Giao hàng qua cần câu 2m, chuyển đồ bằng flycam ngàn USD
Giao hàng đang là nghề quan trọng trong thời điểm hiện nay nhưng đối mặt với nhiều rủi ro. Các shipper luôn phòng thủ để bám trụ với nghề.
Mỗi ngày hơn 100 đơn hàng, anh Nguyễn Quang Công (Hà Đông, HN), một shipper của công ty dịch vụ giao hàng, chạy khắp quận Hà Đông, tiếp xúc với hàng trăm người mỗi ngày. Công việc của anh Công hiện nay khá bận rộn bởi mua sắm trực tuyến tăng mạnh.
Đảm bảo sức khoẻ chính mình, vật bất ly thân của anh Công hiện nay là khẩu trang và chai nước rửa tay, trong xe lúc nào cũng có bình nước ấm. Anh cho hay, công việc kiếm tiền quan trọng nhưng sức khoẻ mới là đáng quý lúc này nên anh chủ động tự phòng dịch cho bản thân. “An toàn cho mình cũng là đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình và cộng đồng”, anh Công cho hay.
Tương tự như anh Công, nhiều shipper khác cũng trang bị như ninja để giao hàng nhằm phòng tránh rủi ro. Shipper rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và đeo khẩu trang khi lấy và giao hàng.
Giao hàng bằng robot
Trước tình hình này, hàng loạt biện pháp đảm bảo vệ sinh cho các shipper được áp dụng. Các ứng dụng như NowFood, Beamin,… đều quy định shipper phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên trong quá trình làm việc. Tại các hàng quán, gel rửa tay khô cũng được bố trí sẵn cho các shipper sử dụng.
Video đang HOT
Bảo vệ shipper cũng chính là bảo vệ khách hàng nên hiện nay các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận đều bắt buộc shipper phải đeo khẩu trang, điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Một số công ty cũng khử khuẩn ngay tại kho. Các doanh nghiệp cũng có chế độ giám sát sức khỏe của shipper, thậm chí rà soát dịch tễ với những shipper từng đưa hàng vào vùng cách ly.
Tới thời điểm hiện tại, tất cả các dịch vụ của AhaMove vẫn hoạt động năng suất tại cả 2 thành phố để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. AhaMove yêu cầu 100% tài xế sử dụng khẩu trang và đảm bảo an toàn khi giao hàng.
Để phòng lây lan dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho khách và tài xế, Grab đã triển khai phương thức giao hàng gián tiếp với dịch vụ GrabFood, để giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa tài xế và khách hàng khi Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sau đó, tài xế sẽ đặt thức ăn tại vị trí đã được chỉ định, thông báo đơn hàng đã đến qua cuộc gọi hoặc tin nhắn và đứng chờ khách ở khoảng cách 2-3m. Nếu khách hàng không có vị trí thuận tiện cho việc nhận món, tài xế sẽ đặt thức ăn trên túi GrabFood và lùi về sau khoảng 2-3m để đảm bảo an toàn.
Đồng thời, Grab cũng khuyến khích khách hàng thanh toán trực tuyến để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tài xế. Nếu thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng có thể gửi lại phong bì tiền tại điểm giao món ăn. Tất cả tài xế được khuyến nghị cần thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng trước và sau khi giao nhận đơn hàng.
Không chỉ các shipper mà các nhà hàng cũng nghĩ ra chiêu thức giao hàng đặc biệt. Highland Cofffee sáng tạo giao hàng bằng cần câu. Theo đó, người bán hoặc shipper sẽ sử dụng cần câu 2m để giao đồ ăn đi đem đi hoặc giao tận nơi cho khách mua qua ứng dụng đặt hàng. Nhiều ứng dụng cung cấp robot, flycam,… cho shipper để phục vụ giao hàng gián tiếp cho người tiêu dùng.
Một số hàng quán cũng bắt đầu áp dụng các sáng kiến mới nhằm đảm bảo khoảng cách giữa các shipper. Trong đó, thay vì xếp hàng san sát nhau tại quầy, các shipper sẽ được phục vụ ghế ngồi với khoảng cách giữa các vị trí đảm bảo hơn 2m. Chủ quán sẽ thông báo từng đơn hàng cho mỗi shipper nhận riêng biệt khi đến lượt.
Bảo Anh
Grab Food tăng giá cước giao thức ăn
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, Grab quyết định tăng giá cước giao thức ăn.
Trên blog thông tin, Grab cho biết từ ngày 26/3, nền tảng Grab Food sẽ tăng phí 2.000 đồng mỗi đơn hàng.
"Chúng tôi xin thông báo với bạn rằng chính sách thu phí sẽ được điều chỉnh từ 26/3 trở đi với phí dịch vụ là 2.000 đồng cho mỗi đơn hàng GrabFood", trích thông báo của Grab.
Bảng giá dịch vụ giao hàng mới của Grab từ ngày 26/3.
Bên cạnh tăng phí dịch vụ 2.000 đồng, Grab cũng thông báo chính sách thu thêm "phí đơn hàng nhỏ" 3.000 đồng tại TP. HCM và Hà Nội. Những khu vực khác, mức phí cho đơn hàng nhỏ là 2.000 đồng.
Định nghĩa "đơn hàng nhỏ" theo Grab công bố là những mặt hàng có giá dưới 50.000 đồng.
Như vậy, với đơn hàng dưới 50.000 đồng tổng cước phí tối thiểu người dùng phải chịu trên mỗi đơn hàng là 20.000 đồng. Nếu đơn hàng trên 50.000 đồng, mức phí giao hàng tối thiểu sẽ là 17.000 đồng.
Theo Grab, phụ phí này sẽ được dùng để cải tiến dịch vụ và kỹ thuật của nền tảng. Tuy tăng phí vận chuyển nhưng mức tiền thực nhận của đối tác tài xế của Grab vẫn được giữ nguyên tối thiểu 12.000 đồng/chuyến.
Trả lời Zing.vn, đại diện truyền thông Grab lại cho rằng mức phí này chỉ mới được áp dụng thử nghiệm tại Đà Nẵng, những nơi khác vẫn sử dụng phí vận chuyển cũ.
"Phí này đã được Grab triển khai tại các thị trường khác, Việt Nam là nước cuối cùng áp dụng. Tại Việt Nam, cũng đã có nền tảng giao nhận thức ăn khác triển khai các phí này từ nhiều năm nay", đại diện Grab nói thêm.
Trọng Hưng
Tự cách ly tại nhà mùa dịch Covid-19, người Việt tìm gì trên Google? Trong thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1.4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến. Google search cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin chi tiết về Covid-19 Từ cuối tháng...