Giáo hoàng Francis: Hãy lắng nghe tiếng khóc của Trái đất
Giáo hoàng cùng các lãnh đạo Cơ đốc giáo hàng đầu kêu gọi thế giới “lắng nghe tiếng khóc của Trái đất” và hành động chống biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi kêu gọi mọi người, không quan trọng tín ngưỡng hay thế giới quan, hãy cố lắng nghe tiếng khóc của Trái đất và những người nghèo khổ, chấp nhận những hy sinh ý nghĩa để bảo vệ Trái đất đã được Chúa ban cho”, Giáo hoàng Francis, Tổng giám mục Canterbury Justin Welby và Thượng phụ Bartholomew I ra tuyên bố chung hôm 7/9.
Giáo hoàng Francis cùng hai lãnh đạo Cơ đốc giáo đề nghị các tín đồ cùng cầu nguyện để các lãnh đạo thế giới có những “lựa chọn can đảm” tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, vào tháng 11.
Giáo hoàng Francis đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã với 1,3 tỷ thành viên, trong khi Thượng phụ Bartholomew I là lãnh đạo tinh thần của khoảng 220 triệu thành viên Chính thống giáo trên thế giới và Tổng giám mục Welby đứng đầu Hiệp thông Anh giáo với khoảng 85 triệu tín đồ.
Video đang HOT
Từ trái qua phải: Thượng phụ Bartholomew I, Giáo hoàng Francis và Tổng giám mục Canterbury Justin Welby tại Assisi, Italy, hồi tháng 9/2016. Ảnh: AFP.
“Đây là lần đầu tiên ba chúng tôi cảm thấy phải cùng nhau giải quyết tính cấp thiết về sự bền vững của môi trường, tác động của nó tới tình trạng đói nghèo dai dẳng và tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu”, ba lãnh đạo Cơ đốc giáo cho biết thêm.
Giáo hoàng Francis, Thượng phụ Bartholomew I và Tổng giám mục Welby đều đồng tình rằng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu ít nhất có một phần tác động từ các hoạt động của con người, như sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
“Mất đa dạng sinh học, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu là những hậu quả không thể tránh do các hành động của chúng ta, vì chúng ta đã tham lam tiêu thụ nhiều tài nguyên của Trái đất hơn mức hành tinh này có thể chịu đựng”, ba lãnh đạo khẳng định.
Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/9 cho biết châu Âu đã trải qua mùa hè nóng nhất vào năm nay. Khu vực Siberia lạnh giá của Nga cũng trải qua thời kỳ nhiệt độ cao kỷ lục, trong khi cháy rừng chưa từng có hoành hành ở Bắc Mỹ.
Mạng lưới Hành động Khí hậu (CAN) cho biết Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc hàng năm thường thu hút đại biểu từ hơn 190 quốc gia, song COP26 nên hoãn lại vì nhiều nước vẫn chật vật đối phó Covid-19 và các quốc gia nghèo đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine.
Thủ tướng Merkel tới vùng lũ nhằm lấy lại hình ảnh cho CDU/CSU
Từ ngày 3-5/9, Thủ tướng Đức Angela Merkel trở lại bang Rheinland-Pfalz và Nordrhein-Westfalen, những khu vực vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử hồi tháng 7 khiến gần 200 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người bị thương.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Merkel cũng đã tới hai khu vực này ngay sau khi thiên tai xảy ra, song chuyến viếng thăm lần này diễn ra trong bối cảnh chỉ còn khoảng 3 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội (dự kiến vào ngày 26/9), được cho là nhằm khôi phục sự ủng hộ vốn đang sụt giảm mạnh của cử tri đối với Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU).
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngoài việc thăm hỏi và chia sẻ với người dân, bà Merkel sẽ cam kết hàng tỷ USD viện trợ từ liên bang để xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống bị tàn phá nặng nề sau trận lũ lụt ở khu vực miền Tây nước Đức này. Sau trận lũ lụt lịch sử, vấn đề quản lý khủng hoảng và biến đổi khí hậu trở thành ưu tiên trong chương trình nghị sự và CDU/CSU cùng ứng cử viên thủ tướng của liên đảng bảo thủ Armin Laschet đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân.
Chuyến công tác lần này của bà Merkel được xem là nhằm "ghi điểm" cho ứng cử viên Laschet tại thời điểm được coi là "định mệnh" đối với ông này cũng như CDU/CSU ở giai đoạn nước rút hiện nay. Giáo sư Ursula Mnch, Giám đốc Học viện Giáo dục Chính trị ở Bayern nhận định, CDU đang nỗ lực vận động nhiều nhất có thể những chuyến đi chung giữa bà Merkel và ông Laschet nhằm gia tăng sự ủng hộ với liên đảng bảo thủ nói chung và ứng cử viên Laschet nói riêng.
Theo kết quả thăm dò mới nhất, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz đang nhận được tỷ lệ ủng hộ khoảng 25%, cao hơn 4 điểm so với liên đảng CDU/CSU của ông Laschet. Cho tới nay, CDU đã để sụt giảm tỷ lệ ủng hộ tới 13% kể từ khi ông Laschet trở thành lãnh đạo đảng vào tháng 1/2021 và tỷ lệ này đang tiếp tục chiều hướng đi xuống. Đây được coi là tình thế khó với liên đảng bảo thủ khi mà cuộc tổng tuyển cử đã cận kề.
Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng tại bang Tennessee Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố tình trạng thảm họa tại bang Tennessee, miền Nam nước này, qua đó cho phép huy động các nguồn quỹ liên bang để cứu trợ địa phương này sau các trận lũ quét cuối tuần qua khiến ít nhất 21 người thiệt mạng. Cảnh ngập lụt tại Waverly, bang Tennessee, Mỹ ngày 21/8/2021. Ảnh: Nashville...