Giao diện não – máy tính khiến con người không còn quyền riêng tư
Tín hiệu não là cấp độ cao nhất của quyền riêng tư. Khi chip “đọc” được mong muốn của não, đồng nghĩa, người dùng đã mất quyền riêng tư cuối cùng.
Tại hội nghị “An ninh mạng 2020″ diễn ra tại Trung Quốc, Zhou Hongyi, Chủ tịch công ty bảo mật Internet Qihoo đã công khai lên án công nghệ cấy chip não do tỷ phú Elon Musk phát triển. “Những người như Elon Musk, nửa chính nửa tà. Bước chân vào thế giới giao diện máy tính não có thể giúp đỡ những người bị khuyết tật. Nhưng một ngày nào đó, khi Internet được kết nối với não của tất cả mọi người thì đó là là viễn cảnh khủng khiếp. Nó không đơn giản như cú liếc trộm vào màn hình điện thoại mà còn là những vấn đề về đạo đức, luật pháp”, tỷ phú Zhou nói.
Sóng não của lợn được hệ thống của Neuralink ghi lại. Ảnh: Neuralink.
Quyền riêng tư cuối cùng của người dùng
Năm 2017, trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature, các học giả đã đưa ra bốn đề xuất đạo đức cho sự phát triển của công nghệ thần kinh. Trong đó, quyền riêng tư được đặt lên hàng đầu. Mặc dù vẫn còn khá lâu mới đến kỷ nguyên “cộng sinh” giữa não người và máy tính, những nguy cơ về quyền riêng tư đã hiện hữu ngay thời điểm bộ não con người có thể được mã hóa.
Trong kỷ nguyên di động, người dùng phải đánh đổi ít nhiều quyền riêng tư khi các ứng dụng yêu cầu truy cập vào micro, camera, định vị, lịch sử trình duyệt web… để lấy sự thuận tiện trong cuộc sống. Việc “nghe trộm” có thể thấy ngay từ quảng cáo hoặc nội dung được đề xuất trước khi người dùng có ý định tìm kiếm. Đó là hai mặt của công nghệ, tương tự việc cấy ghép chip vào não người cũng có những mặt tối nhất định mà người dùng phải được nhìn nhận một cách đầy đủ. Nếu người dùng giao bộ não của mình cho một cỗ máy mà không biết chắc hệ thống máy chủ có an toàn không, đó sẽ là viễn cảnh tồi tệ mà người dùng phải suy nghĩ nghiêm túc.
Ví dụ, khi chip được cấy vào não người, một tổ chức có thể đọc mọi suy nghĩ lướt qua của người dùng. Sau đó họ lên danh sách “những người có nguy cơ thành tội phạm” và coi đó là bằng chứng trước toà. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng chẳng có gì đảm bảo nó sẽ không xảy ra.
Để dễ hình dung, bạn có thể xem lại bộ phim Tin tặc: Thế giới ngầm năm 2016. Phim lấy bối cảnh thế giới loài người mất hoàn toàn quyền riêng tư do não bộ được trực quan hoá mọi thông tin. Để giảm tỷ lệ tội phạm, chính phủ đã cấy chip vào những đứa trẻ khi chúng vừa chào đời. Mọi thứ công dân thấy đều được lưu trữ trên đám mây và chính phủ có thể giám sát tất cả. Tuy nhiên, những kẻ xấu có thể truy cập vào hệ thống và làm chuyện xấu.
Video đang HOT
Viễn cảnh trong phim đã được hiện thực hoá bằng cỗ máy P300. Đây là thiết bị tín hiệu não đặc biệt, được cấy ghép sau đầu, có thể nhắc nhở não điều gì cần chú ý. Một ứng dụng phổ biến hơn được sử dụng từ thế kỷ trước là máy phát hiện nói dối Polygraph.
