Giáo hoàng Francis hội đàm với Tăng thống Thái Lan bên tượng Phật vàng
Trong cuộc gặp với Đức Tăng thống Thái Lan Muneewong tại Bangkok, Đức Giáo hoàng Francis đã cởi giày đi chân trần, giống như người đứng đầu Phật giáo Thái Lan.
Giáo hoàng Francis hôm 20/11 gặp gỡ người đứng đầu Phật giáo Thái Lan tại một ngôi chùa mạ vàng ở Bangkok, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm châu Á nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo, theo AFP.
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Tòa thánh Vatican, lãnh đạo Cộng đồng Công giáo toàn cầu, thăm vương quốc Phật giáo Thái Lan, nơi chỉ có hơn 0,5% dân số là tín đồ Công giáo. Giáo hoàng sẽ khởi hành đến Nhật Bản vào ngày 23/11.
Trong cuộc gặp mang tính biểu tượng cao, ông cùng ngồi trò chuyện với Tăng thống, Trưởng lão Hòa thượng Muneewong Ariyavongsagatayana, nhà sư giữ bậc giáo phẩm cao nhất của Phật giáo Thái Lan, tại chùa Ratchabophit nằm trong khu phố cổ ở thủ đô Bangkok.
Giáo hoàng Francis gặp Tăng thống Phật giáo Thái Lan, Trưởng lão Hòa thượng Muneewong Ariyavongsagatayana. Ảnh: Twitter/Bộ Ngoại giao Thái Lan.
“Tín đồ Công giáo đã được tự do thành hành tôn giáo, dù họ là nhóm thiểu số, và đã chung sống hòa hợp trong nhiều năm với các anh chị em Phật giáo”, Giáo hoàng Francis phát biểu trong cuộc gặp.
Hai người ngồi trước một bức tượng Phật bằng vàng trong ngôi chùa được trang trí công phu, do một vị vua của Thái Lan xây dựng cách đây 150 năm. Tăng thống Muneewong đi chân trần, mặc trang phục màu cam đặc trưng Phật giáo Nam tông.
Giáo hoàng Francis cũng cởi giày đi chân trần trong một khoảng thời gian của cuộc tiếp xúc.
Đây cũng là ngôi chùa mà Giáo hoàng John Paul II từng đến thăm trong chuyến đi cuối cùng của ông với tư cách người đứng đầu Tòa thánh Vatican vào năm 1984.
Video đang HOT
Cuộc gặp diễn ra tại chùa Ratchabophit nằm trong khu phố cổ ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Twitter/Bộ Ngoại giao Thái Lan.
Trong một phát biểu trước đó, Giáo hoàng nói cuộc gặp là “tín hiệu về sự quan trọng và cấp bách của việc thúc đẩy tình hữu nghị và đối thoại giữa các tôn giáo”. Thái Lan hiện có khoảng 400.000 tín đồ Công giáo.
Giáo hoàng Francis, lãnh đạo tinh thần của 1,3 tỷ tín đồ Công giáo toàn cầu hiện tại, trước đó đã gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha trong lễ đón trọng thể tại nhà khách chính phủ, trước khi ông có bài phát biểu trước đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Thánh Louis ở Bangkok.
Trong bài phát biểu, Giáo hoàng đã nhắc đến việc 39 người Việt Nam, được cho là lao động di cư bất hợp thức, tử vong trong container đông lạnh ở Anh, nói đây là chuyện “đau lòng” và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân.
Theo lịch trình dự kiến, Giáo hoàng chủ trì một thánh lễ lớn cho hàng chục nghìn tín đồ tại Bangkok trong ngày 21/11, cũng như một thánh lễ khác vào ngày hôm sau. Ông cũng sẽ gặp quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn trong ngày 22/11.
Theo news.zing.vn
Giáo hoàng Francis phong thánh cho nhà thần học John Henry Newman
Lễ phong thánh cho nhà thần học thế kỷ thứ 19 của Anh, John Henry Newman, diễn ra tại quảng trường St. Peter ở tòa thánh Vatican với gần 50.000 người tham dự.
Tại buổi lễ phong thánh ngày 13/10 ở quảng trường St. Peter, Vatican, Giáo hoàng Francis đã dẫn lại lời của bài thánh ca nổi tiếng "Lead, Kindly Lights" do nhà thần học, linh mục John Henry Newman viết vào năm 1833. Ông ghi nhận sức ảnh hưởng to lớn của vị linh mục đối với lịch sử của cả nhà thờ Anh giáo và Công giáo. Ảnh: AP.
