Giáo dục giới tính ở các nước: Từ ‘đóng cửa’ đến đòi hỏi ‘cởi mở’
Với sự phát triển đáng kể của internet và tâm lý cởi mở về tình dục, các nước châu Á ít ra đã có một sự khởi đầu mới cho việc cải cách giáo dục giới tính.
ảnh minh họa
Giáo dục giới tính luôn là vấn đề phức tạp. Một xã hội mở, với nguồn internet dồi dào có thể dẫn tới tình huống trẻ em được tiếp xúc với tình dục từ nhỏ, dẫn tới sự sai lệch. Mặt khác, nó cũng là một kho tư liệu khổng lồ để giáo dục. Một cuộc chiến cam go giữa ý thức cá nhân, trách nhiệm cộng đồng đang mở ra thời kỳ mới về những “chuyện khó nói”, đặc biệt tại châu Á.
Myanmar: 99% phụ nữ không bao giờ thấy được âm đạo của mình
Chiến thắng của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi hồi tháng 11.2015 vừa qua đánh dấu bước ngoặt cho tiến trình dân chủ của Myanmar. Nó cũng là lúc nước này thoát chế độ do quân đội chi phối, và một phần nào đó là sự giải thoát cho xã hội khép kín của Myanmar.
Giáo dục giới tính, một khía cạnh trong giáo dục xã hội tại Myanmar, cũng đã có sự chuyển biến lớn, theo ABC News ngày 8.12.
Myanmar, đất nước với 52 triệu người, đã hầu như đóng cửa với phần còn lại của thế giới trong khoảng 60 năm cho đến năm 2012, thời điểm bắt đầu mở cửa. Bất chấp internet ngày càng đi vào cuộc sống, song song với các chương trình giáo dục nước ngoài, vẫn còn rất nhiều người “kinh ngạc” về sự thiếu hiểu biết về tình dục và sức khỏe.
Vấn đề khá lớn của Myanmar, như những nước ít va chạm với văn hóa bên ngoài khác, là những quan niệm có phần mê tín về tình dục, ví dụ việc cho rằng quần áo phụ nữ có thể phá hoại quyền lực của đàn ông nếu… giặt chung đồ với nhau, hoặc treo lên một vị trí quá cao. Bên cạnh đó, kinh nguyệt hay các vấn đề về tình dục đều bị cho là bẩn thỉu và phải né tránh.
Hiện tại, bà Htar Htar đã thành lập Akhaya Women, một tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động tại Myanmar để giáo dục giới tính, hiểu biết về cơ thể và tình dục.
“99% phụ nữ ở Myanmar không bao giờ thấy được âm đạo của mình. Đôi khi chúng tôi không biết có có hai bộ phận, một dành để đi vệ sinh và một cho thời kỳ kinh nguyệt, sinh con, quan hệ… Điều này thậm chí xảy ra với những người phụ nữ có 2 và 3 con”, ABC News dẫn lời bà Htar Htar.
Theo ghi nhận vừa qua, ít nhất đến lúc này những cuộc trao đổi về giới tính, cơ thể, tình dục của phụ nữ tại Myanmar đã được cải thiện đáng kể, theo Win Win Khaing, một người phụ nữ tham gia Akhaya Women ở tuổi 40.
Indonesia: Đẩy mạnh giáo dục giới tính trong cộng đồng, nhà trường
Những gì đang xảy ra ở Myanmar ngày nay tương tự Indonesia hay Trung Quốc nhiều năm gần đây. Rất nhiều sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận khi giáo dục giới tính được đẩy mạnh trong cộng đồng, nhà trường…
Video đang HOT
Giới tính, tình dục vẫn là chủ đề hạn chế tại châu Á, đặc biệt đối với người trẻ – Ảnh: Reuters
“Ở đây, quan hệ tình dục được coi là điều cấm kỵ, và như vậy dẫn tới những câu chuyện về tình dục mang đầy màu sắc mê tín, Mariana Amiruddin, giám đốc điều hành của Jurnal Perempuan (Tạp chí Phụ nữ) nói với The New York Times năm 2013, thời điểm ghi nhận sự thay đổi trong giáo dục giới tính tại Indonesia.
Theo một cuộc khảo sát năm 2011 của Bộ Y tế Indonesia, chỉ có 20% người Indonesia ở độ tuổi 15-24 có kiến thức toàn diện về HIV, một con số mà tiến sĩ Nafsiah Mboi, Bộ trưởng Y tế của Indonesia giai đoạn 2012-2014, cho rằng cần phải cải thiện đáng kể.
Việc chính phủ Indonesia đẩy mạnh giáo dục giới tính, bên cạnh các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài như Planned Parenthood (Mỹ), đã tập trung vào việc truyền tải kiến thức cho trẻ em.
Hồi tháng 4.2015, một hội thảo lớn kêu gọi thúc đẩy giáo dục giới tính toàn diện ở Indonesia đã diễn ra với sự tham gia của hàng trăm sinh viên và 5 tổ chức xã hội tại thủ đô Jakarta.
