi thì một số chi tiết có thể được tái chế, sử dụng chứ có bỏ đi hoàn toàn đâu. Vì thế mà những người tiêu dùng sẽ khó đưa xe đến cho nhà sản xuất mà có thể "tiện" bỏ đâu đó hoặc mang đến nơi thu mua sắt thép, phế liệu. Nếu có chính sách thỏa đáng, hợp lý với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất thu hồi thì mới có tính khả thi.
Từ giờ đến khi áp dụng quy định này là ngày 1/1/2018, còn khá nhiều thời gian. Theo ông, từ giờ đến lúc đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp nào để quyết định này đi vào cuộc sống một cách thuận lợi?
TS Nguyễn Xuân Thủy: Biện pháp nằm ở cơ quan chức năng. Nếu muốn thực hiện được một biện pháp thì họ phải có những cơ chế, những chế tài thật cụ thể... Nếu có chủ trương này, các cơ quan nhà nước sẽ có những văn bản gửi đến nhà sản xuất đồng thời có văn bản gửi đến người tiêu dùng và có sự giám sát của cơ quan chức năng...
Dưới góc độ cá nhân, ông có ủng hộ chính sách này không?
TS Nguyễn Xuân Thủy: Tôi chưa thấy thoải mái lắm vì tại sao lại phải chuyển về cho người sản xuất? Điều này có thể khá khó khăn cả về địa lý và thủ tục...
Ông Bùi Danh Liên: Nghe qua về nội dung quyết định thu hồi thì tôi thấy quy định thiên về góc độ an toàn giao thông chứ không thiên về quyền sở hữu cá nhân. Nếu xe ô tô kinh doanh thì có trong luật rồi. Ví dụ như xe 18 năm, 20 năm... có trong luật từ lâu nhưng đối với xe máy và các phương tiện khác mà quy định như thế này thì phải nghiên cứu. Vì đối với các phương tiện này có đăng ký quyền sở hữu được quy định trong Luật Dân sự.
Thứ hai là vấn đề thu hồi thuộc về an toàn giao thông thì phải có một nghiên cứu khoa học đánh giá chất lượng của các phương tiện. Ví dụ có những loại xe dùng 30-40 năm không vấn đề gì nhưng có những loại xe dùng được vài ba năm đã hỏng. Vậy dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật nào để thanh lý và thu hồi những phương tiện đó?
Vì thế quá trình thực hiện quy định này phải có lộ trình, phải có nghiên cứu có tính chất khoa học.
Nhưng thưa ông, các nước trên thế giới cũng đã áp dụng biện pháp thu hồi khi đã hết hạn sử dụng...
Ông Bùi Danh Liên: Không thể so sánh như vậy được vì trình độ phát triển cũng như điều kiện kinh tế của mỗi nước là khác nhau. Vì thế tôi mới nói là có lộ trình.
Liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông thì không chỉ ở phương tiện mà còn ở cả con người.
Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Hồng Chính Quang
Theo Dantri
Lãnh đạo xã lập hồ sơ khống để "ỉm" trâu bò hỗ trợ hộ nghèo cho dân Là xã nghèo được chính phủ hỗ trợ tiền mua trâu, bò nhưng sau khi nhận tiền về, cán bộ xã Xuân Thắng (huyện Thường Xuân - Thanh Hóa) không những cấp cho không đúng đối tượng mà còn lập hồ sơ khống để lấy tiền bỏ túi. Xuân Thắng là một trong những xã nghèo của huyện Thường Xuân được thụ hưởng...