Giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng chưa từng có tại Singapore
Dịch Covid-19 đã tăng tốc đáng kể việc chuyển sang thế giới không dùng tiền mặt tại Singapore với tăng trưởng chưa có tiền lệ về số lượng giao dịch thanh toán điện tử.
Ảnh minh họa: Straits Time
Không chỉ nhiều người mua đồ thiết yếu bằng ứng dụng và trả tiền qua thẻ hơn, họ còn không dùng tiền mặt tại các quầy tính tiền ở siêu thị, cửa hàng ăn uống. DBS Bank, ngân hàng lớn nhất Singapore, cho biết số lượng giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng gần gấp đôi trong ba tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, giao dịch rút tiền mặt và tiền gửi giảm tới 11% trong cùng kỳ. Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận. Từ năm 2017, tỉ lệ giảm giao dịch tiền mặt thường giao động 5%.
Giám đốc DBS Singapore Jeremy Soo cho biết khủng hoảng Covid-19 gây khó khăn cho nhiều người nhưng một điểm tích cực là nó trở thành chất xúc tác để chuyển đổi sang phi tiền mặt do mọi người không ra ngoài. Ba tháng đầu năm 2020, DBS chứng kiến 100.000 khách hàng lần đầu chi tiêu trực tuyến. Họ là những đối tượng nhận ra có cách khác để thanh toán và tránh được nhiều bất tiện.
Khoảng 30% những khách hàng này trên 50 tuổi, trong khi giao dịch không dùng tiền mặt trên cả trực tuyến lẫn giao đồ ăn tận nơi đều tăng từ 30% đến 40%.
Video đang HOT
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với ngân hàng Overseas Bank (UOB) và OCBC Bank. Aaron Chiew, Giám đốc phụ trách bán lẻ di động và điện tử của UOB, cho hay mua sắm đồ tạp hóa qua mạng bằng thẻ đã tăng 44% trong ba tháng đầu năm so với một năm trước đó. Lượng giao dịch thương mại điện tử và đặt đồ ăn trực tuyến tăng 41% và 36% tương ứng trong cùng kỳ.
Với OCBC, chi tiêu khách hàng tăng 50% đối với dịch vụ giao đồ ăn và xem video, nghe nhạc trực tuyến trên Netflix, Spotify… Chi tiêu cho mua hàng tạp hóa qua mạng tăng gấp đôi dù tổng số tiền mua sắm trực tuyến giảm khoảng 10%, theo Giám đốc thẻ OCBC Vincent Tan. Theo ông, Covid-19 ảnh hưởng đến chi cho du lịch, hàng không, vốn là các lĩnh vực có giá trị giao dịch trung bình cao.
Cleo Tay, 26 tuổi, cho biết cô bắt đầu mua hàng qua mạng vì không thể đi ra ngoài hoặc muốn làm việc tại nhà. Cô đang dùng các ví điện tử như DBS PayLah và GrabPay cũng như thẻ ghi nợ POSB.
Các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan làm giảm đáng kể lượng khách đến giao dịch tại ngân hàng và khiến nhiều người giảm lệ thuộc vào tiền mặt. Theo DBS, số khách đến các chi nhánh giảm khoảng 50%, còn UOB đóng cửa 1/3 chi nhánh trong thời gian này.
Nếu như giao dịch rút tiền mặt và tiền gửi giảm, số lượng giao dịch PayNow lại tăng gần gấp đôi tại OCBC và DBS trong ba tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019. PayNow là dịch vụ cho phép khách hàng chuyển tiền đến người khác ngay lập tức bằng số di động hoặc số thẻ căn cước.
Ông Soo dự đoán khách hàng sẽ không quay lại các phương thức chi tiêu và ngân hàng cũ ngay cả khi cuộc sống trở về bình thường. Nếu họ cảm thấy trải nghiệm an toàn, nhanh chóng, tốt, không có lý do gì để bỏ thanh toán qua mạng và dùng lại phương thức cũ.