Buổi lễ do Giáo hoàng Francis chủ trì với sự tham gia của gần 50.000 người tại quảng trường. Linh mục Newman được tôn kính bởi cả cộng đồng Anh giáo và Công giáo vì ông đi theo tiếng gọi của đức tin bằng mọi giá. Ông từ bỏ Anh giáo và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845, mất bạn bè, công việc và quan hệ gia đình vì tin tưởng chân lý ông tìm kiếm. Ảnh: AP.
Giáo hoàng Francis nói cuộc đời của nhà thần học người Anh cho thấy "hành trình của đức tin" đôi khi là một cuộc chiến không cân sức và mỏi mệt như những ghì John Henry Newman đã trả qua. "Đức tin tăng lên nhờ sự cho đi và lớn lên nhờ chấp nhận mạo hiểm", ông nói. Ảnh: AP.
Trong buổi lễ, giáo hoàng đã tuyên bố 5 vị thánh mới của Công giáo gồm linh mục John Henry Newman và 4 người phụ nữ là nữ tu Giuseppina Vannini của Ý, nữ tu Mariam Thresia Chiramel Mankidiyan của Ấn Độ, nữ tu Dulce Lopes Pontes của Brazil và bà Margherita Bays của Thụy Sĩ. Ảnh: AP.
Đến dự sự kiện còn có Thái tử Charles, thân vương xứ Wales, đại diện cho Hoàng gia Anh. Mẹ của Thái tử Charles là người đứng đầu nhà thờ Anh giáo. Người kế thừa ngai vàng của hoàng gia Anh đã có một bài viết xuất sắc về Newman đăng trên báo Vatican L'Oservatore Romano trước buổi lễ phong thánh cho John Henry Newman. Ảnh: AP.
Các nữ tu đến từ Ấn Độ đến dự buổi lễ phong thánh cho nữ tu Maria Teresa Chiramel Mankidiyan tại Vatican vào ngày 13/10. Ảnh: AP.
Nhiều người dân Anh đã đổ về Vatican tham quan, tìm hiểm về những câu chuyện của John Henry Newman và tham dự lễ phong thánh vào ngày 13/10 tại quảng trường St. Peter. Ảnh: AP.
Anh giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo Roma vào năm 1534 khi vua Henry VIII từ chối chấm dứt một hôn ước. Nhiều thế kỷ sau đó, người theo Công giáo tại Anh bị bắt phạt, phân biệt đối xử và thậm chí hành hình vì đức tin của mình. Ảnh: AP.
Thái tử Charles cho rằng tấm gương về sự can đảm, trung thực của John Henry Newman cần thiết cho thời đại hiện nay, khi những chia rẽ và sự vô cảm đang tràn ngập. "Ông ấy đã cổ xúy mà không cần cáo buộc ai, có thể bất đồng nhưng không mất đi sự tôn trọng, và quan trọng nhất là có thể nhìn sự khác biệt như những điểm giao hòa chứ không phải sự bài xích", ông nhận định. Ảnh: AP.
Newman cũng là một trong những người sáng lập nên Phong trào Oxford vào thập niên 1830, khôi phục nhiều lý thuyết của Công giáo La Mã tại nhà thờ Anh giáo bằng cách nhìn lại những truyền thống từ các nhà thờ Thiên chúa giáo xa xưa. Ảnh: AP.
Sau đó ông từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu thần học tại Đại học Oxford và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845. Ông trở thành một trong những nhà thần học có sức ảnh hưởng lớn nhất vào thời đó, đưa nhiều yếu tố của Anh giáo vào trong Công giáo. Ảnh: AP.
"Từ hình ảnh của sự hòa hợp thiêng liêng mà ông Newman đã thể hiện một cách hùng hồn, chúng ta có thể nhận ra rằng khi đi theo những con đường khác nhau với sự chân thành và can đảm mà lương tâm vẫy gọi, sự khác biệt có thể dẫn đến thấu hiểu nhau và tất cả đều tìm được đường về một mái nhà chung", Thái tử Charles viết trên tờ L'Oservatore Romano. Ảnh: AP.
Theo Zing.vn
Băng đảng sinh viên đâm chém, nổ súng, bạo lực giữa đường phố Thái Lan Bạo lực là vấn nạn phổ biến ở các trường dạy nghề Thái Lan. Tại đây, các băng đảng sinh viên tự trang bị súng, dao, rựa, thậm chí lựu đạn tự chế để tấn công nhau giữa ban ngày. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về nạn bạo lực học đường tại xứ chùa Vàng xuất phát...