Những ví dụ này cho thấy cảnh báo về quyền riêng tư cuối cùng của con người có thể chấm dứt trong kỷ nguyên chip não là hoàn toàn có căn cứ. Công nghệ giao diện não – máy tính có thể đặt dấu chấm hết cho những bí mật thầm kín nhất của con người.
Ranh giới giữa người và AI
Vấn đề thứ hai thế giới phải đối mặt khi hợp nhất não người với máy tính là bằng cách nào phân biệt được một hành vi do não hay chip quyết định. Công nghệ xe tự lái là một ví dụ. Nếu chiếc xe liên quan đến một vụ tai nạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chủ xe hay nhà sản xuất cung cấp dịch vụ xe tự lái?
Trong phân tâm học, ba miền của tâm thức gồm: “cái tôi” (ego) còn gọi là bản ngã, “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego). Do nhiều yếu tố tác động bên ngoài, bản ngã thường bị kiềm chế bởi sự tự ý thức hay những ràng buộc xã hội. Tuy nhiên, máy móc không biệt được ba miền của tâm thức như não bộ. Nó có thể diễn giải những ham muốn vụt qua và hành động bốc đồng dẫn đến những tác động tai hại. Lúc này, ai sẽ chịu trách nhiệm và trách nhiệm là gì? Rõ ràng luật pháp đang đi sau công nghệ, trong khi những tác động của công nghệ lại quá lớn.
Và khi có gì đó không may xảy ra, các bên có thể viện lý do “thiết bị hỏng” làm “con dê tế thần”. Vì suy cho cùng, miễn nó là một thiết bị, nó có quyền được hỏng.
Những băn khoăn này lại dẫn đến một câu hỏi lớn hơn: Nếu bộ não có thể để máy móc “làm việc thay mình”, còn gì để chứng minh đó là một con người?
Khi giới thiệu hệ thống giao diện thần kinh máy tính – não, Musk nói: “Con người sẽ tiến đến một nền văn minh mới, nơi con người và AI sẽ sống vĩnh cửu”. Tuy nhiên, tỷ phú gốc Nam Phi đã quên rằng văn minh của loài người phải dựa trên loài người chứ không phải máy móc.
Nhà triết học Plutarch đã đặt ra một câu hỏi: “Nếu tất cả mảnh gỗ trên con thuyền Theseus của vua Athens bị thay thế dần cho đến khi tất cả gỗ không còn là gỗ ban đầu, đây có còn là con thuyền Theseus không?”.
Câu hỏi này được các nhà Nhân học hiện đại tiếp tục phát triển thành một vấn đề thời sự hơn: “Nếu mọi bộ phận trên cơ thể một người được thay thế, liệu người đó có còn là chính họ không?”.
Thực tế, các thí nghiệm trước đây đã cho thấy, khi các điện cực được cấy vào não người để kích thích sâu, một số người cảm thấy tính cách của họ thay đổi. Năm 2016, một bệnh nhân đã sử dụng máy kích thích não để điều trị chứng trầm cảm kéo dài bảy năm. Người này mô tả lại: “Não tôi đúng là hoạt động lại, nhưng cách tôi tương tác với mọi người có gì đó khá lạ. Tôi không chắc mình là ai”.
Công nghệ thần kinh có thể phá vỡ ý thức về “cái tôi” và sự chủ động của con người. Nó sẽ đe doạ đến bản chất của con người. Nếu giao diện máy tính – não thực sự như Musk nói, khi đó, liệu con người có còn là con người không?
Tương lai của công nghệ chip não
Công nghệ có thể bắt đầu từ những ý tưởng điên rồ nhưng không thể tách rời thực tế. Điều mà Musk và nhiều nhà khoa học đang hướng đến là giao diện não – máy tính có thể sửa đổi những hạn chế của con người. Musk nói về viễn cảnh con người có thể hợp nhất với AI, nhưng trước đó vài năm, chính ông cũng tuyên bố rằng AI quá nguy hiểm, nó sẽ đưa loài người đến diệt vong.