Du Lam
BlockMax giới thiệu giải pháp dùng blockchain để chuyển đổi các loại tiền mã hóa
Đứng trước nhu cầu giao dịch trực tuyến tại Việt Nam ngày càng sôi động, startup công nghệ BlockMax đã giới thiệu một số giải pháp sử dụng công nghệ blockchain để tự động hóa chuyển đổi các loại tiền mã hóa và thẻ thanh toán cho nhiều lĩnh vực.
Tại lễ hội công nghệ tài chính FinTech Festival lớn nhất toàn cầu tổ chức tại Singapore cuối năm 2019, BlockMax lần đầu trình diễn hai sản phẩm nổi bật của mình là ví Blockchain xuyên chuỗi có thể tự động hóa chuyển đổi các loại tiền tệ mã hóa và thẻ OCBMaster dự kiến có thể dùng để thanh toán cho nhiều lĩnh vực thông qua hợp tác với hệ thống ngân hàng.
Theo Blockmax, giao dịch trực tuyến tại Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bài toán khó đặt ra là cơ chế bảo mật hiện còn đang rất yếu dẫn đến sự không an toàn thông tin cá nhân và thẻ tín dụng. Rất may mắn, BlockChain là một giải pháp bảo mật dữ liệu trực tuyến tối ưu nhất hiện nay của thế giới đã giải quyết được nhu cầu này.
Nhờ các ưu điểm vượt trội như không thể làm giả hay phá hủy cấu trúc thông tin đã được mã hóa, minh bạch trong giao dịch, tối ưu hóa tốc độ thanh toán..., công nghệ blockchain đã và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới bởi các hãng công nghệ đình đám như Uber, AirBnB, BitCoin.
Tuy nhiên, tốc độ ứng dụng công nghệ blockchain ở Việt Nam hiện nay đang bị hạn chế bởi sự trì trệ của các doanh nghiệp, một phần vì giới hạn tài chính và nhân lực cho việc đầu tư công nghệ hóa hệ thống hoạt động.
BlockMax tham gia sự kiện công nghệ fintech ở Singapore cuối năm ngoái
Đó là bối cảnh để Blockmax ra mắt thị trường với tư thế là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào công nghệ bảo mật blockchain trong thanh toán thương mại điện tử bằng sản phẩm OCB MasterCard tại Việt Nam và ví blockchain xuyên chuỗi có thể tự động hóa chuyển đổi các loại tiền tệ mã hóa.
BlockMax, ra đời năm 2018, đã nhận được nguồn vốn đầu tư từ Manta. Việt Nam là quốc gia tiếp theo sau Singapore, Đài Loan được Blockmax lựa chọn xây dựng đội ngũ phát triển và đưa ứng dụng blockchain vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2019, BlockMax đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược cùng đồng hành phát triển với Maybank Singapore để phát triển công nghệ bảo mật thanh toán trực tuyến cho hệ thống banking và kết nối với nhiều ứng dụng khác như các loại ví Mibivi, Payoo, Momo.... trong năm 2020.
Trong thời gian tới, startup này dự kiến sẽ đầu tư vào hệ thống thanh toán trực tuyến tự động bao gồm thẻ Master Card, ví điện tử và hệ sinh thái đi kèm tại thị trường Việt Nam với mục tiêu giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn thông qua việc hợp tác với các ngân hàng trong nước.
Theo VN Review
Grab và Hyundai khai trương dịch vụ taxi điện tại Indonesia Công ty đặt xe công nghệ Grab và hãng sản xuất xe ô tô Hyundai (Hàn Quốc) vừa giới thiệu dịch vụ GrabCar Electric tại Indonesia nhằm hỗ trợ chương trình phát triển xe điện (EV) của chính phủ nước này. Biểu tượng Grab tại văn phòng ở Singapore ngày 24/9/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN Mẫu xe được sử dụng là Hyundai IONIQ EV...