Nhiều nước đã vận động đẩy mạnh giáo dục giới tính xuống độ tuổi trẻ hơn do tỉ lệ trẻ bị xâm hại càng lúc càng cao – Ảnh minh họa: Reuters
Indonesia trong thời điểm ấy ám ảnh về các cuộc tấn công tình dục, khi nó diễn ra dày đặc ở độ tuổi 13 đến 18.
Việc các tổ chức Indonesia thống nhất lên tiếng chung về giáo dục giới tính đã tác động đáng kể lên chính phủ nước này trong việc cải cách giáo dục và cởi mở hơn trong chuyện giới tính, tình dục.
Trung Quốc: Thoáng hơn về tình dục từ năm 1980
Tương tự, Trung Quốc vào năm 2014 cũng ghi nhận vấn đề nhức nhối trong xã hội nước này từ việc không giáo dục giới tính từ nhỏ. Một khảo sát gây sốc do CNN dẫn lại cho thấy có tới 22,2% trong số 998 đàn ông/thanh niên được hỏi nói rằng họ ít nhất một lần hãm hiếp một phụ nữ.
Trẻ em cũng không có kiến thức để bảo vệ mình khỏi sự chú ý không hề mong muốn về tình dục. Tổng cộng có 125 trường hợp trẻ em bị tấn công tình dục được báo cáo trong năm 2013.
Là xã hội tồn động nhiều giá trị cũ – mới đan xen, Trung Quốc chỉ trở nên thoáng hơn về tình dục và những câu chuyện quanh chủ đề này từ những năm 1980, theo CNN.
Bất chấp những trở ngại về quan niệm, những tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc cũng tương tự Indonesia, nhắm vào mục tiêu là trẻ em để truyền bá kiến thức.
Theo TNO
Con học giới tính, phụ huynh 'đỏ mặt'
Giáo dục tiểu học đang áp dụng lồng ghép kiến thức cơ bản với các vấn đề về giới tính. Không ít phụ huynh "đỏ mặt" khi thấy học sinh tiểu học thuộc lòng những từ nhạy cảm.
Đọc thuộc lòng những từ nhạy cảm
Ngày nay, hiện tượng dậy thì của các em học sinh ở cuối cấp tiểu học đã không còn hiếm gặp nên việc dạy các em những bài học liên quan đến giới tính được xem là cần thiết.
Cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của một trường tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội kể: "Mỗi năm quá trình dạy học cô đều chứng kiến nhiều học sinh nữ hốt hoảng, sợ sệt vì có hiện tượng 'đèn đỏ', cô hỏi mãi mới dám nói thật vì bị 'chảy máu'. Lúc đó một mặt tìm băng vệ sinh, một mặt phải giải thích để con hiểu đây là chuyện bình thường diễn ra ở các bạn gái, đồng thời thông báo để phụ huynh nắm được, cùng động viên và giải thích cho con".
Giáo dục giới tính đã được đề cập tới trong chương trình giáo dục tiểu học như một nội dung quan trọng. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội
Hiện nay, dù học sinh tiểu học đã được làm quen với giáo dục giới tính từ lớp 4, lớp 5 qua các bài như: Cơ thể người, buồng trứng, tinh trùng, về bào thai... Tuy nhiên, việc đưa chương trình giới tính vào giảng dạy cho trẻ em khi nào là phù hợp vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Đôi khi, chứng kiến những lần con đọc vanh vách về các bộ phận của nam, của nữ khiến không ít phụ huynh cảm thấy "đỏ mặt", ngại ngùng không biết giải thích ra sao(!?).
Nhiều phụ huynh cũng cảm thấy bất ngờ khi chứng kiến con mình được tiếp cận vấn đề giới tính từ sớm. Chị Thanh Hương (ở đường Kim Giang, Hà Nội) có con học lớp 4 của Trường tiểu học T.S (Hà Nội) cho biết: "Tụi trẻ giờ dậy thì sớm, nên các môn học về giới tính cũng khá sớm, ngay cấp tiểu học đã có đề cập các vấn đề liên quan tới giới tính. Tôi nhớ ngày trước phải lên lớp 8 tôi mới được học nội dung này ở môn Sinh học, nên giờ thấy con còn bé mà đọc to các vấn đề "nhạy cảm", một cách hồn nhiên vì con chưa hình dung ra thế nào".
Không ít phụ huynh đồng tình cách lồng ghép các môn học với học về giới tính ngay từ bậc tiểu học, thậm chí nhiều phụ huynh cho rằng dạy từ lớp 4, 5 là hơi muộn. Phụ huynh Nguyễn Đức Hoàn (ở đường Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Giờ trẻ phát triển khá sớm, lớp 5 mới học thì e cũng hơi muộn. Tôi được biết nhiều cháu yêu rất sớm từ những năm học lớp 6, 7 phần vì tò mò, phần vì chưa hiểu biết hết về giới tính nên có thể xảy ra hệ quả xấu. Bản thân các cháu cũng chưa hiểu biết,thiếu kiến thức giới tính".