Thái độ tích cực của dư luận với giao diện não – máy tính là do những tác động tích cực của nó. Hầu hết các công ty, tổ chức nghiên cứu công nghệ thần kinh đều tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế, tiêu dùng và văn hóa. Trong đó, giáo dục và chăm sóc y tế được trú trọng hơn cả. Giao diện não – máy tính thực sự tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực y tế, chẳng hạn cấy ghép chip điện tử vào bộ khung xương nhân tạo để giúp bệnh nhân đi lại.
Tuy nhiên, khi công nghệ này còn trong giai đoạn khởi thuỷ, các quy định về đạo đức, luật pháp phải được hình thành để tránh những tác động không mong muốn.
Gao Xiaorong, Giáo sư khoa Kỹ thuật Y sinh của Đại học Thanh Hoa và là người đứng đầu Phòng thí nghiệm “Giao diện não – máy tính” của Trung Quốc, đã phát biểu tại “Hội nghị Robot thế giới năm 2019″ rằng: “Khi xem xét công nghệ giao diện não – máy tính từ góc nhìn đạo đức, ta nên lạc quan vì phần ‘người’ sẽ luôn chiến phần lớn. Tuy nhiên, phải đặc biệt thận trọng với các vấn đề nội bộ, như sao chép hoặc ghi mệnh lệnh vào bộ não”.
Vì sao hệ điều hành máy tính của Microsoft được đặt tên là Windows?
Câu trả lời thực ra đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.
Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được Microsoft trình làng vào năm 1985 và kể từ thời điểm đó cho tới nay sự hiện diện của hệ điều hành máy tính này đã trở nên đậm nét trong cuộc sống của rất nhiều người. Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao Microsoft lại đặt tên hệ điều hành của mình là Windows chưa?
Hệ điều hành máy tính trước đây thường tương tác với người dùng qua hệ thống câu lệnh.
Câu trả lời thực tế đơn giản hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Lý do Microsoft đặt tên hệ điều hành máy tính huyền thoại của mình là Windows đến từ việc nó hiển thị nội dung trên màn hình trong những cửa sổ (window) khác nhau.
Những hệ điều hành trước đó chỉ có giao diện cực kì đơn giản và tương tác với người dùng thông qua các dòng lệnh đơn thuần, mà mãi về sau giao diện tương tác người dùng đồ hoạ mới được bắt đầu phát triển. Xerox là một trong những công ty công nghệ đầu tiên triển khai điều này trên máy tính để bàn với giao diện tương tác được bằng chuột. Thế nhưng công ty này không thể đưa nó ra thị trường mà chỉ dừng lại ở áp dụng trong nội bộ công ty.
Giao diện người dùng Windows có yếu tố cốt lõi là những cửa sổ nội dung hiển thị.
Giao diện người dùng trên máy tính của Xerox dù vậy đã tạo cảm hứng cho giao diện của Apple trên máy tính Macintosh và sau đó cũng được Microsoft học hỏi. Ông lớn vùng Redmond gắn bó với hệ điều hành tương tác qua câu lệnh MS-DOS cho đến những năm 80 của thế kỉ trước.
Hệ điều hành có giao diện đồ hoạ đầu tiên của hãng này ra mắt năm 1985 với tên gọi Windows 1.0 - tên mã nội bộ là Interface Manager. Tên gọi Windows được lựa chọn bởi hệ điều hành của Microsoft xoay quanh những khung nội dung hình chữ nhật hiển thị trên màn hình. Nó được duy trì đến tận ngày nay và tên gọi Microsoft Windows cũng vậy.
Trình duyệt riêng tư không cung cấp cho người dùng nhiều quyền riêng tư Trình duyệt riêng tư có vẻ bí mật và tương tự như web ẩn danh, tuy nhiên, trên thực tế, cài đặt đặc biệt này chủ yếu là để ẩn các hoạt động của người dùng khỏi những người khác sử dụng cùng một máy tính. Nhà phát triển Firefox Mozilla giải thích rằng trang web và dịch vụ trực tuyến vẫn có...