Mỗi trường dạy mỗi kiểu
Hiện ở chương trình giáo dục tiểu học, trong sách Tiếng Việt và Khoa học lớp 4 - 5, học sinh được tiếp cận với các vấn đề về giới tính, sự phân biệt giữa nam và nữ (đã áp dụng được hơn 5 năm). Các kiến thức này được tích hợp ở khá nhiều môn học, ở các lớp học.
Ở lớp 5 các em được học bài: "Sự sinh sản", "Nam và nữ", "Vệ sinh tuổi dậy thì"... Tuy nhiên, tại các nhà trường vẫn có nhiều ý kiến khác nhau khi đưa giáo dục giới tính vào dạy cho học sinh tiểu học. Đặc biệt là mỗi nơi dạy học sinh một kiểu, khiến vấn đề "nhạy cảm" dù được đưa vào giảng dạy cũng chưa thể khiến học sinh hết "mù mờ" về giới tính.
Trang sách "Giáo dục giới tính cho trẻ em" có ảnh minh họa nhà vệ sinh nam - nữ chung nhau. Ảnh: Gia đình & Xã hội
Tại một số trường tiểu học ở Hà Nội, việc dạy lồng ghép vấn đề giới tính, có trường chỉ đề cập dạy theo chương trình định sẵn, có trường mời chuyên gia, tổ chức các hoạt động lồng ghép ngoại khóa thông qua các trò chơi, giải đáp thắc mắc về giới tính có trường tham gia vào cácdự án giáo dục giới tính, chống xâm hại tình dục trẻ em.
Theo nhận xét của một số chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, hiện nay giáo dục giới tính trong trường học, đặc biệt là cấp tiểu học vẫn chỉ dừng lại ở tính hình thức, chưa có chương trình cụ thể, giáo viên lồng ghép chương trình với một số tiết dạy cho học sinh, chưa mang lại hiệu quả.
Thời gian qua, nhiều bộ sách kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng đề cập tới giáo dục giới tính, thế nhưng khi mua về không ít phụ huynh "tá hỏa" về những bộ sách sai lệch vẫn được bày bán trên thị trường.
Vừa qua, cư dân mạng có truyền tay nhau ảnh chụp trang sách "Giáo dục giới tính cho trẻ em" nhưng cuốn sách lại dùng bức tranh vẽ khu vệ sinh nam - nữ được gộp chung lại làm một, kèm câu hỏi: "Cách đi tiểu của bạn trai, bạn gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?".
Mới đây, hình ảnh chụp trang sách "Thực hành kỹ năng sống" do Nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội phát hành có nêu tình huống học sinh "sờ vào vùng kín của nhau", dù là tình huống để phân biệt có hay không hành vi lạm dụng tình dục, nhưng cũng khiến phụ huynh ái ngại nếu như con em mình làm theo.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội: "Giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp cận mọi thông tin trên Internet, do vậy nếu không có định hướng rõ nét về giới tính, sức khỏe sinh sản hay cha mẹ thiếu sự quan tâm sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc cho trẻ và để lại những hậu quả lâu dài, đau lòng cho gia đình và xã hội.
Việc giáo dục cung cấp kiến thức liên quan tới sức khỏe sinh sản cho học sinh tại các nhà trường là rất cần thiết, kể cả ở bậc tiểu học. Song cần thực hiện bằng "đường vòng", với cách dạy tế nhị, tránh tình trạng "vẽ đường cho hươu chạy".
Giáo dục giới tính đòi hỏi thầy cô phải có kiến thức, luôn cởi mở giúp đỡ trẻ, phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình mới mong mang lại hiệu quả cao nhất".
"Vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh các cấp hiện nay thực sự cần thiết và có phần cấp bách. Trẻ tiếp cận với môi trường sống người lớn thông qua phim ảnh, bài hát... của người lớn nên dễ dậy thì sớm. Nhu cầu vui chơi của trẻ em là rất lớn, trong khi lại thiếu đáp ứng nhu cầu này, ít bài hát, ít phim ảnh, chương trình cho các em, thành ra các em sớm tiếp cận văn hóa của người lớn, học và làm theo.
Theo đó, trong giáo dục, gồm cả giáo dục giới tính, thầy cô, gia đình và xã hội phải gương mẫu, tăng cường giáo dục cho con trẻ, tạo môi trường trong lành theo đúng lứa tuổi, phù hợp và có chọn lọc để trẻ phát triển đúng độ tuổi của mình".
TS Nguyễn Tùng Lâm
Theo Quang Anh/Gia đình & Xã hội
Những điều biến đời sống tình dục thành "địa ngục" Chỉ với những cách sau, bạn sẽ nhanh chóng biến đời sống tình dục của mình biến thành "địa ngục" đối với chính bạn và đối tác của mình. So sánh bản thân với người khác Hãy bỏ qua những bài trắc nghiệm về tình dục trên tạp chí hay những lời khuyên hữu ích của một ai đó trong cuốn sách tình...